Có sử dụng chung kết quả 2 kỳ thi đánh giá năng lực?
Trong kỳ tuyển sinh ĐH năm 2021, miền Bắc có 2 đơn vị tổ chức kỳ thi riêng với tính chất đánh giá năng lực. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu các trường khác có dùng chung được kết quả các kỳ thi này hay không?
Học sinh THPT ở Hà Nội tham gia thử nghiệm làm bài thi đánh giá năng lực của Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội – ẢNH: NGỌC DIỆP
ĐH Quốc gia Hà Nội đã thông báo khá cụ thể về kế hoạch tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực cho học sinh THPT năm 2021. Như vậy, cho đến nay, cả nước chỉ có 3 đơn vị có kế hoạch tổ chức kỳ thi riêng với tính chất đánh giá năng lực học sinh, gồm ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Các “trường lớn” tổ chức kỳ thi riêng
Với kỳ thi của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (có tên gọi là kỳ thi đánh giá tư duy), trường sẽ tổ chức tại 2 địa điểm là Hà Nội và Thanh Hóa. Chỉ những thí sinh (TS) ít nhất đạt điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học ở bậc THPT trong tổ hợp môn sơ tuyển từ 7,0 trở lên mới được dự thi.
Dự kiến nhà trường sẽ lọc ra từ 8.000 – 10.000 TS được tham dự thi xét theo điểm trung bình 6 học kỳ THPT của TS, gồm 3 môn theo tổ hợp mà TS lựa chọn: toán – lý – hóa; toán – hóa – sinh; toán – văn – tiếng Anh. TS sẽ làm bài thi trên giấy. Đặc biệt kỳ thi này yêu cầu khá cao với TS về môn toán (thời gian làm bài môn toán chiếm 1/2 thời gian làm bài thi). Ngoài ra, so với kỳ thi của ĐH Quốc gia Hà Nội, ưu điểm của kỳ thi này là có nội dung môn tiếng Anh với thời lượng làm bài 60 phút.
Kỳ thi của ĐH Quốc gia Hà Nội lấy tên gọi là kỳ thi đánh giá năng lực, với nhiều mục tiêu.
Kỳ thi hướng tới việc đánh giá 3 nhóm năng lực chính của TS: Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề; Năng lực toán, xử lý số liệu, tiếng Việt, tư duy ngôn ngữ, lập luận logic…; Năng lực khám phá và ứng dụng khoa học tự nhiên/công nghệ, khoa học xã hội. Bài thi bao gồm 150 câu hỏi với tổng thời gian làm bài là 195 phút. Trong đó, phần đánh giá tư duy định lượng có thời gian làm bài dài nhất, với 75 phút. Hai phần còn lại (tư duy định tính, khoa học tự nhiên – xã hội), mỗi phần TS làm bài trong 60 phút. TS làm bài thi trên máy tính. Hình thức câu hỏi là trắc nghiệm.
Video đang HOT
ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức 6 đợt thi tại Hà Nội cho khoảng 10.000 – 12.000 TS.
Theo nhiều trường ĐH, cả 2 kỳ thi đều được tổ chức bởi những đơn vị có năng lực khảo thí tốt nên kết quả thi hứa hẹn đáng tin cậy. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chi phối mà việc sử dụng kết quả này làm căn cứ để tuyển sinh của các trường có nhiều vấn đề cần suy tính, kể cả với những đơn vị trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội.
Kỳ thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội phù hợp hơn với khối trường ĐH kỹ thuật, công nghệ nhưng vì quy mô kỳ thi nên nguồn tuyển phù hợp hơn với những trường tốp trên. Vì vậy đến nay cũng chỉ có một trường công bố có sử dụng phương thức dựa vào kết quả kỳ thi này để tuyển sinh, là Trường ĐH Mỏ địa chất.
Phải dùng thêm các tiêu chí phụ
Theo ông Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, trường ủng hộ chủ trương tiến hành tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội. Vì thế, việc sử dụng kết quả kỳ thi này là một trong 3 phương thức tuyển sinh của trường năm 2021.
ĐH Quốc gia Hà Nội công bố bài thi mẫu vào 15.3
Theo ông Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội, hiện đã có nhiều cơ sở đào tạo bên ngoài liên lạc với ĐH Quốc gia Hà Nội đặt vấn đề sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh. Chủ trương của lãnh đạo ĐH này là tạo điều kiện tối đa. “Các trường cũng như Trường ĐH Ngoại thương đều đang đợi xem bài thi mẫu mà chúng tôi công bố ngày 15.3 thế nào. Sau khi có bài thi mẫu, nếu quyết định sử dụng, các trường sẽ có văn bản chính thức”, ông Thảo nói.
Tuy nhiên, do đặc thù của trường (các ngành đào tạo ngoại ngữ), trường đang phải cân nhắc việc làm sao để đánh giá năng lực ngoại ngữ của TS khi kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội không có phần đánh giá môn ngoại ngữ.
“Có thể khi sử dụng bài thi đánh giá năng lực do Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức, chúng tôi sẽ phải sử dụng một số tiêu chí phụ để đánh giá phần ngoại ngữ của TS. Hiện chúng tôi cân nhắc là nên dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT ở bài thi ngoại ngữ hay kết quả học ngoại ngữ của học sinh ở THPT”, ông Minh nói.
GS Nguyễn Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Hà Nội, cho biết trường sẽ tiếp tục dựa vào kết quả đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội để tuyển sinh. Tuy nhiên, y dược là khối đặc thù nên tuyển sinh cho khối này thế nào sẽ là một vấn đề được đưa ra thảo luận trong cuộc họp của hiệp hội các hiệu trưởng trường y dược tới đây.
“Ngoài kiến thức, các em còn phải có phẩm chất thấu cảm – đồng cảm với người bệnh. Cho nên chúng tôi mong về lâu dài các bộ câu hỏi của các kỳ thi đánh giá năng lực đưa vào được những nội dung có thể đánh giá năng lực này”, GS Hải nói.
Bà Vũ Thu Hiền, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương, cho rằng việc có 3 kỳ thi đánh giá năng lực ở cả 2 đầu Nam – Bắc đối với trường rất có ý nghĩa, do trường có cả các cơ sở ở phía bắc (Hà Nội, Quảng Ninh) và phía nam (TP.HCM).
Ở phía nam thì thuận lợi hơn, do kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM phù hợp với các tiêu chí tuyển chọn của Trường ĐH Ngoại thương trong xét tuyển. Nhưng với các kỳ thi ở phía bắc, trường phải tìm hiểu thêm để làm rõ căn cứ sử dụng.
Ví dụ, với kỳ thi của ĐH Quốc gia Hà Nội, nếu ĐH này không tách điểm của 2 khối khoa học tự nhiên và khoa học xã hội (trong phần khoa học) thì các trường khác cũng khó dùng. Hoặc do chỉ tổ chức ở Hà Nội, khả năng tiếp cận kỳ thi của TS ở các vùng miền như thế nào cũng là một vấn đề. Hoặc việc quy đổi thang điểm của kỳ thi ra thang điểm tương đương các kỳ thi chuẩn hóa của quốc tế như thế nào?…
Tuyển sinh bằng đánh giá năng lực: Cao nhất lên tới 70% chỉ tiêu
Đa dạng các phương thức tuyển sinh, trong đó có tuyển sinh bằng đánh giá năng lực giờ đây đang là xu hướng được các trường ĐH top đầu chọn lựa.
Đây cũng là những trường có kinh nghiệm trong việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Việc tham dự kỳ thi sẽ giúp thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành và trường phù hợp với lựa chọn của bản thân.
Thí sinh dự Kỳ thi đánh giá năng lực 2020.
Ông Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TP HCM vừa cho biết, năm 2021 nhà trường sẽ tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực. Cụ thể, thí sinh đăng ký dự thi đợt 1 từ ngày 15/1-5/3. Kỳ thi đợt 1 diễn ra vào ngày 28/3 tại TP HCM, Bến Tre, An Giang, Nha Trang, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Buôn Ma Thuột. Kết quả thi đợt 1 dự kiến công bố ngày 5/4. Thí sinh đăng ký dự thi đợt 2 từ ngày 4/5-4/6. Kỳ thi tổ chức vào ngày 4/7 tại TP HCM, An Giang, Nha Trang và Đà Nẵng. Kết quả thi đợt 2 dự kiến công bố vào ngày 12/7.
Thí sinh làm bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian 150 phút. Đề thi cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.
Ông Chính cũng cho hay, năm 2021, chỉ tiêu tuyển sinh từ kết quả thi đánh giá năng lực của các trường thành viên của ĐH Quốc gia TP HCM về cơ bản ổn định hoặc tăng chỉ tiêu từ phương thức xét tuyển này. Cụ thể, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn dành 50% tổng chỉ tiêu, Trường ĐH Bách Khoa dành tối đa 70% tổng chỉ tiêu xét tuyển từ kỳ thi này. Kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP HCM tổ chức lần đầu năm 2018.
Đến năm 2019, ngoài các trường ĐH thành viên, còn có 24 trường ĐH, CĐ ngoài hệ thống ĐH Quốc gia TP HCM sử dụng kết quả từ kỳ thi này để xét tuyển. Năm 2020, con số này lên tới gần 70 trường ĐH, CĐ.
Tương tự, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng cho biết năm 2021 dự kiến kỳ thi đánh giá năng lực được tổ chức tại Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội với quy mô khoảng 10.000 thí sinh, thi 4 - 5 đợt từ tháng 5 đến tháng 10, mỗi đợt khoảng 1.000 - 2.000 thí sinh. Trước đó, năm 2015 ĐH Quốc gia Hà Nội là đơn vị đầu tiên trên cả nước tổ chức kỳ thi riêng với bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển đầu vào. Nhưng đến năm 2017, ĐH Quốc gia Hà Nội quyết định dừng tổ chức kỳ thi này và chỉ xét tuyển dựa trên điểm kỳ thi THPT quốc gia.
GS.TS Nguyễn Đình Đức- Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, cho hay năm 2021 trường có thể mở rộng quy mô thông qua khai thác nguồn lực, cơ sở vật chất của các đơn vị thành viên, trực thuộc hoặc đối tác và ủng hộ sự tham gia của các đơn vị khác trong việc sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển nhằm tiết kiệm nguồn lực.
Cũng như những kỳ thi đánh giá năng lực của các năm 2015 và 2016, năm 2021 thí sinh hoàn thành bài thi đánh giá năng lực trong một buổi thi của mỗi đợt thi. Kết quả thi được thông báo ngay sau khi thí sinh hoàn thành bài thi. Giấy chứng nhận kết quả thi được gửi cho thí sinh sau ba tuần kể từ ngày dự thi.
Còn với ĐH Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền- Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Tiếp nối thành công kỳ thi đánh giá tư duy năm 2020, nhà trường tiếp tục áp dụng phương thức này trong tuyển sinh và dự kiến tăng khoảng 10% chỉ tiêu so với năm 2020, tương đương từ 30 - 40% tổng chỉ tiêu. Đây là hình thức cải tiến kỳ thi riêng của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Ngoài đánh giá tư duy trên cơ sở đọc hiểu và môn Toán, kỳ thi đánh giá tư duy năm nay dự kiến có thêm tổ hợp môn Khoa học Tự nhiên để đa dạng lựa chọn cho thí sinh. Kết cấu đề thi không thay đổi, có sự phân hóa, kiến thức của 3 năm THPT. Theo kế hoạch, kỳ thi được tổ chức sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 khoảng 1 tuần và được tổ chức tại 3 địa điểm tại miền Bắc.
Liên quan đến vấn đề tự chủ tuyển sinh ĐH của các trường hiện nay, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: Cơ sở giáo dục ĐH có thể sử dụng các phương thức xét tuyển khác nhau. Bộ khuyến khích các trường tham gia xét tuyển và lọc ảo chung nhằm giảm tỉ lệ thí sinh ảo cho các trường khi sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, năm nay cổng đăng ký thi và xét tuyển được tích hợp vào Cổng dịch vụ công quốc gia để tăng cường tiếp cận và tương tác với thí sinh trong cả nước.
Với các trường đủ điều kiện tổ chức thi riêng, bổ sung, đánh giá năng lực, Bộ GDĐT đề nghị tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức kỳ thi gọn nhẹ và nên thi từ 1 - 2 môn, theo hình thức thi đánh giá năng lực hoặc thi năng khiếu kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT. Bộ cũng khuyến khích thi theo nhóm trường, gọn nhẹ và thi trong 1 buổi... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh; tiến tới hình thành các tổ chức/trung tâm khảo thí độc lập với ngân hàng đề thi chuẩn hóa, thi trên máy tính, bảo đảm minh bạch, công bằng giữa các lần thi...
Đủ điểm trúng tuyển đại học nhưng lại rớt vì tiêu chí phụ Trong mùa xét tuyển ĐH, CĐ năm 2020, nhiều thí sinh có điểm trúng tuyển cao hơn điểm chuẩn, tự tin rằng đã đỗ đại học nhưng đến ngày nhập học lại khóc hết nước mắt do không đạt tiêu chí phụ của trường đưa ra. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được tổ chức với mục tiêu chính là thi tốt...