Có sợ thiếu vitamin D khi sử dụng kem chống nắng không?
Những người thiếu hụt vitamin D có thể mắc các triệu chứng như đau cơ, yếu cơ và đau xương, làm tăng nguy cơ biến dạng xương, loãng xương và gãy xương.
Ánh nắng mặt trời chứa cả tia UVA và UVB, rất cần thiết cho quá trình tổng hợp vitamin D. Kem chống nắng có thể hạn chế tác hại của tia UV, nhưng cũng có lo ngại rằng kem chống nắng cũng có thể làm ảnh hưởng đến cơ thể sản xuất vitamin D?
1. Lợi ích của vitamin D
Vitamin D là một vitamin quan trọng cho sức khỏe. Duy trì đủ lượng vitamin D là điều cần thiết cho xương khỏe mạnh. Những người thiếu hụt vitamin D có thể bị các triệu chứng như đau cơ, yếu cơ và đau xương.
Vitamin D giúp tăng cường hấp thu canxi. Trong trường hợp thiếu nghiêm trọng, làm giảm hấp thu canxi, dẫn đến chậm tăng trưởng, mềm xương và suy yếu cấu trúc xương, làm tăng nguy cơ biến dạng xương, loãng xương và gãy xương.
Ánh nắng mặt trời chứa cả tia UVA và UVB, rất cần thiết cho quá trình tổng hợp vitamin D
Có hai cách chính để cung cấp vitamin D cho cơ thể:
Từ ánh nắng mặt trời: Một phương pháp tự nhiên để tổng hợp vitamin D trong cơ thể là khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tia tử ngoại B (UVB) từ ánh nắng mặt trời giúp kích hoạt tổng hợp vitamin D trong da. Việc phơi nắng trong khoảng 15-30 phút vào buổi sáng hoặc chiều, 2 đến 3 lần 1 tuần có thể cung cấp lượng vitamin D đủ cho cơ thể.
Từ thực phẩm và bổ sung: Một số loại thực phẩm cũng cung cấp vitamin D như cá béo (như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ), lòng đỏ trứng, sữa, sản phẩm từ sữa bổ sung vitamin D, và một số loại nấm. Ngoài ra, vitamin D cũng có thể được cung cấp thông qua bổ sung vitamin D nếu cần thiết.
2. Sử dụng kem chống nắng có gây thiếu hụt vitamin D?
Video đang HOT
Kem chống nắng là sản phẩm giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Kem chống nắng hoạt động bằng cách hấp thụ, phản xạ hoặc phân tán tia UV, hạn chế sự xâm nhập vào da. Kem chống nắng được phân loại theo yếu tố bảo vệ ( SPF), cho biết khả năng lọc tia UVB, theo thành phần và cách thức hoạt động. Mỗi loại kem chống nắng đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, việc lựa chọn sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của mỗi cá nhân.
Kem chống nắng mang lại nhiều lợi ích. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng thường xuyên kem chống nắng có thể làm giảm khoảng 40% nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào vảy, 50% khối u ác tính và 24% lão hóa da sớm. Ở cấp độ phân tử, ánh sáng mặt trời đã được chứng minh là làm hỏng DNA trong da. Do đó dẫn đến đột biến gen, gây ung thư da.
Vai trò của kem chống nắng trong việc bảo vệ làn da khỏi tia UV là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu tác động của chúng đối với quá trình tổng hợp vitamin D của cơ thể.
Sử dụng kem chống nắng không làm thiếu hụt vitamin D.
Kem chống nắng có chỉ số SPF cao được thiết kế để lọc hầu hết bức xạ UVB, vì tác hại của tia UVB là nguyên nhân chính gây cháy nắng và có thể dẫn đến ung thư da. Bước sóng UVB là bước sóng cụ thể kích hoạt sản xuất vitamin D trong da. Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng hiện chưa chỉ ra rằng việc sử dụng kem chống nắng hàng ngày gây thiếu hụt vitamin D. Trên thực tế, các nghiên cứu phổ biến nhất cho thấy những người sử dụng kem chống nắng hàng ngày vẫn có thể duy trì đủ mức vitamin D cần thiết.
Nguyên nhân được cho là dù sử dụng bao nhiêu kem chống nắng hoặc loại kem chống nắng có chỉ số SPF nào, thì một số tia UV của mặt trời vẫn tiếp cận được với làn da. Kem chống nắng SPF 15 lọc 93% tia UVB, SPF 30 chặn 97% và SPF 50 lọc 98%.
Điều này có nghĩa là 2-7% tia UVB từ mặt trời vẫn tiếp cận với làn da, ngay cả với kem chống nắng có SPF cao. Như vậy việc sử dụng kem chống nắng không làm thiếu hụt vitamin D.
3. Làm gì để cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể?
Duy trì hàm lượng vitamin D tối ưu rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe xương, răng và miễn dịch tốt. Điều quan trọng là phải tìm được sự cân bằng phù hợp giữa khả năng chống nắng và tổng hợp vitamin D.
Để đạt được điều này, nên chọn loại kem chống nắng phù hợp với loại da của mình. Ví dụ, làn da trắng sẽ yêu cầu bảo vệ cao hơn làn da sẫm màu. Ngoài ra, nên ưu tiên các loại kem chống nắng phổ rộng, chống được cả tia UVA và UVB.
Khi dùng kem chống nắng, vẫn có thể dành ít thời gian để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thường 10-15 phút mỗi ngày (hoặc tùy theo tình hình địa phương và loại da) là đủ để cơ thể tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời.
Nếu gặp khó khăn trong việc tổng hợp đủ vitamin D từ ánh nắng mặt trời, hãy bổ sung vitamin D thông qua thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá mỡ như cá hồi, cá thu, sữa, trứng… Nếu lo lắng về mức vitamin D trong cơ thể, hãy thăm khám bác sĩ dinh dưỡng để được kiểm tra và tư vấn bổ sung vitamin D theo đúng liều lượng và cách dùng phù hợp.
Ghi nhớ 5 điều này da sạch cực nhanh mà không cần tốn kém
Bạn chỉ cần ghi nhớ bí quyết dưới đây sẽ sở hữu làn da mịn màng cực nhanh.
Loại sạch bụi bẩn, chất nhờn bằng cách "mở" lỗ chân lông
Đắp khăn ấm giúp bạn mở lỗ chân lông.
Để làm sạch bụi bẩn, chất nhờn hoàn toàn, bạn phải bắt đầu bằng việc mở rộng các lỗ chân lông. Bạn chỉ cần dùng khăn sạch nhúng qua nước ấm và đắp lên da mặt. Hơi nóng sẽ giúp lỗ chân lông mở và bụi bẩn, chất nhờn theo đó ra ngoài.
Chú ý: Không dùng nước quá nóng có thể gây tổn thương da.
Làm sạch da mặt
Trước khi rửa mặt, bạn phải rửa sạch tay rồi lấy 1 ít sữa rửa mặt tạo bọt và thoa đều lên da mặt, massage nhẹ nhàng khoảng 30 - 40 giây thì rửa sạch lại với nước ấm.
Uống nước mật ong đều đặn
Trộn đều 1 cốc nước ấm, 1 thìa nước cốt chanh, nửa thìa mật ong uống 30 phút trước khi ăn sáng mỗi ngày. Bên cạnh đó, uống kèm trà xanh hoặc trà gừng pha loãng thay nước lọc trong ngày nhưng không nên uống sau 8 giờ tối đâu nhé!
Sử dụng bột nghệ
Đây là một thành phần được sử dụng từ xa xưa nhưng đến giờ chúng vẫn được coi là một trong những chất làm sáng da tốt nhất.
Chuẩn bị một mặt nạ nghệ bằng cách kết hợp 1 muỗng cà phê bột nghệ và 3 muỗng cà phê nước cốt chanh tươi. Áp dụng trên khuôn mặt và để chúng lưu lại trên da trong 15 phút. Bạn nên cẩn thận khi áp dụng mặt nạ này vì chỉ một chút bất cẩn, nghệ có thể làm ố quần áo của bạn. Một số người có làn da nhạy cảm có thể pha loãng bột nghệ với nước thay vì nước chanh.
Ánh nắng mặt trời và tác động đến da
Nên: Thoa kem chống nắng với chỉ số SPF thấp nhất 15 giúp ngăn cả tia UVA và tia UVB. Da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt có thể tạo ra các nếp nhăn, tàn nhang và các vấn đề về da khác. Khi chọn kem chống nắng, hãy lưu ý chọn những sản phẩm có ghi "noncomedogenic" hoặc "nonacnegenic" vì những sản phẩm này khi bôi lên da sẽ giúp da không bị bó và tắc lỗ chân lông.
Không nên: Bỏ qua kem chống nắng, cho dù trời có nhiều mây hoặc lạnh. Nếu bạn đang đi biển hoặc đến những nơi có các bề mặt phản chiếu như tuyết hoặc băng, hãy bôi kem chống nắng với SPF ít nhất là 30.
Chế độ ăn uống
Nên: Ghi chép để theo dõi chế độ ăn uống của bạn. Hãy ăn trái cây tươi, rau xanh, đủ chất đạm và vitamin. Chế độ ăn giàu vitamin C và ít chất béo và đường sẽ thúc đẩy làn da rạng rỡ. Hãy cân nhắc chế độ ăn ít đường sẽ giúp cho các tế bào duy trì sự cân bằng và ngăn ngừa stress.
Không nên: ăn các thực phẩm có gia vị và các loại thực phẩm lên men, muối, trái cây có múi, đồ chiên. Thay vào đó hãy sử dụng các loại thực phẩm như gạo, bột yến mạch và táo.
Cân nhắc trào lưu chống nắng cho... da đầu Đây là những gì các chuyên gia đang nói về việc sử dụng kem chống nắng trên da đầu Một khi ánh nắng mặt trời làm hỏng da đầu của bạn, thì rất khó để phục hồi - khiến nó trở thành một trong những tình huống mà phòng ngừa đáng giá hơn chữa bệnh. Che mặt và cơ thể của chúng ta...