Cơ thể đốt bao nhiêu calo khi ngủ
Muốn tính lượng calo tiêu hao trong giấc ngủ, bạn đổi cân nặng ra pound bằng cách nhân 0,42 sau đó nhân số giờ ngủ.
Cơ thể con người luôn trong trạng thái hoạt động ngay cả khi ngủ. Cụ thể, quá trình sửa chữa và nhân rộng tế bào diễn ra nhanh hơn. Bên cạnh đó, não sẽ cố ghi nhớ những điều cần thiết cũng như loại bỏ các thông tin không quan trọng trong ngày. Do đó, cơ thể sẽ tiêu thụ năng lượng ở mức nhất định, dù không thể cao như khi vận động.
Ảnh: HealthStatus.
Theo Reader Digest, mức calo được đốt cháy phụ thuộc vào trọng lượng, nhiệt độ cơ thể và thời gian ngủ. Cathy Posey, blogger kiêm chuyên gia dinh dưỡng Happyhouseful đưa ra cách tính lượng calo đó. Thông thường, một người đốt khoảng 0,42 đơn vị calo trên một pound (0,45 kg) trọng lượng cơ thể trong một giờ. Như vậy, muốn biết mình đốt bao calo khi ngủ, bạn chuyển cân nặng qua pound bằng cách nhân 0,42; sau đó nhân với số giờ ngủ. Ví dụ, một người nặng 155 pound (70 kg) và ngủ tám giờ sẽ tiêu thụ 520 đơn vị calo, tương đương một giờ đi bộ.
Dù giấc ngủ không thể thay thế việc tập thể dục, bạn có thể dùng nó để đốt cháy nhiều năng lượng hơn. Theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ, mặc đồ ngủ thoáng mát hay thậm chí không mặc gì, giúp giảm nhiệt độ, từ đó thúc đẩy trao đổi chất để tăng tiêu hao calo. Ngoài ra bạn nên ăn tối ít hơn, đồng thời nên tập thể dục nhẹ trước giờ ngủ.
Video đang HOT
Lưu ý, đừng cố tăng lượng calo tiêu hao bằng cách ngủ nhiều hơn. Bạn sẽ luôn tiêu thụ calo nhiều hơn khi vận động. Hơn nữa, ngủ nhiều hơn tám hay chín giờ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, tiểu đường cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Phúc Lương
Theo VNE
Tại sao các cầu thủ bóng đá mặc 'áo ngực' khi tập luyện
Chiếc áo màu đen trông giống áo lót thể thao ghi lại các chỉ số của cầu thủ để đưa ra phương pháp luyện tập thích hợp, tránh chấn thương.
Trên mạng xã hội, hậu vệ Maya Yoshida, đội trưởng tuyển Nhật Bản - đối thủ của tuyển Việt Nam trong tứ kết Asian Cup tối 24/1 - thường xuyên chia sẻ quá trình luyện tập. Trong nhiều bức ảnh, Yoshida và đồng đội ở CLB Southampton cùng mặc chiếc áo ngắn màu đen trông giống áo lót thể thao bên ngoài áo phông.
Yoshida mặc "áo lót" khi tập luyện cùng CLB Southampton. Ảnh: Instagram.
Theo Washington Post, những chiếc áo đen này thật ra là một thiết bị thông minh, dùng để đo hiệu suất của cầu thủ trên sân làm bằng neoprene.
Với hệ thống GPS, chiếc áo ghi lại mọi thông tin cần thiết về cầu thủ như tốc độ, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, quãng đường di chuyển, khả năng bứt tốc và lập tức truyền đến máy tính. Nhờ vậy, ban huấn luyện đưa ra phương pháp luyện tập hợp lý, hướng dẫn cầu thủ sửa chữa các lỗi di chuyển để phòng tránh chấn thương.
Bảng phân tích các chỉ số của cầu thủ do áo đo hiệu suất ghi được. Ảnh: Medium.
Bên cạnh loại áo mặc bên ngoài đồ tập, còn có loại áo mỏng hơn để mặc bên dưới trang phục thi đấu. Các cầu thủ thường chọn loại thứ hai mỗi khi ra sân.
Cầu thủ Ibrahimovic mặc "áo ngực" dưới trang phục thi đấu. Ảnh: Twitter.
Thực tế, những chiếc áo đo hiệu suất này không hề mới. Năm 2013, Zlatan Ibrahimovic lúc đó khoác áo CLB Paris Saint-Germain đã để lộ "áo ngực" trong trận đấu với Real Madrid.
Đại diện công ty công nghệ Catapult Sports tiết lộ các CLB bóng đá như Borussia Dortmund, AC Milan, Atletico Madrid, Chelsea, Bayern Munich đều cho cầu thủ sử dụng công nghệ "áo ngực" này.
Minh Nguyên
Theo VNE
Cơ thể thay đổi nhiệt độ thế nào trong suốt cuộc đời bạn Nhiệt độ cơ thể có thể bị thay đổi khi bạn già đi hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt. Theo MSN, để duy trì quá trình trao đổi chất lành mạnh, các enzyme trong cơ thể phải hoạt động ở nhiệt độ tối ưu nhất định là 37 độ C. Nhiệt độ cơ thể là sự cân bằng giữa mất nhiệt và sản...