Cô thủ thư 8 năm chống chọi bệnh hiếm, tỉ mẩn ‘vá’ từng cuốn sách cho học trò
Dù phải chống chọi với căn bệnh quái ác, nhưng gần 8 năm nay, cô Ly thủ thư vẫn ngày qua ngày cần mẫn, tỉ mẩn khâu vá, sửa từng cuốn sách cho học trò.
Video: Cô thủ thư 8 năm chống chọi với bệnh lạ, vá từng cuốn sách cho học trò
Ngày cô Lê Thị Quỳnh Ly (36 tuổi, thị trấn Phú Hoà, Chư Păh, Gia Lai) về công tác tại trường Tiểu học Ia Nhin ( huyện Chư Păh) thư viện trường còn đơn sơ lắm, không có cuốn sách, cuốn truyện nào mới.
Mấy đứa học trò cứ phải chia nhau ra đọc, có nhóm túm tụm lại đọc chung một cuốn. Thương những đứa trẻ vùng cao thiếu thốn, cô Ly thường xuyên tận dụng những cuốn sách cũ sửa lại cho lành lặn. Từ kệ sách vỏn vẹn vài chục cuốn, cô huy động các giáo viên trong trường cũng như bạn bè ủng hộ góp vào, số sách cứ thế mà được nhân lên.
Hàng ngày cô Ly vẫn tỉ mỉ sửa sách cho học trò như một thói quen. (Ảnh: Hiền Mai)
Đến bây giờ, thư viện trường được đầu tư hơn, sách truyện mới cũng nhiều hơn, cô Ly vẫn giữ thói quen hễ thấy ở đâu có sách người ta không dùng tới thì lại xin về, sửa lại ngay ngắn cho học sinh đọc. Hình ảnh cô thủ thư ngồi tỉ mỉ dùng kim chỉ khâu lại từng trang sách in sâu trong tâm trí giáo viên và học sinh của ngôi trường này.
“Thực ra bây giờ để tìm những cuốn truyện ngụ ngôn ngày xưa cho các em đọc không phải dễ nên tôi rất quý những cuốn sách, cuốn truyện cũ và tôi cũng mong các em học sinh cảm thấy như vậy”, cô nói. Bên cạnh việc vá sách cho học trò, cô Ly còn xây dựng kế hoạch đề xuất Ban giám hiệu cho cải tạo lại thư viện, xây dựng môi trường đọc cho học sinh.
Luôn vui vẻ và hết mình vì học sinh, nhưng ít ai biết gần như đêm nào cô cũng chịu nỗi đau khi chịu đựng căn bệnh lạ – u bạch cầu hạt ái toan.
Một ngày cuối năm 2013, khi con trai đầu lòng vừa tròn 8 tháng, cơ thể cô bắt đầu có dấu hiệu của căn bệnh lạ. Cô đi hết TP.HCM đến Hà Nội, mỗi nơi khám ra một bệnh khác nhau và không ai tìm ra được bệnh gì. Thế rồi từ xương hàm đến cột sống, rồi cả trên đầu của cô cứ thế bị ăn mòn. Năm 2016, người ta mới phát hiện ra căn bệnh của cô là u bạch cầu hạt ái toan, bệnh hiếm gặp ở nước ta.
Kinh tế eo hẹp, và muốn gần các con được ngày nào hay ngày ấy, nên cô Ly khước từ đề nghị trở thành bệnh nhân thí điểm cho loại thuốc mới, dù biết nếu đồng ý thì vẫn hy vọng là bệnh tình được chữa khỏi. Nhưng chị trở về nhà và làm tiếp công việc thủ thư.
Tâm sự của cô Lê Thị Quỳnh Ly. (Ảnh: Hiền Mai)
“Nhìn mấy đứa nhỏ túm tụm đùa vui ở góc thư viện như liều thuốc giúp tôi mạnh mẽ vượt qua đau đớn của bệnh tật”, cô nói. Với cô, những ngày đến trường, được đọc sách, chơi đùa với các em là cô cảm thấy yêu đời trở lại.
Cô Hoàng Thị Thu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ia Nhin, cho biết, n gày cô L y về trường, cô liên tiếp đề xuất việc cải tạo thư viện cho học sinh và bản thân cô Thu bị thuyết phục bởi những kế hoạch mà Ly đề ra. “Thư viện một tay Ly dựng lên những cái kệ, sắp đặt từng cuốn sách, cuốn truyện, đồ chơi cho học trò. Khi biết Ly mang trong mình căn bệnh quái ác, tôi thương một mà cảm phục Ly mười”, cô Thu nói.
Sắp có thư viện trường học hiện đại ở Hà Nội
Dự kiến năm 2022, thư viện trường học trong khu đô thị Ciputra đi vào hoạt động với diện tích 1.500 m2, khoảng 150.000 đầu sách, 50.000 đầu báo, tạp chí, sách điện tử bản quyền.
Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy, Hà Nội vừa ra mắt dự án xây dựng trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Tây Hồ đặt nằm trên khu đất rộng 1,4 ha ở khu đô thị Ciputra, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Ngôi trường với tổng mức đầu tư hơn 800 tỷ đồng này dự kiến được hoàn thành năm 2021, đưa vào sử dụng năm 2022.
Điểm nhấn của trường chính là thư viện và phòng đọc rộng tới 1.500 m2 được thiết kế tiêu âm nhằm mang lại không gian yên tĩnh cho việc học tập và nghiên cứu.
Thư viện có khoảng 150.000 đầu sách, 50.000 đầu báo, tạp chí... với tổng đầu tư hơn 10 tỷ đồng.
Ngoài ra, thư viện còn được trang bị máy tính iMac, máy tính bảng cùng kho dữ liệu sách điện tử bản quyền của Amazon. Khi đi vào hoạt động, thư viện sẽ mở cửa 7 ngày/tuần, kể cả Chủ nhật.
Học sinh của trường được sử dụng thư viện miễn phí, còn phụ huynh và cư dân ở khu Ciputra sẽ nộp một khoản phí nhỏ để sử dụng thư viện. Dự kiến, 2 tuần một lần, trường phối hợp cùng các nhà xuất bản và các tác giả nổi tiếng tổ chức các dự kiện đánh giá sách, ra mắt sách mới.
Từ hơn 10 năm trước, Sở GD&ĐT Hà Nội đã yêu cầu các trường có thư viện đạt chuẩn hoặc đủ điều kiện bố trí học sinh mỗi lớp 1 tiết/tuần tham gia hoạt động tại thư viện. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, hiện còn nhiều trường học chưa thường xuyên tổ chức hoạt động thư viện, hoặc có tổ chức nhưng hoạt động mang tính hình thức, không thiết thực.
Tháng 11 vừa qua, ông Lê Hoàng, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, đã kiến nghị thành lập Ủy ban Quốc gia phát triển văn hóa đọc. Ông cũng mong muốn Bộ GD&ĐT quan tâm và đưa tiết đọc sách vào giờ học chính khóa ở tất cả cấp học trong nhà trường.
Cùng quan điểm, bà Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cho rằng một nền giáo dục muốn đổi mới toàn diện thì cần phải nâng cao khả năng tự học, tự đọc của học sinh. Tiết đọc sách hướng tới mục tiêu đó, có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc học tập, nghiên cứu sau này.
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách qua Thư viện xanh Mô hình Thư viện xanh khác biệt với thư viện truyền thống, đây là thư viện ngoài trời, có không gian mở, cảnh quan cây xanh mát mẻ đã và đang góp phần không nhỏ trong việc khơi dậy niềm đam mê đọc sách của các em học sinh ở các trường học. Từ đầu năm học 2020-2021, Trường THCS Bình Khánh (phường...