Có thể đăng ký trên 10 nguyện vọng nếu xét tuyển tập trung

Theo dõi VGT trên

Theo TS Lương Hoài Nam, sử dụng các thuật toán trong xét tuyển tập trung giảm thiểu công sức, chi phí cho thí sinh và các trường.

Ngày 9/5, Bộ GD&ĐT thông tin sẽ sử dụng hình thức xét tuyển chung là giải pháp kỹ thuật hỗ trợ công tác tuyển sinh tốt hơn. Bộ GD&ĐT chủ động xây dựng phần mềm xét tuyển chung và đã chạy thử với dữ liệu giả định. Sau khi có kết quả đăng ký xét tuyển năm 2015, tổ kỹ thuật chạy thử với số liệu thực tế. Kết quả cho thấy xét tuyển chung khả thi về mặt kỹ thuật.

TS Lương Hoài Nam đã có những trao đổi xung quanh phương thức này.

Nếu chia thành nhiều đợt, xét tuyển vẫn có thể rối loạn

- Thưa tiến sĩ Lương Hoài Nam, quan điểm của ông như thế nào trước việc xét tuyển chung của Bộ GD&ĐT?

- Tôi ủng hộ xét tuyển tập trung, do Bộ GD&ĐT chủ trì. Năm ngoái, tôi cũng đề xuất xét tuyển tập trung bằng phần mềm sử dụng thuật toán DAA (Deferred Acceptance Algorithm) của Gale – Shapley. GS Ngô Bảo Châu cũng đề xuất như thế, thậm chí là GS còn sẵn sàng hỗ trợ Bộ GD&ĐT để xây dựng và kiểm định phần mềm nữa.

Đây là phương pháp xét tuyển được áp dụng ở nhiều nước, đảm bảo tính khách quan khoa học, đồng thời giảm thiểu công sức, chi phí cho cả thí sinh và các trường nếu so với việc mỗi trường tự tuyển sinh. Nếu làm đúng, nó sẽ cho phép thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng trường – ngành hơn so với cách xét tuyển lâu nay.

- Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về ý nghĩa của các thuật toán khi xây dựng phần mềm xét tuyển?

- Mọi phần mềm đều dựa trên thuật toán. Các thông tin trên báo chí chưa cho biết về thuật toán mà Bộ GD&ĐT sử dụng, nhưng tôi đoán là DAA. Vì DAA là thuật toán ghép cặp phổ biến nhất và được nhiều nước sử dụng để xét tuyển đại học, cao đẳng.

Video đang HOT

Tuy nhiên, thuật toán là một chuyện, nhưng kết quả của nó còn phụ thuộc quy trình, nguyên tắc đăng ký các nguyện vọng từ phía thí sinh ở một bên và đăng ký các tiêu chuẩn tuyển sinh của các trường ở phía bên kia. Đó là quy chế xét tuyển và Bộ GD&ĐT cần đầu tư nhiều vào quy chế này để nó thực sự khoa học.

Bộ GD&ĐT có thể dễ dàng tải tài liệu tương tự của Bộ Giáo dục Singapore có trên mạng để tham khảo cấu trúc nội dung, mẫu biểu, các nguyên tắc chung và các điều kiện riêng của từng trường. Quy chế xét tuyển có chi tiết, khoa học thì phần mềm mới chuẩn được.

Ngay cả khi sử dụng kết quả một kỳ thi chung, mỗi trường (hoặc một nhóm trường) vẫn có thể tính trọng số khác nhau cho cùng một môn thi, tuỳ ngành học. Điều này ảnh hưởng kết quả xét tuyển và cần quy định rõ ràng ngay trong quy chế.

Có thể đăng ký trên 10 nguyện vọng nếu xét tuyển tập trung - Hình 1

TS Lương Hoài Nam cho rằng, xét tuyển tập trung cho phép thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng trường – ngành hơn so với cách xét tuyển lâu nay.

- Ngoài tầm quan trọng của kỹ thuật phần mềm xét tuyển, ông có đề xuất gì về cách thức xét tuyển khi làm tập trung?

– Tôi đề nghị không chia thành nhiều đợt đăng ký nguyện vọng và xét tuyển như năm ngoái. Nên cho thí sinh đăng ký một lần 10-12 nguyện vọng tuyển sinh (cặp trường – ngành, kể cả đại học và cao đẳng), nêu thứ tự ưu tiên của từng nguyện vọng từ cao đến thấp (thông qua Phiếu đăng ký). Đăng ký xong, mọi thí sinh có thể đi nghỉ hè với gia đình, phần việc còn lại là của Bộ GD&ĐT với các trường cho đến khi có kết quả.

Tôi rất khó hình dung xét tuyển tập trung bằng phần mềm mà vẫn chia thành nhiều đợt thì làm như thế nào và lo ngại là sẽ xảy ra những sự rối loạn nhất định.

Các trường vẫn có thể xét tuyển riêng

- Nếu nhiều trường không tham gia vào phần mềm xét tuyển này thì có ảnh hưởng gì đến việc xét tuyển tập trung không? Họ có thể sử dụng phương án nào khác?

– Ở các nước xét tuyển tập trung (như Anh, Úc, Singapore…), các trường vẫn có thể tự tuyển sinh. Ví dụ, Đại học Oxford và Cambrigde ở Anh tự tuyển sinh, không qua Bộ Giáo dục Anh. Các trường trong lĩnh vực nghệ thuật (như sân khấu, âm nhạc, hội hoạ…) cũng tự tuyển sinh.

Các trường tuyển sinh riêng thường có các tiêu chuẩn xét tuyển bổ sung, không hoàn toàn dựa vào điểm thi các môn của thí sinh. Ở nước ta cũng vậy, không nên bắt tất cả các trường phải tham gia xét tuyển tập trung qua Bộ GD&ĐT.

Chỉ có điều, vì không phải thí sinh nào đăng ký tuyển sinh vào trường đặc thù cũng đều được nhận, nên việc xét tuyển của các trường đặc thù phải có kết quả và kết thúc trước khi Bộ GD&ĐT xét tuyển tập trung. Những thí sinh không đỗ vào trường đặc thù vẫn còn cơ hội xét tuyển vào các trường khác. Nếu không làm như thế, nhiều học sinh giỏi sẽ trượt đại học, cao đẳng.

- Đã cận kỳ thi THPT quốc gia, theo ông thời điểm này Bộ GD&ĐT cần chuẩn bị những gì để phương án tập trung này được thực hiện tốt nhất, khi đây là việc ảnh hưởng cả triệu thí sinh?

– Tôi không biết mức độ chuẩn bị của Bộ GD&ĐT và các trường cho kế hoạch xét tuyển tập trung như thế nào, đặc biệt liên quan quy chế tuyển sinh và phần mềm tuyển sinh, nên không đánh giá được. Tôi cảm giác quyết định này được công bố hơi muộn, nếu vào cuối năm ngoái thì tốt.

- Có người đặt câu hỏi Luật Giáo dục Đại học trao quyền xét tuyển cho các trường, vậy Bộ GD&DT có phạm luật, hay làm mất đi tính cạnh tranh của các trường? Quan điểm của ông như thế nào?

– Tôi không cho là có sự vi phạm nào đó đối với Luật Giáo dục Đại học, nếu Bộ GD&ĐT cho phép trường nào muốn tự tuyển sinh thì họ cứ tự tuyển sinh, không cấm. Nhưng họ cần hiểu rằng phần đông thí sinh đăng ký thi vào trường họ, sẽ vẫn tham gia kỳ thi chung và xét tuyển tập trung của Bộ GD&ĐT.

Đơn giản là vì số thí sinh “trượt” các trường đó sẽ rất nhiều, ít ai dại dột bỏ qua cơ hội tuyển sinh với kỳ thi chung và xét tuyển tập trung của Bộ. Việc tự tuyển sinh của một số trường vẫn phải nằm trong tổng thể kế hoạch thi và tuyển sinh hàng năm của Bộ GD&ĐT, ít ra là cho đến khi Việt Nam áp dụng một hệ thống thi và tuyển sinh hoàn toàn phân tán như SAT, ACT ở Mỹ. Tôi nghĩ nước ta không nên vội vàng đi theo SAT, ACT.

Nhóm Đối thoại giáo dục từng đăng tải bài viết trên trang Hocthenao.vn về việc sử dung thuật toán DAA trong tuyển sinh.

Giải pháp của Gale-Shapley, được biết với tên gọi thuật toán Deferred Acceptance Algorithm (DAA) là một bộ các quy tắc đơn giản luôn đi trực tiếp đến trạng thái kết duyên bền vững (stable matching) trong môt số điêu kiện nhất định.

Kết duyên ở đây là ví dụ phía cung (các trường đại học) sẽ kết duyên ổn định với phía cầu (các tân tú tài muốn học đại học) mà không cần có một cơ chế giá mua/bán. Trạng thái “kết duyên bền vững” sẽ đạt được “khi tất cả thí sinh vào được trường cao nhất có thể”.

Có hai cách thiết kế thuật toán: phía cung (các trường đại học) chủ động chọn (thí sinh); hoặc phía cầu (các thí sinh) chủ động nộp đơn (tới các trường mình muốn học).

Thuật toán “kết duyên bền vững” Gale-Shapley được Lloyd Shapley và David Gale giới thiệu từ những năm 1960.

Tranh luận về phương án xét tuyển tập trung

Ông Nguyễn Phong Điền – Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Bách khoa Hà Nội ủng hộ phương án xét tuyển tập trung của Bộ GD&ĐT. Theo ông Điền, đây là mong muốn từ lâu của Đại học Bách khoa Hà Nội, trường sẽ tham gia nhóm xét tuyển chung này vì thực chất đây là phương án tuyển sinh mở rộng theo nhóm.

PGS.TS Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Đại học Cần Thơ cho rằng, phương án xét tuyển tập trung của Bộ GD&ĐT phạm Luật Giáo dục Đại học bởi xét tuyển là việc của các trường. Về nguyên tắc, thí sinh đăng ký xét tuyển ở các trường. Tuy nhiên, trường hợp không tham gia xét tuyển chung, Bộ GD&ĐT không cung cấp dữ liệu điểm thi, các trường không thể xét tuyển được. Vì vậy, Đại học Cần Thơ bắt buộc phải thực hiện theo.

PGS Văn Như Cương cho rằng, năm 2015, Bộ GD&ĐT giữ toàn bộ dữ liệu điểm thi nên việc tra cứu bị tắc nghẽn, vì thế Bộ GD&ĐT không nên “ôm đồm” tất cả, ngay cả trong việc xét tuyển.

Theo PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, việc xét tuyển cần giao tự chủ cho các trường. Hơn nữa, việc sử dụng phần mềm xét tuyển chung còn phụ thuộc khâu bảo mật. Liệu Bộ GD&ĐT có đảm bảo sự bảo mật tuyệt đối?

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

Ông Trump đắc cử, cổ phiếu đại gia Việt vừa bắt tay với Tập đoàn Trump tăng vọt
15:15:54 06/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Nước Mỹ chọn ông Trump là tổng thống thứ 47
15:07:54 06/11/2024
HOT: Quang Minh có con trai sau 5 năm ly hôn Hồng Đào, danh tính người yêu mới gây bất ngờ
17:33:08 06/11/2024
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:10:28 06/11/2024
Cô dâu lên tiếng vụ hàng xóm húc đổ cổng cưới ở Quảng Ninh
17:15:31 06/11/2024
Ông Trump sẽ phát biểu trước người ủng hộ ở Florida; bà Harris hoãn diễn văn
15:12:14 06/11/2024
Con gái đi làm ăn xa gửi đồ cho bố dượng, camera ghi lại cảnh khiến nhiều người chảy nước mắt
14:32:02 06/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump giành chiến thắng liên tiếp ở loạt bang
14:35:10 06/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhiễm sán chó là gì?

Sức khỏe

20:29:37 06/11/2024
Giun trưởng thành sống trong ruột non chó con dưới 3 đến 6 tháng tuổi, trứng giun theo phân chó ra ngoài và có thể sống ở ngoại cảnh nhiều tháng.

'Chảo lửa' Trung Đông khó đoán định

Thế giới

20:23:47 06/11/2024
Căng thẳng Trung Đông vẫn diễn biến khó lường khi giới chức Iran đang cân nhắc các kế hoạch đáp trả Israel và Tel Aviv tăng cường siết chặt vòng vây ở Dải Gaza.

Châu Bùi ngồi gọn trong lòng Binz, tình tứ không rời khiến netizen giục cưới gấp

Sao việt

20:19:33 06/11/2024
Sau thời gian dài yêu đương, Binz và Châu Bùi ngày càng mặn nồng và thấu hiểu lẫn nhau. Dưới clip này, netizen cũng rần rần giục cả hai sớm thông báo tin vui trong thời gian tới.

Cựu nhân viên ngân hàng lĩnh án 18 năm tù vì chiếm đoạt 23 tỷ đồng

Pháp luật

20:11:57 06/11/2024
Ngày 6/11, TAND tỉnh Vĩnh Long tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Trúc Linh (SN 1992, ngụ xã Hiếu Nghĩa, huyện Vũng Liêm) 18 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

2 diễn viên đình đám bị tung ảnh lén lút hẹn hò "không thể chối cãi" vào giữa lễ trao giải

Sao châu á

20:10:10 06/11/2024
Lý Lan Địch và Trương Tân Thành là 2 diễn viên trẻ nhận được sự chú ý đặc biệt của truyền thông lẫn công chúng. Nguyên nhân là họ đã bị tung ảnh hẹn hò ngay trong lúc đang đi thảm đỏ sự kiện.

Pep Guardiola nói gì sau khi Man City thua đậm Sporting?

Sao thể thao

20:04:14 06/11/2024
Sau trận thua trước Sporting Lisbon, HLV Pep Guardiola đã thừa nhận đây là một mùa giải đầy khó khăn và đội bóng đang phải đối mặt với nhiều thử thách.

Mẹ chồng 38 tuổi trẻ như gái đôi mươi nhờ ăn đều 1 món "quý như vàng", xưa chỉ vua chúa mới được dùng

Netizen

19:32:43 06/11/2024
Mới đây, cộng đồng mạng xôn xao trước hình ảnh mẹ chồng 38 tuổi trẻ như gái đôi mươi khiến hội chị em mong muốn trẻ lâu lại được dịp sốt xình xịch.

Tìm kiếm 2 phi công trong vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định

Tin nổi bật

19:04:30 06/11/2024
Quân chủng Phòng không - Không quân đã chủ trì phối hợp với các lực lượng tìm kiếm hai phi công điều khiển máy bay Yak-130 gặp tai nạn.

Gặp người đỡ đẻ cho mình, tôi xấu hổ khi nghĩ tới chuyện 'khó nói' trong quá khứ

Góc tâm tình

18:48:26 06/11/2024
Thú thật lúc ấy tôi xấu hổ lắm, chỉ muốn trốn khỏi rồi đi về nhà. Tôi biết chuyện mình sắp kể chẳng hay ho gì. Bởi suy cho cùng, tôi là người có lỗi trước.

Hai câu nói của BIGBANG khiến fan "khóc ròng"

Nhạc quốc tế

17:23:58 06/11/2024
Trải qua bao biến cố, scandal tưởng chừng như vùi dập cả sự nghiệp rực rỡ và lời từ biệt năm 2022, thật may vì BIGBANG vẫn ở đó

Một ca khúc bỗng hot trở lại sau tập 2 show Chị Đẹp, khán giả tràn vào bản gốc khen nức nở!

Nhạc việt

17:20:42 06/11/2024
Nhờ xuất hiện trong chương trình thực tế, nhiều bài hát có dịp tiếp cận với khán giả đại chúng, hot rần rần với giới trẻ. Chị Đẹp cũng không ngoại lệ.