Cơ quan thực phẩm Bỉ cảnh báo nguy hại từ cảm hứng ‘ăn lá cây thông Noel’
Ngày 7/1, Cơ quan Thực phẩm liên bang (FASFC) của Bỉ đã phát đi cảnh báo tới người dân nước này không nên ăn cây thông Noel sau khi mùa lễ hội kết thúc.
Một cây thông Noel được trang trí tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn của FASFC Helene Bonte cho biết: “Cây thông Noel không phải để xuất hiện trong chuỗi thức ăn”.
Theo FASFC, hầu hết các cây thông Noel trang trí đều được xử lý bằng thuố.c trừ sâu và nhiều loại hóa chất khác để giữ cho chúng được tươi bền trong một thời gian dài cũng như bảo vệ khỏi sâu bệnh. Vì vậy, cây thông Noel không an toàn để sử dụng làm thực phẩm.
Trong đó, loài rệp len thường xuất hiệu nhiều trên các cây thông để hút nhựa cũng như lây lan bệnh cho loài cây này. Mọi người thường phải xử lý loài côn trùng này một cách chuyên sâu bằng hóa chất. Bà Bonte nói rằng chỉ với lý do trên FASFC đã không thể đồng ý với “sáng kiến” ăn cây thông Noel.
Video đang HOT
Lời cảnh báo được đưa ra sau khi Hội đồng địa phương của thành phố Ghent thuộc Bỉ phát động chiến dịch vào thứ năm tuần trước nhằm tuyên truyền một số phương pháp tái chế cây thông Noel sau mùa lễ. Một trong những gợi ý đó bao gồm nấu súp từ lá thông – lấy cảm hứng từ công thức nấu ăn truyền thống của người Scandinavia.
Mục đích của chiến dịch tuyên truyền này nhằm mục đích giảm lượng rác thải ra môi trường khi số lượng cây thông Noel được người dân sử dụng vào dịp lễ Giáng sinh là rất lớn. Thành phố Ghent cũng được đán.h giá là một “thành trì” của các nhà bảo vệ môi trường ở vùng Flanders phía Bắc nước Bỉ.
Trong một bài viết đăng trên mạng xã hội, thành phố này cho biết: “Cây thông Noel của bạn vẫn ăn được miễn là nó không phải là cây thủy tùng và cây của bạn chưa được phun thuố.c chống cháy”.
Trang web của thành phố này cũng hướng dẫn người dân sơ chế, tiến hành tước lá ra, chần qua, sấy khô và sử dụng trong việc làm bơ có hương vị.
Tuy nhiên, FASFC cho rằng đây là một hành vi không an toàn vì người tiêu dùng không thể dễ dàng xác định được cây thông Noel đã được xử lý bằng chất chống cháy hay chưa. “Việc tiêu thụ cây thủy tùng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong”, bà Bonte cảnh báo.
Bà Bonte nêu bật sự khác biệt giữa cây thông Noel được trồng thương mại và cây thông mọc tự nhiên thường được sử dụng trong một số công thức nấu ăn của người Bắc Âu. Bà nói: “Những chiếc lá thông từ thiên nhiên nguyên sơ ở các nước phía Bắc hoàn toàn khác với những chiếc lá thông được trồng vào dịp Giáng sinh”.
“Tóm lại, có nhiều lý do để không nên thúc đẩy hoặc khuyến khích việc tái sử dụng cây thông Noel trong chuỗi thực phẩm”, báo cáo của FASFC cho biết.
Sau khi cảnh báo của FASFC được ban hành, thành phố Ghent đã thay đổi tiêu đề bài đăng của mình từ “Ăn cây thông Noel của bạn” thành “Người Scandinavia ăn cây thông Noel của họ”.
Số ca nhiễm norovirus tại Mỹ tăng cao bất thường
Theo dữ liệu của Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ, số ca nhiễm norovirus tăng cao bất thường tại Mỹ trong tháng 12/2024.
Số liệu gần đây nhất cho thấy 91 ca nghi nhiễm hoặc được xác nhận nhiễm norovirus trong tuần đầu tiên của tháng 12. Con số này cao hơn mức CDC Mỹ ghi nhận trong cùng kỳ của những năm gần đây và vượt số ca được báo cáo vào đầu tháng 12 của những năm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Trong tháng 12/2024, ít nhất 80 người ốm do norovirus có trong hàu sống được phục vụ tại một sự kiện của nhà hàng ở Los Angeles. Theo đó, Cơ quan quản lý Thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo người dân không nên ăn hàu sống. Những con hàu được nhập từ tỉnh British Columbia (Canada) và đã được bán tại 14 bang và Washington trước khi bị thu hồi. Theo FDA, các đợt thu hồi sản phẩm khác gần đây do nghi nhiễm norovirus là những quả mọng tươi và đông lạnh.
Các đợt bùng phát norovirus có thể xảy ra quanh năm, nhưng phổ biến nhất là trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mỗi năm, trên toàn nước Mỹ có khoảng 19 - 21 triệu người nhiễm virus dễ lây lan này.
Norovirus là một loại virus phổ biến gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Virus này dễ dàng lây lan qua tiếp xúc, trên bề mặt thực phẩm hay thậm chí có trong cả nước uống.
Giáng sinh mang phong vị mùa Hè ở Nam Phi Nam Phi nằm ở Nam bán cầu nên Giáng sinh rơi vào mùa Hè. Ảnh: digibuddha.com Điều đó có nghĩa là thay vì một Giáng sinh tràn ngập tuyết trắng, những chiếc áo len xanh đỏ hay ly chocolate nóng, người dân ở Nam Phi đón Giáng sinh vô cùng khác biệt với thời tiết ấm áp, trong những bộ quần áo thoải...