Cô sinh viên “đặc biệt” trải lòng mùa thi cùng sĩ tử
“Cách đây 1 năm, tôi còn là một thí sinh khuyết tật, tay không thể viết, chân không thể đi, phải ngồi một mình trong phòng thi đặc biệt. Còn giờ, tôi đã là sinh viên, vẫn đặc biệt, nhưng kiêu hãnh và tự hào”.
Nguyễn Thùy Chi – hiện là sinh viên năm nhất Học viện Báo chí – Tuyên truyền. Với những ai quan tâm tới kỳ thi tuyển sinh đại học 2010, chắc hẳn chưa quên câu chuyện về cô bé khuyết tật vận động cả tứ chi nhưng vẫn quyết tâm và đạt được ước mơ vào giảng đường đại học.
Nụ cười đầy nghị lực và niềm tin của “cô gái đặc biệt” Nguyễn Thùy Chi
Sau một thời gian vật lý trị liệu, đôi bàn tay của Chi đã có thể cử động được ít nhiều. Không thể lướt phăng phăng trên bàn phím, thậm chí chỉ có thể “mổ cò” chậm chạp vì đôi tay còn rất yếu, song Chi vẫn dành thời gian để viết những dòng tâm sự và nhắn nhủ chân thành gửi tới các sĩ tử.
Trong không khí đợt hai kỳ thi đại học 2011 đang tới gần, chúng tôi xin trích đăng nội dung e-mail của Nguyễn Thùy Chi. Rất hi vọng, những lời gan ruột này sẽ tiếp thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực cho các sỹ tử trước ngày “ra quân”:
“Thời gian trôi qua thật nhanh, loáng cái đã một năm và một mùa thi đại học nữa lại tới. Chắc giờ này, tâm trạng của các bạn cũng giống như tôi cách đây một năm: hồi hộp, lo lắng và nung nấu quyết tâm bước chân vào giảng đường đại học. Càng gần ngày thi, những cảm xúc ấy lại càng thôi thúc mạnh mẽ, có lúc bùng lên như ngọn lửa.
Video đang HOT
Đối với nhiều người, một cô bé khuyết tật vận động tứ chi đi thi đại học là điều không tưởng, và ước mơ vào đại học lại càng quá xa vời. Tôi đã ước mơ, hi vọng rất nhiều. Các bạn sẽ hỏi: Liệu có lúc nào tôi bi quan không? Có chứ, trong đời ai cũng có những khoảnh khắc như vậy, quan trọng là chúng ta có vượt qua được hay không.
Đứng trước bước ngoặt cuộc đời, tôi không cho phép mình lùi bước, vì tôi biết rằng, chỉ có con đường học tập mới giúp tôi trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Đó cũng là hành động có trách nhiệm đối với chính bản thân mình.
Giấy gọi nhập học đến với tôi như một phép màu nhiệm. Cuộc sống của tôi cũng thay đổi rất nhiều từ ngày ấy: trải nghiệm hơn, nhiều màu sắc hơn và ngọt ngào hơn bao giờ hết!
Cách đây một năm, tôi còn là một thí sinh khuyết tật, tay không thể viết, chân không thể đi, phải ngồi một mình trong phòng thi đặc biệt. Còn bây giờ, tôi đã là một sinh viên, vẫn đặc biệt, nhưng kiêu hãnh và đầy tự hào …
Tôi viết những dòng tâm sự này không phải để tự tán dương bản thân, mà tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng: Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ. Các bạn hãy mơ đi, và hãy cố gắng hết sức để thực hiện nó. Trên đời, không có gì là không thể, phải không???
Đối với các sỹ tử, tôi xin gửi lời chúc may mắn. Chúc các bạn bình tĩnh, tự tin và thành công trên con đường mình đã chọn. Riêng các bạn thi môn văn, tôi xin phép gửi “thông điệp” nhỏ: Hãy viết bằng tất cả cảm xúc và sự rung động trong tâm hồn của mình”.
Trên đây những là dòng chia sẻ mộc mạc, chân thành nhưng chứa đựng một triết lý sống sâu sắc của “cô gái đặc biệt” Nguyễn Thùy Chi. “Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ” cũng là thông điệp mà chúng tôi muốn gửi gắm tới các sỹ tử kỳ thi tuyển sinh đại học 2011.
Các bạn có ước mơ, và cơ hội biến ước mơ thành hiện thực đang tới rất gần. Bên cạnh kiến thức thì sự tự tin, bản lĩnh và quyết tâm cũng không kém phần quan trọng. Chúc các bạn thành công!
Theo VTC
Khối trường quân đội: Sẵn sàng nhận thí sinh khuyết tật
Còn gần 1 tháng nữa là hết hạn nộp hồ sơ dự thi ĐH-CĐ nhưng nhiều thí sinh vẫn băn khoăn về điều kiện dự thi các trường ĐH khối quân đội. Sau đây là những điểm lưu ý quan trọng thí sinh cần biết.
Hệ dân sự có nhiều ưu ái
Học viên Học viện Kỹ thuật quân sự.
Theo quy chế tuyển sinh năm nay, Bộ GD&ĐT quy định các thí sinh khuyết tật không phải dự thi mà nộp hồ sơ xét tuyển vào trường mà mình mong muốn. Đại diện Học viện Kỹ thuật quân sự, PGS-TS Lê Minh Thái cho biết: "Nhà trường sẵn sàng nhận các em khuyết tật vào học ở hệ dân sự".
Năm 2011 có 16 trường quân sự tuyển sinh ĐH-CĐ, trong đó có 9 trường tuyển sinh cả 2 hệ: Quân sự và dân sự, với nhiều mã ngành khác nhau. Trong số 9 trường này có 5 trường tuyển sinh bậc ĐH có tổ chức thi và 4 trường tổ chức xét tuyển hệ CĐ.
Thí sinh dự thi hệ dân sự cũng có nhiều ưu ái. Nếu thi vào hệ dân sự, thí sinh mua hồ sơ của Bộ GDĐT và đăng ký tuyển sinh theo hệ thống tuyển sinh của Bộ. Các thí sinh thi hệ này lưu ý, hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) nộp tại trường THPT hoặc Sở GDĐT, không nộp tại các Ban tuyển sinh quân sự huyện, quận, thị xã hay tại các trường quân sự.
PGS-TS Lê Minh Thái, cho biết: "Nhiều Sở GDĐT khi học sinh đến nộp hồ sơ đăng ký dự thi hệ dân sự lại không thu vì cứ nghĩ rằng Học viện Kỹ thuật quân sự thì chỉ đào tạo quân sự, nộp hồ sơ tại các quận, huyện đội. Năm 2010, Học viện Kỹ thuật quân sự phải giải quyết hơn 500 hồ sơ nộp nhầm như thế này".
Khi hết hạn ĐKDT tại Sở GDĐT địa phương, thí sinh được phép đến ĐKDT tại Phòng Đào tạo của các trường từ ngày 11.4 đến hết ngày 17.4.2011. Các em thi hệ dân sự sẽ không phải qua sơ tuyển.
Đạt chuẩn về sức khỏe
Năm nay, một số trường quân sự như Học viện Biên phòng, Học viện Phòng không Không quân, Học viện Hải quân, Trường Sĩ quan pháo binh... áp dụng hình thức xét tuyển đối với hệ cao đẳng hệ quân sự và dân sự. Hệ này thường chỉ tuyển sinh nguồn thí sinh nam có hộ khẩu thường trú từ Quảng Trị trở vào.
Khác với các trường ĐH-CĐ ngoài ngành, để đủ điều kiện dự thi các trường quân đội, thí sinh cần phải qua sơ tuyển. Nhiều người vẫn ví đây là "cửa ải" thứ nhất.
Để vượt qua "cửa ải" này, các thí sinh cần chú ý: Theo quy định của Bộ Quốc phòng, khi tham gia sơ tuyển vào khối các trường quân đội phải đáp ứng được 4 yêu cầu: Yêu cầu tự nguyện, yêu cầu về chính trị- đạo đức, yêu cầu về văn hóa và đặc biệt là yêu cầu về sức khỏe.
Các trường sĩ quan chỉ huy, thí sinh phải cao trên 1m65, nặng từ 50kg trở lên, vòng ngực trung bình 80cm trở lên. Tuyển chọn học viên đạt sức khỏe loại 1 ở 6 chỉ tiêu (nội, ngoại, tâm thần, da liễu-hoa liễu, mắt, tai-mũi-họng). Những người được tuyển chọn phải đạt sức khỏe loại 2 về răng.
Đối với nữ giới sức khỏe phải đạt loại 1. Riêng các khối trường phục vụ chuyên môn như Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y, Học viện Khoa học quân sự, ĐH Văn hóa Nghệ thuật quân đội... thì chiều cao từ 1m63, cân nặng từ 50kg trở lên. Sức khỏe đạt loại 1 ở 5 chỉ tiêu.
Học viên được tuyển chọn phải đạt sức khỏe loại hai về răng. Các tật ở mắt như khúc xạ, cận thị, viễn thị không quá 3 diop, tổng thể lực 2 mắt phải đạt 9/10. Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo; thí sinh là người dân tộc ít người được lấy đến sức khỏe loại 2 về thể lực. Trong đó nam giới phải đạt chiều cao từ 1m62 trở lên; cân nặng 47kg trở lên.
Theo Dân Việt
Cô sinh viên trên xe lăn Co quắp trên chiếc xe lăn, Chi lần mò bấm từng phím máy tính một cách khó nhọc. Cả hai tay, hai chân của cô bị cứng đơ không như người bình thường. Tôi đã gặp Chi trong hoàn cảnh như vậy trong KTX Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Chi kể cho tôi nghe về quãng đời 20 năm trên xe...