Cổ vật quý trong ngôi nhà gỗ của vị quan triều Nguyễn ở Hà Nam
Trong nhà cổ ở làng Vị Hạ (Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam) của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến còn lưu giữ nhiều cổ vật quý giá.
Sau khi từ quan, Nguyễn Khuyến (1835 – 1090) về quê nội ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương (xưa là xã Yên Đổ) Bình Lục, Hà Nam cho đến khi tạ thế. Ngôi nhà của cụ nay trở thành điểm đến thăm quan của nhiều du khách.
Khu nhà Nguyễn Khuyến được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991.
Cổng vào nhà Tam Nguyên Yên Đổ có ba chữ nho “Môn Tử Môn” ở trên. Ba chữ này có nghĩa là cửa ra vào của học trò. Đây là một lời răn dạy của Nguyễn Khuyến về đạo thầy – trò. Trước khi vào nhà thầy, cho dù là quan lớn hay thứ dân đều phải tuân thủ đúng lễ nghĩa. Cổng nguyên bản nhuốm màu rêu phong, cổ kính, làm từ gạch và xi măng. Sau này, đã được trùng tu, sơn lại màu xanh.
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, cháu đích tôn đời thứ 5 của nhà thơ Nguyễn Khuyến, khu nhà cổ được dựng theo lối kiến trúc: Ngoài là nhà đại tế, trong là hậu cung.
Hiện nhà hậu cung được dùng làm nơi thờ cụ Nguyễn Khuyến.
Bát hương trên ban thờ cụ là cổ vật do vua nhà Mạc ban cho tổ đời thứ 10 của Nguyễn Khuyến. Đây là cổ vật quý giá, được gia tộc Nguyễn Khuyến lưu giữ. Trên thân bát hương khắc 4 chữ Nôm và có biểu tượng hình rồng, phượng – tượng trưng cho sự cao quý.
Câu đối cụ Nguyễn Khuyến tự viết. Khác với các câu đối sơn son, thiếp vàng ở các gia đình giàu có thời xưa, cụ dùng thân cây dừa bổ đôi, nạo rỗng ruột, phơi khô rồi khắc chữ lên. Mỗi nửa cụ khắc 1 câu đối.
Video đang HOT
Bức cuốn thư treo ngay cửa ra vào là món quà mà cụ Dương Khuê – bạn thân cụ Nguyễn Khuyến tặng (người bạn xuất hiện trong bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến).
Cửa bức bàn – loại cửa phổ biến trong các ngôi nhà ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ xưa.
Sau kỳ thi Tân Mùi (1872) cụ đã đỗ đầu 3 khoa, vua Tự Đức ban cho cụ hai tấm bảng “Ân tứ vinh quy” và “Nhị giáp tiến sĩ” để cụ trở về quê hương vinh quy bái tổ.
Bức ảnh cụ Nguyễn Khuyến chụp tại Huế khi đỗ đạt.
Phía trước nhà hậu cung thờ cụ Nguyễn Khuyến là ngôi nhà tiếp khách (đại tế) 7 gian được Nhà nước trùng tu năm 2004.
Nhà tiếp khách của cụ Nguyễn Khuyến ban đầu có lưỡng long chầu nguyệt và 9 bậc thềm. Năm 2004, khi tôn tạo, gian nhà này chỉ còn lại 3 bậc.
Đối diện nhà tiếp khách là con lạch nhỏ tượng trưng cho cây bút lông …
…và cái ao rộng 1,3 mẫu – biểu trưng cho nghiên mực của các nhà nho xưa. Ông Tùng cho biết, do biến động về lịch sử, chiếc ao này đã thu hẹp so với trước. Cái ao nằm trong tính toán phong thủy của cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Do cụ mệnh Hỏa nên trấn trạch hai thủy một hỏa để cân bằng âm dương. Hai thủy gồm cái ao lớn có bờ cỏ thẳng ngăn ở giữa rồi đến cái lạch nước.
Ông Tùng chia sẻ, sen trồng ở ao hiện nay là loại sen Phật, nở hoa quanh năm. Loại sen này có đặc trưng: Hoa to, mùi thơm ngát, có đầy đủ nhụy, đài… nhưng không có hạt. Cách đây 3 năm, ông đổi một giò phong lan giá 14 triệu để lấy giống hoa này về. Từ đó, quanh năm gia đình đều có hoa dâng lên ban thờ.
Bia đá khắc bài “Thu Điếu” của nhà thơ Nguyễn Khuyến bằng chữ Nôm, chữ Quốc ngữ và tiếng Anh.
Nguyễn Khuyến, tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn, tự Miễn Chi. Ông sinh ở quê mẹ, làng Văn Khê, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định nhưng lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo (cha ông đỗ ba khóa tú tài, dạy học), bản thân Nguyễn Khuyến thông minh, chăm học và học giỏi.
Năm 1864, ông đỗ đầu thi Hương (Giải nguyên) ở trường Nam ịnh; năm 1871, ông đỗ Hội nguyên và tiếp tục thi ình đỗ ình nguyên. Từ đó, người ta gọi ông là “Tam Nguyên Yên ổ” (tức người làng Yên Đổ đỗ đầu 3 kỳ thi).
Làm quan vài năm, cụ từ quan về Hà Nam làm nghề dạy học.
Các sáng tác của Nguyễn Khuyến hầu hết được làm sau khi từ quan, hiện còn khoảng hơn 400 bài, gồm thơ, văn, câu đối bằng chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó nổi bật là bài “Thu Điếu”.
Về Huế tìm nơi lưu giữ dấu ấn triều đại vàng son
Vùng đất cố đô lưu giữ nhiều kiến trúc cổ với niên đại nghìn năm thu hút du khách ghé thăm để tìm lại một thời đã qua.
Ôm vào lòng chiều dài lịch sử dân tộc, cố đô Huế mang trong mình sự bình lặng vốn có của một miền di sản thiêng liêng. Du khách đến Huế không chỉ thưởng thức cảnh đẹp lãng mạn, thơ mộng mà còn muốn tìm hiểu về những vết tích còn lại của Đại Nội Huế, chốn cung đình xưa cũ của triều đại cuối cùng ở Việt Nam.
Nằm bên dòng sông Hương, nơi đây là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế, được UNESCO công nhận Di sản Văn hoá Thế giới. Tới đây, bạn sẽ tìm thấy nhiều dấu ấn đặc sắc của triều đình nhà Nguyễn từ hàng trăm năm trước.
Đại Nội Huế bao gồm Hoàng Thành (nơi vua thiết triều và làm việc) và Tử Cấm Thành (nơi sinh hoạt của vua và hoàng tộc). Là công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam, Đại Nội Huế có quá trình xây dựng kéo dài 30 năm với hàng vạn người thi công cùng hàng loạt các công việc như lấp sông, đào hào, đắp thành...
Khối lượng đất đá xây dựng được ước tính hàng triệu mét khối. Trải qua bao thăng trầm và biến cố, công trình kiến trúc Đại Nội Kinh thành Huế vẫn còn vẹn nguyên và trở thành điểm du lịch hút khách hàng đầu của miền đất cố đô.
Lăng tẩm các vị Hoàng đế là nơi bạn nên đặt chân đến một lần để cảm nhận sự uy nghiêm một thời kỳ. Tới lăng Khải Định, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh.
Lăng Minh Mạng, còn gọi là Hiếu lăng, do vua Thiệu Trị cho xây dựng từ năm 1840-1843 để chôn cất vua cha Minh Mạng. Lăng nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng. Đây là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km.
Lăng Tự Đức được chính vua Tự Đức cho xây dựng khi còn tại vị. Trong quần thể công trình kiến trúc này, nơi chôn cất vua Tự Đức ở một thung lũng hẹp, nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên Vạn Niên Cơ, sau đó đổi thành Khiêm Cung.
Sau khi vua Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng. Công trình có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.
Đến với Huế, bạn sẽ được quay ngược quá khứ, lạc vào chốn cung đình cổ xưa, tìm về giá trị nhân văn và lắng lại một thời đại lịch sử vàng son đúng nghĩa.
Khám phá vẻ đẹp cổ kính của 5 thư viện tráng lệ nhất thế giới Không chỉ là nơi lưu giữ kho tàng tri thức nhân loại, 5 thư viện lâu đời nhất thế giới dưới đây còn là những kiệt tác kiến trúc cổ điển, tráng lệ. Ảnh: shutterstock. Được xây dựng từ năm 1776, Thư viện Admont Abbey là một trong những tu viện lâu đời nhất còn tồn tại ở Áo. Đây là thư viện...