Có thể đẩy lùi văn mẫu ra khỏi học đường?
Năm học 2021-2022 bắt đầu với nhiều thử thách cam go của đại dịch COVID-19. Thế nhưng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn bày tỏ quyết tâm phải chấm dứt tệ nạn dạy và học theo văn mẫu.
Xuất thân từ khoa Văn của Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, nên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn không khó khăn gì để nhận ra ‘văn mẫu dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò’.
Tẩy chay văn mẫu là ý tưởng rất hay, nhưng làm sao để thực hiện? Suốt hai tháng qua, đề tài văn mẫu vẫn thu hút sự tranh luận của giới chuyên môn. Văn mẫu, không đơn giản là câu chuyện của giáo dục, mà còn là câu chuyện của xã hội. Giáo sư Trần Đình Sử là người được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trực tiếp mời hiến kế đẩy lùi văn mẫu, cho rằng: Cần thay đổi tận gốc phương pháp dạy học ngữ văn theo hướng dạy học đọc hiểu văn bản (không riêng gì văn bản văn học) và làm văn sáng tạo. Sức ỳ của lối dạy giảng văn, “nhá chữ” xưa cũ rất nặng nề.
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Sử và Tiến sĩ La Khắc Hòa.
Tài năng đích thực của thầy cô thể hiện ở chỗ dạy cho học trò có năng lực đọc hiểu được văn, viết được bài làm văn có ý riêng sáng tạo. Thầy cô nói hay cũng có tác dụng truyền cảm hứng cho các em, nhưng nói càng nhiều thì càng ức chế sức suy nghĩ tưởng tượng của các em.
Các em thấy không có gì để nói thêm nữa, thế là chỉ có cách học mẫu của thầy mà thôi. Thầy cô nên ít nói mà gợi mở nhiều cho học sinh tư duy, bớt khoe tài mà khích lệ những mầm mống biết suy nghĩ của học trò. Biết thực hiện nhiều bài tập phát huy sức sáng tạo cho người học.
Giáo sư Trần Đình Sử nhấn mạnh: “Đọc hiểu văn bản chẳng có gì cao siêu, mà là yêu cầu học sinh đọc hiểu câu chữ trong bài, mối liên kết các câu, đoạn, câu chuyện, nhân vật, hình ảnh… để từ đó ngộ ra cái chủ đề, tình cảm, thông điệp của người viết. Cũng không yêu cầu mọi học sinh đều phải hiểu và phát biểu răm rắp như nhau, miễn là cái ý mà học sinh nắm bắt được có căn cứ vào câu chữ, hình tượng trong bài là khuyến khích. Chống cách hiểu mò như thầy bói sờ voi”.
Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ La Khắc Hòa, khái niệm văn mẫu ở ta bây giờ có ý nghĩa riêng, văn mẫu chỉ nên để học sinh tham khảo như một kênh tài liệu riêng để tiếp cận tới sự chuẩn mực. Nhưng không nên sử dụng nó trong việc dạy và học môn văn, học trò chỉ cần học thuộc để chép lại là có thể thi đỗ. Nhiều người còn nhớ, vào niên học 1989 – 1990, Bộ Giáo dục tổ chức biên soạn bộ sách “Đề thi đại học” ở tất cả các môn thi.
Video đang HOT
“Đề thi đại học” môn văn khi đó có chừng 200 đề, chia thành 2 tập. Sách “Đề thi” này kèm theo cả đáp án vạch đủ các ý chính cần có cho bài làm. Mà người ra đề và làm đáp án tuyền là Giáo sư đầu ngành, ví như Giáo sư Hà Minh Đức, cố Giáo sư Phan Cự Đệ, Giáo sư Nguyễn Đình Chú… Cho nên, sau khi có bộ sách “Đề thi”, các lò luyện thi đại học trong cả nước mọc lên như nấm. Dựa vào đáp án có sẵn, sách luyện thi với những bài làm sẵn, đã làm cùn mòn tư duy sáng tạo của học sinh.
Vào các hiệu sách, thấy chỗ nào cũng bầy đầy ắp sách văn mẫu với đủ loại tên gọi: “Luyện thi môn văn”, “Để học tốt môn văn”, “Văn mẫu luyện thi đại học”… Bây giờ, không cứ thi đại học, mà kỳ thi nào, ở lớp học nào cũng có đề ra sẵn với những bài văn làm sẵn.
Văn mẫu là một gánh nặng của ngành giáo dục, nhưng vì sao vẫn tồn tại? Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết nhiều năm là giáo viên dạy Văn ở Trường THPT Chu Văn An- Hà Nội, lý giải: “Tâm lí thông thường của hội chứng đám đông khiến con người thường mong tìm thấy sự an toàn trong đồng phục, thích bắt chước đám đông, thích làm theo khuôn mẫu hơn là sáng tạo, ghi dấu ấn cá nhân, thể hiện cái tôi cá nhân, bản ngã cá nhân. Ngoài ra, nguyên nhân khá quan trọng đưa tới hiện trạng khuôn mẫu trong nhà trường hiện nay chính là tâm lí vị thành tích, lười biếng tư duy, sợ đổi mới, sợ khác biệt…”.
Văn mẫu đang là nỗi lo của ngành giáo dục.
Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Nguyễn Trọng Bình (Trường Đại học Cửu Long – Vĩnh Long) thì nguyên nhân sâu xa và cốt lõi nhất của vấn nạn văn mẫu chính là căn bệnh “đồng phục” trong nhận thức và tư duy của toàn xã hội đặt trong cái nhìn về mục tiêu của nền giáo dục nói chung; mục tiêu và quan niệm của việc dạy học văn trong nhà trường nói riêng. Chính sự “đồng phục” và “rập khuôn” này đã tác động và chi phối toàn bộ quá trình từ việc thiết kế chương trình, biên soạn nội dung các bộ sách giáo khoa ngữ văn cho đến cách thức, phương pháp dạy và ra đề môn văn của thầy cô giáo trong trường phổ thông hiện nay.
Cụ thể hơn nữa, chính quan điểm và mục tiêu dạy học ở phổ thông thời gian qua chủ yếu “phục vụ” cho các kỳ thi (chuyển cấp, thi học sinh giỏi địa phương, quốc gia…) là căn nguyên làm cho vấn nạn văn mẫu trầm trọng hơn. Hay nói chính xác hơn, đây chính là “căn bệnh thành tích” trong giáo dục. Chính “căn bệnh thành tích” này đã bị một số người lợi dụng và khai thác, từ đó biên soạn ra hàng loạt sách văn mẫu, sách tham khảo dưới danh nghĩa “chuẩn hóa” kiến thức môn văn ở tất các cấp.
Điều đáng nói là những người biên soạn văn mẫu này lại cùng lúc kiêm luôn vai trò của người biên soạn chương trình sách giáo khoa môn văn; hay thậm chí là thành viên trong các ban ra đề thi, trực tiếp tham gia ôn thi, luyện thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp THPT và đại học…
Vì vậy, Thạc sĩ Nguyễn Trọng Bình kiến nghị: “Cần kiểm soát chặt chẽ việc xuất bản các bộ sách “ăn theo” chương trình và sách giáo khoa môn ngữ văn nhằm phục vụ và đối phó với các kỳ thi của học sinh để kiếm thành tích. Đặc biệt, đã đến lúc cần nghiêm cấm những người vừa là tham gia vào việc biên soạn chương trình và sách giáo khoa nói chung, nhưng đồng thời lại chủ trương biên soạn các loại sách mẫu dưới danh nghĩa sách tham khảo hay “hệ thống kiến thức môn văn” cho học sinh ở tất cả các cấp học”.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ La Khắc Hòa nhận định: Cùng với sáng tác, từ những năm 1980, nghiên cứu, phê bình văn học của ta cũng đã thấy loại văn mẫu lấy xã hội học dung tục làm điểm tựa đã lỗi thời, nên nhiều người đã tìm tới thi pháp học, phân tâm học, kí hiệu học và các hướng tiếp cận hiện đại khác.
Cho nên bây giờ việc xã hội lên tiếng chống lại văn mẫu trong nhà trường là bước đi tất yếu. Tuy nhiên, Phó Giáo sư – Tiến sĩ La Khắc Hòa vẫn ái ngại: “Tôi tin, giờ đây chỉ cần Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi cách ra đề thi theo hướng mở hơn, chắc chắn bước đầu sẽ thu được một số kết quả khả quan. Nhưng xung quanh chuyện này, tôi nghĩ, những ai quan tâm tới giáo dục, cũng không nên kì vọng nhiều quá kẻo rồi lại thất vọng. Cứ thử nhìn sang đời sống của văn học nghệ thuật thì rõ thôi!
Tôi còn biết chắc, trong gia đình 90% giáo viên bây giờ hoàn toàn không có thư viện riêng. Họ cũng dạy văn chủ yếu là để học trò đi thi. Vì thế rất có thể 90% học sinh ấy chưa chắc đã tán thành bỏ văn mẫu. 90% giáo viên ấy cũng chưa chắc đã phấn khởi, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định hủy bỏ văn mẫu và các loại sách hướng dẫn giảng dạy. Cho nên, đoạn tuyệt với văn mẫu? Hay lắm! Nhưng không dễ đâu”.
Dù sao, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chính thức tuyên chiến với văn mẫu cũng là một tín hiệu đáng mừng. Tiến sĩ Nguyễn Ái Học (Trường Đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh) kỳ vọng: “Môn Văn muốn trở nên có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn trước hết phải ở trong một xã hội bình thường. Một xã hội bình thường là một xã hội quân bình được văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, trong đó con người luôn ý thức, khát vọng việc nhân văn hóa mọi hoạt động của mình.
Trong khi chờ đợi một xã hội như thế, nhà trường hãy làm một việc bình thường nhất là trả môn văn về đúng vị thế của nó. Đó là môn học về một ngành nghệ thuật. Một chương trình nhẹ nhàng với những văn bản tác phẩm thuần túy tinh hoa về văn chương dân tộc và nhân loại, những giờ học nhẹ nhàng, linh động, dẫn dắt học sinh đi vào thế giới thẩm mỹ, khơi gợi cảm xúc thẩm mỹ – môn Văn sẽ trở nên hấp dẫn như bản chất của chính nó”.
Làm sao chấm dứt văn mẫu?
Một khẩu lệnh mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đưa ra cho năm học mới 2021 - 2022 là phải chấm dứt học và học theo văn mẫu.
Văn mẫu đang là một vấn nạn của ngành giáo dục.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo - Nguyễn Kim Sơn xuất thân từ khoa Văn của Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, nên ông không khó khăn gì để nhận ra "văn mẫu dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò". Thế nhưng, làm sao chấm dứt văn mẫu, lại là một câu chuyện không đơn giản.
Văn mẫu bắt đầu từ đâu? Trước năm 1990, không hề có văn mẫu. Theo giới nghiên cứu thì phác thảo đầu tiên của văn mẫu là "Bộ đề thi và đáp án môn văn" do Giáo sư Phan Cự Đệ chủ biên, gồm hai tập có khoảng 200 đề văn và những đáp án sơ lược, dưới dạng gạch đầu dòng. Hình thức hướng dẫn sơ khai ấy, chưa đáng gọi là văn mẫu. Bởi lẽ, văn mẫu từng bước trở thành bài làm hoàn chỉnh, và giáo viên đọc cho học sinh chép nguyên văn, không sai một từ, không thiếu một dấu câu.
Học thuộc lòng văn mẫu để có điểm cao, khiến học sinh không chịu tư duy, chỉ chép ra chứ không hiểu hay dở thế nào. Nhiều học sinh ở trường đạt 10 điểm môn văn nhưng không biết thao tác cần thiết của một bài văn như thế nào, và càng không có khái niệm dàn ý ra sao. Thậm chí, 100 bài thi môn văn thì 99 bài giống nhau, kiểu "trong tác phẩm X em thích nhất là đoạn Y".
Vậy, ai viết văn mẫu? Đều là những giáo sư, tiến sĩ cả. Biên soạn văn mẫu không khác gì một nghề có thu nhập cao, vì sách tái bản liên tục. Nhà văn Trần Đồng Minh (nguyên giáo viên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM) từng bỏ công sưu tầm hơn 50 bài văn của các học sinh từng đoạt giải cao tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, để làm tài liệu giảng dạy rất tâm đắc. Tuy nhiên, khi nhà văn Trần Đồng Minh gợi ý xuất bản cuốn sách tập hợp những bài văn hay kia, thì nhiều nhà xuất bản lắc đầu từ chối, với lý do: "Văn mẫu phải chung chung một chút, chứ độc đáo và riêng biệt thì giáo viên và học sinh khó làm theo để đạt điểm cao".
Văn mẫu tràn lan, không chỉ có văn mẫu cho bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, mà còn có văn mẫu cho bậc tiểu học. Nhà giáo Nguyễn Đức Hùng có nhiều năm tham gia biên soạn văn mẫu, thú nhận: "Văn mẫu ở bậc trung học không nguy hại bằng bậc tiểu học. Chép văn mẫu là một tội trong giáo dục. Nó xuất phát từ việc người lớn không tin tưởng vào khả năng của học sinh. Đây là lỗi của người dạy nhưng xuất phát từ bệnh thành tích nặng nề, từ sự tham vọng ảo tưởng muốn mọi điểm số tuyệt đối. Ở góc độ xã hội, việc chép văn mẫu để có điểm cộng với việc lười đọc, lười tư duy sẽ dẫn đến việc tâm hồn trơ trọi, thái độ ứng xử khô khan, phỉ báng giá trị nhân văn, quay về giá trị thực dụng. Khi một bộ phận người quen việc lấy cái của người khác thành của mình, họ sẽ không còn biết xấu hổ".
Khi nghe tin Bộ trưởng Bộ Giáo dục = Đào tạo- Nguyễn Kim Sơn muốn kết liễu tệ nạn văn mẫu, giáo sư Trần Đình Sử cho rằng, việc này bảo khó cũng rất khó vì phải rất công phu, nhưng bảo dễ thì cũng hoàn toàn có thể làm được. Hiện tượng văn mẫu chỉ mới xuất hiện trong 30 năm trở lại đây với xu hướng buông lỏng chỉ đạo trong giáo dục và nhiều thứ khác trong cả nước.
Giáo sư Trần Đình Sử.
Theo giáo sư Trần Đình Sử, sở dĩ "văn mẫu" lan tràn trong nhà trường là do lãnh đạo ngành giáo dục một thời dài đã không kiên quyết đổi mới cách học và cách thi, không đổi mới cách ra đề, vẫn áp dụng cách ra đề trong dó yếu cầu phần học thuộc là chủ yếu, khiến cho "văn mẫu" có đất dụng võ. Những năm gần đây đề thi quốc gia đã có thêm văn bản không thuộc sách giáo khoa để làm văn nghị luận, song vẫn còn kèm thêm một câu hỏi về bài văn học trong sách giáo khoa để cho học sinh chứng tỏ tài học thuộc, rất cũ. Vậy là vẫn còn dung dưỡng thói học đọc chép.
Muốn chấm dứt nạn "văn mẫu" thì trước hết phải kiên quyết thay đổi chỉ đạo cách dạy học văn, thay đổi cách ra đề văn trong bài tập và trong các kì thi. Đặc biệt cục khảo thí phải thay đổi triệt để cách ra đề của mình theo yêu cầu của chương trình mới. Nếu ngành giáo dục thay đổi thì các loại sách "văn mẫu" tự nhiên sẽ chết, vì sẽ không ai mua.
Sau khi được đích thân Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Kim Sơn gọi điện nhờ hiến kế chấm dứt văn mẫu, giáo sư Trần Đình Sử bày tỏ: "Mở cuộc chiến chống tệ nạn dạy"văn mẫu"vào thời điểm này là rất đúng lúc. Vì chúng ta đang bước vào thực thi chương trình giáo dục mới. Bốn năm nữa là xong thời hạn viết sách giáo khoa mới và dạy theo chương trình mới và sách giáo khoa mới. Bốn năm tới sẽ là bốn năm tập dượt. Đây là thời điểm vàng để thực hiện triệt để theo chương trình mới. Xin đừng lấy lý do hiện vẫn có bộ phận học theo sách cũ để mà thi theo cách cũ. Hết bốn năm nữa, nếu thực hiện tốt, với tinh thần quyết liệt, chắc chắn chúng ta sẽ loại bỏ được văn mẫu. Và từ bốn năm sau, cách học mới sẽ được củng cố, trình độ học sinh sẽ dần dần được nâng lên theo chương trình mới".
Chấm dứt dạy, học Ngữ văn theo bài mẫu: Thầy cần năng lực, trò có tư duy Tình trạng dạy học Ngữ văn theo bài mẫu trong không ít nhà trường đã ảnh hưởng, triệt tiêu sự sáng tạo của giáo viên và học sinh nói riêng, chất lượng dạy học văn nói chung. HS Trường THCS Lương Yên (Hai Bà Trưng - Hà Nội) trong tiết học văn. Ảnh: NTCC Để chấm dứt thực trạng này đòi hỏi vai...