Cô trò lớp 1 chật vật với chương trình mới, vì đâu?
Tròn 1 tháng dạy học chương trình, sách giáo khoa lớp 1 mới, Bộ GD-ĐT đã phải ra văn bản ‘tăng cường chỉ đạo’.
Giáo viên và học sinh lớp 1 đã trải qua 1 tháng học theo chương trình mới – NGỌC DƯƠNG
Các giáo viên và cán bộ quản lý địa phương cũng đưa ra những nguyên nhân khiến chương trình lớp 1 “bị kêu”.
Môn tiếng Việt khó hơn
Trao đổi với PV Thanh Niên, các giáo viên (GV) đều có chung nhận định sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới có những ưu điểm so với sách cũ. Sách trình bày, thiết kế đẹp hơn, kênh hình kênh chữ bắt mắt và phong phú, nhiều màu sắc hơn, thiết kế nhiều hoạt động phù hợp với tâm lý lứa tuổi…, do vậy học sinh (HS) rất hứng khởi. Hầu hết GV đều cho rằng nhìn tổng thể mức độ cần đạt khi kết thúc chương trình không cao hơn so với chương trình cũ, nhưng tiến độ chương trình môn tiếng Việt lớp 1 mới nhanh hơn, yêu cầu cao hơn là một thực tế không thể phủ nhận.
Cô Nguyễn Quỳnh Nga, GV Trường Marie Curie (Hà Nội), phân tích: Với môn tiếng Việt, sự quá tải trước hết ở thời lượng, thời gian học tiếng Việt rất nhiều, liên tục cũng gây quá tải cho HS. Theo chương trình mới, HS học 12 tiết tiếng Việt/tuần, gấp 4 lần môn toán và chỉ còn tổng 20 tiết cho các môn học và hoạt động giáo dục còn lại. Chương trình cũ thì tiếng Việt 10 tiết, toán 4 tiết còn hiện nay thì tiếng Việt 12 tiết mà toán chỉ có 3 tiết/tuần.
Yêu cầu cũng cao hơn so với chương trình cũ. Tuần 2 – 3, HS đã phải đọc câu dài, tiếp theo là viết bảng con cũng phải viết nhiều âm, nhiều vần, nhiều từ. Tuần thứ 2 đã bắt đầu có bài viết chính tả nhìn viết.
Trong phần bài tập, ngay từ tuần 2 đã có bài tập trắc nghiệm, nếu HS chưa biết đọc thì rất khó vì các em sẽ phải đọc rất lâu để khoanh đáp án. Vở tập viết đi kèm SGK mỗi bài vừa dài vừa khó. HS vừa mới học các con chữ thì đã phải nối vào để tạo thành các tiếng, các từ. Nhiều HS chưa nắm được độ cao, độ rộng của con chữ đã phải viết các nét nối nên khó cho các em và các cô dạy cũng rất chật vật.
Theo chương trình cũ thì đến hết tuần thứ 4 mới học ở phần âm thì hiện nay đến tuần thứ 5 là đã sắp hết phần âm và chuyển sang phần vần. Với tâm lý lứa tuổi của HS lớp 1 thì một ngày học nhiều âm, nhiều vần cũng gây quá tải chứ chưa nói kiến thức đó là khó hay dễ.
Năm nay, nhận lớp 1 tôi thấy vất vả hơn mọi năm. GV lớp 1 chúng tôi vừa phải rèn nền nếp học cho các con, vừa phải dạy cho kịp bài, cũng cảm thấy có phần áp lực
Cô Phạm Phương Chi, Trường tiểu học Ngọc Khánh (Q.Ba Đình, Hà Nội)
Cô Phạm Phương Chi, GV chủ nhiệm lớp 1A5, Trường tiểu học Ngọc Khánh (Q.Ba Đình, Hà Nội), cũng cho rằng phần tiếng, từ mới hợp lý, phù hợp với HS. Tuy nhiên, phần đọc đoạn dài hơi quá sức cho các con. Việc đưa mẫu chữ in hoa vào ngay từ những bài đầu và giới thiệu 3 mẫu chữ trong 1 bài đọc làm cho HS dễ bị lẫn.
Video đang HOT
Học sinh không được chuẩn bị kỹ do dịch Covid-19
Hầu hết GV đều chung nhận định dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tâm thế sẵn sàng vào lớp 1 của lứa HS năm nay.
Cô Phạm Phương Chi chia sẻ: “Năm nay, nhận lớp 1 tôi thấy vất vả hơn mọi năm. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thời gian cuối ở cấp mầm non, các con chưa được rèn luyện nhiều, không được làm quen với bảng chữ cái. Năm nay, các con cũng không được đến trường làm quen trước với nếp học lớp 1 trước khai giảng. GV lớp 1 chúng tôi vừa phải rèn nền nếp học cho các con, vừa phải dạy cho kịp bài, cũng cảm thấy có phần áp lực”.
Cô Nguyễn Quỳnh Nga cũng cho rằng: “Nếu theo thiết kế chương trình lớp 1 mới thì buộc HS phải nhận biết bảng chữ cái từ mầm non. Trong khi đó, do dịch Covid-19 nên trẻ mầm non 5 tuổi không được đến trường đủ thời gian như năm trước, khiến cho việc học lớp 1 của lứa HS năm nay khó khăn hơn”.
Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến cũng cho biết dịch Covid-19 khiến HS vào lớp 1 khi chưa được học đầy đủ chương trình mầm non 5 tuổi là một nguyên nhân gây ra những bất cập kể trên. ( còn tiếp)
“Dạy học sinh lớp 1 là không thể nóng vội được”
Lãnh đạo Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT, cho rằng việc thiết kế chương trình lớp 1 với thời lượng môn tiếng Việt tới 12 tiết/tuần là nhằm mục đích giúp HS “đọc thông viết thạo càng nhanh càng tốt” để có thể học các môn khác. Tuy nhiên, một số chuyên gia giáo dục tiểu học cho rằng cần phải tính đến khả năng “chịu tải” và tâm lý lứa tuổi lớp 1. Chuẩn kiến thức trong chương trình có lộ trình nhất định. “Do vậy, việc dạy HS lớp 1 là không thể nóng vội được”, một lãnh đạo phụ trách tiểu học cấp sở nói.
Tuyết Mai
Luyện đọc rất khó với lớp sĩ số đông
Nhận xét về chương trình lớp 1 năm nay, cô Bùi Thị Tuyết Trinh, GV Trường tiểu học ICS (Q.2, TP.HCM), cho biết bản thân cô không gặp quá nhiều áp lực với bộ sách này nhưng vẫn thừa nhận dạy không kịp nếu bám theo chương trình.
Đặc biệt, với chương trình mới, HS được học phần tập đọc rất sớm. Với chương trình trước đây, khi học gần hết phần đọc vần HS mới chuyển qua phần tập đọc, còn bây giờ ngay trong phần học vần các em đã có phần tập đọc với những đoạn khá dài. Với những lớp ít HS, 30 – 35 em, thì GV có thể luyện đọc tốt cho HS, còn với những lớp 40 đến trên 50 HS thì rất khó. “Lượng từ vựng rất lớn, mỗi bạn đứng lên đọc một lượt đã rất lâu, nếu lớp đông thì không phải em nào cũng được đứng dậy đọc hay được GV chỉnh sửa ngay tại lớp”, cô Trinh nói.
Nguyễn Loan
Chương trình lớp 1 mới: Giáo viên mệt nhoài dạy học và... nghe điện thoại phụ huynh
Học sinh nông thôn không đi học trước cũng không được bố mẹ hướng dẫn nên đi học vài tuần vẫn viết ngược số, ngược chữ cái mà chương trình thì vẫn cứ chạy rất nhanh và nhiều.
(Ảnh minh hoạ)
Là giáo viên dạy lớp 1, khi thấy những than phiền trên mạng xã hội của phụ huynh có con đi học cho rằng chương trình môn Tiếng Việt quá nặng so với năm trước, tôi rất chia sẻ với tâm lý này.
Cũng có ý kiến cho rằng, chương trình không nặng như ý kiến các phụ huynh đã nêu, lỗi là ở giáo viên chưa biết điều tiết chương trình, ép học sinh học nhiều... Lại có ý kiến cho rằng còn quá sớm để đánh giá chương trình có nặng hay không, thậm chí có ý kiến lại đổ lỗi cho bố mẹ học sinh tạo áp lực lên con quá...
Dường như mọi ý kiến đều có căn cứ xác đáng nhưng với tư cách là một giáo viên đang dạy lớp 1 ở một vùng nông thôn của tỉnh Vĩnh Phúc tôi chỉ xin nêu những vấn đề, những công việc mà bản thân những giáo viên đứng lớp như chúng tôi đang ngày ngày đối diện.
Năm học này, tôi được giao nhận lớp 1 với sĩ số 35 học sinh. Bộ sách được nhà trường lựa chọn dạy được đánh giá là nhẹ nhất trong số 5 bộ sách được áp dụng trong năm học này.
Tuần đầu tiên tôi kiểm tra bảng chữ cái nhưng chỉ có 15/ 35 học sinh nhận diện được tất cả các chữ cái, các học sinh còn lại chưa nhận biết được. Đầu vào học sinh như thế đã là một "lực cản" lớn đối với tôi.
Hết tuần đầu tiên có học sinh chưa viết đúng nét ngang và nét sổ thẳng chứ chưa nói đến các nét khó.
Theo kế hoạch 5 tiết làm quen với các nét cơ bản, các chữ số, bảng chữ cái, dấu thanh, yêu cầu học sinh biết đọc hết các chữ cái, nhận biết số và dấu thanh khiến cho cả giáo viên và học sinh khổ sở vật lộn với tuần đầu tiên khi các em chưa được học trước chữ (theo đúng quy định của Bộ không dạy trước lớp 1).
Nhiều học sinh vào tuần 1 giáo viên không cầm tay không viết nổi hình chữ cái. Ấy thế mà, sách giáo khoa từ bài chữ "B b" tiết 3,4 tuần 2 học sinh đã phải viết được từ 1 tiếng, từ 2 tiếng. Chương trình Tiếng Việt nặng, học nhanh khiến nhiều học sinh kĩ năng đọc, viết chậm càng thêm chậm.
Mặc dù Bộ giải thích giáo viên được chủ động trong việc dạy nhưng khung chương trình quy định cứng môn Tiếng Việt học 12 tiết/tuần. Hiện tại học 2 âm/1 bài ở 2 tiết, 1 tuần học sinh học từ 6- 10 âm mới. Những học sinh chưa đi học chữ trước thực sự gặp khó khăn để các em đọc, viết.
Chương trình yêu cầu hết kì 1 học sinh học hết các vần, dựa theo phân phối chương trình 12 tiết Tiếng Việt/ tuần thì hợp lí, tuy nhiên thực tế năng lực học sinh lại thì có lẽ chưa phù hợp, ở tuần 8 (cuối tháng 10) đã có bài 4 vần trong 1 bài 2 tiết.
Với tốc độ 1 tuần các con phải học từ 13 đến 15 vần mới, các con liệu có ghi nhớ được hết các âm, vần mới hay không và liệu chương trình mới đang giảm tải hay tăng tải?
Đặc biệt, trong sách Tiếng Việt dành cho buổi 2 có dạng bài tập nối hình với chữ cái hay dấu thanh ở tuần 1.
Tuy nhiên học sinh lớp 1 nhiều em chưa có khả tự năng phân tích tiếng để biết trong tiếng đó có âm hay dấu thanh đó hay không. Chẳng hạn có học sinh đánh vần tiếng "cà": cờ - a -ca- huyền - bà.
Vậy thay vì cho hình không thì có thể cho thêm chữ để học sinh nhận biết chữ cái và dấu thanh.
Học sinh nông thôn không đi học trước cũng không được bố mẹ hướng dẫn nên đi học vài tuần vẫn viết ngược số, ngược chữ cái mà chương trình thì vẫn cứ chạy rất nhanh và nhiều.
Không chỉ dừng lại ở một môn Tiếng Việt với chương trình học nặng, khi đặt môn Tiếng Việt trong mối liên kết với môn học khác cũng chưa có sự thống nhất.
Theo đó, khi Tiếng Việt tuần 3 học sinh chưa học âm "nh" và các vần thì Vở bài tập Toán đã yêu cầu học sinh điền từ "nhiều hơn" hoặc "ít hơn" vào chỗ chấm.
Thực tế việc nhìn chép kí tự của học sinh đầu lớp 1 chưa tốt, khả năng viết lại tên của bản thân còn kém vậy yêu cầu học sinh viết lại từ "nhiều hơn" và "ít hơn" vào chỗ chấm khá khó cho học sinh ở tuần 3.
Vậy là, giáo viên chúng tôi cả buổi đứng dạy, đến giờ ra chơi thì lại ngồi lại lớp viết mẫu hướng dẫn các em chưa biết viết số, chữ cái.
Còn trong giờ học thì tôi khô cổ, rát họng, quên thời gian đi uống nước, đi vệ sinh để hướng dẫn các em. Bởi vì học sinh lớp một lại ở vùng quê, các em vẫn quen với nếp sinh hoạt tự do, chưa tập trung học.
Thường thì trong những tiết học đầu năm, ngoài chuyện dạy các em học thì tôi còn phải hướng dẫn nhiều vấn đề khác, uốn nắn tác phong, rèn kỷ luật lớp học. Ví dụ, đang giờ học, các con thưa gửi các chuyện xích mích với nhau, hoặc chốc chốc lại có bạn xin đi vệ sinh... Mặc dù ngay từ đầu, tôi đã dặn các em không đi vệ sinh trong giờ học nhưng các em vẫn chưa quen. Thậm chí, có em đi vệ sinh mãi không thấy trở lại khiến tôi lại phải đi tìm. Hoá ra trên đường đi,en ấy tranh thủ ngó nghiêng các lớp khác mà chậm chễ quay lại lớp học.
Giáo viên lớp một luôn vất vả hơn các khối lớp khác ở bậc tiểu học, nay lại thêm chương trình nặng khiến ngày nào chúng tôi cũng mệt nhoài.
Hết giờ dạy về nhà tưởng được nghỉ lại là thời gian nghe điện thoại, trao đổi với phụ huynh. Người thì trăm sự nhờ cô, người khác lại lo sốt vó khi con chậm biết đọc, biết viết, lại có người dằn hắt sao cô bắt con học nhiều thế... Có những tối tôi chỉ nghe điện thoại thôi cũng đã thấy mệt rồi chứ đừng nói còn phải trả lời, phải giải thích. Có ai thấu hiểu cho chúng tôi?
Giáo viên lớp 1 phải dạy chay chương trình mới vì thiếu đồ dùng Ngành giáo dục cần có giải pháp để giáo viên có đồ dùng dạy và học sinh có đồ dùng học, tránh tình trạng nội dung chương trình đã nặng mà còn phải dạy-học chay. Ảnh minh họa Học sinh lớp 1 đã vào học được 4 tuần nhưng hiện nay các trường học ở nhiều địa phương vẫn xảy ra tình trạng...