Cơ quan Cảnh sát điều tra vào cuộc vụ CSGT “làm luật” như “ảo thuật”
Công an TP.Hà Nội vừa thông báo kết quả ban đầu quá trình xác minh, điều tra làm rõ hành vi của một số chiến sĩ CSGT thuộc công an TP.Hà Nội bị phản ánh “ làm luật”.
Hôm nay (21.3), ông Trần Hải Quân – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Công an Thành phố (CATP) Hà Nội cho biết, bước đầu xác định hình ảnh của lực lượng giao thông thực hiện nhiệm vụ được báo Tiền Phong phản ánh trong clip đăng tải ngày 13.3 là cán bộ, chiến sĩ của Phòng Cảnh sát giao thông công an TP.Hà Nội.
Theo đó, ngay sau khi báo Tiền Phong đăng phóng sự lên Tiền Phong điện tử ngày 13.3, Ban Giám đốc công an TP.Hà Nội đã chỉ đạo cơ quan Thanh tra, Tổ chức cán bộ, phối hợp với các đơn vị liên quan xác minh ngay vụ việc.
Trước diễn biến này, ngay trong ngày 13 và 14.3, giám đốc công an thành phố đã quyết định tạm đình chỉ 20 cán bộ, chiến sĩ và chỉ huy liên quan đến vụ việc để phục vụ công tác kiểm tra, xác minh theo quy định của Bộ Công an.
Cũng trong ngày 13.3, giám đốc công an TP.Hà Nội cũng đề nghị Ban Biên tập Báo Tiền Phong phối hợp trao đổi, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung bài viết đã phản ánh trên báo để phục vụ công tác xác minh, kết luận nội dung phản ánh, cũng như công tác xử lý đối với cán bộ, chiến sĩ sai phạm theo quy định.
Công an TP.Hà Nội xác định, các chiến sĩ CSGT bị phản ánh “làm luật” có dấu hiệu tiêu cực.
Video đang HOT
Trên cơ sở kết quả kiểm tra ban đầu, ngày 18.3, giám đốc công an thành phố đã ủy quyền cho Thiếu tướng Đinh Văn Toản – Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra có báo cáo kết quả ban đầu với lãnh đạo Bộ Công an và TP.Hà Nội.
Cụ thể, căn cứ vào tài liệu xác minh ban đầu có cơ sở xác định cán bộ, chiến sĩ có dấu hiệu vi phạm quy trình trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.
Căn cứ kết quả kiểm tra ban đầu, cũng như sự cung cấp, bổ sung thông tin của Báo Tiền Phong, tổ công tác thấy có dấu hiệu tiêu cực trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Theo công an TP.Hà Nội, trên cơ sở kết quả kiểm tra ban đầu, giám đốc công an thành phố quyết định giao Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP.Hà Nội, trực tiếp là Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng PC44) tiếp nhận toàn bộ hồ sơ của cơ quan Thanh tra, cơ quan Tổ chức để điều tra, kết luận hành vi vi phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
“Căn cứ kết quả điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra, sau khi có kết luận, công an TP.Hà Nội sẽ tiếp tục trao đổi để Báo Tiền Phong nắm được quan điểm, thái độ của công an thành phố trong vấn đề siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm cán bộ, chiến sĩ vi phạm” – ông Quân thông tin.
Công an TP.Hà Nội sẽ tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý theo quy định đối với những csgt vi phạm.
Ở một diễn biến khác, khi được hỏi về thời hạn đình chỉ công tác đối với các cán bộ, chiến sĩ liên quan, ông Quân nói: “Ngày 13 và 14.3, giám đốc công an thành phố đã chỉ đạo Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (PC67 công an TP.Hà Nội) ký quyết định đình chỉ công tác 14 cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền theo thẩm quyền phân cấp.
Giám đốc công an thành phố cũng đã ký quyết định tạm đình chỉ đối với 6 đồng chí lãnh đạo cấp đội thuộc thẩm quyền giám đốc.
Thời hạn đình chỉ công tác là 30 ngày (từ 13.3-13.4 đối với 14 cán bộ, chiến sĩ; từ 14.3-14.4 đối với nhóm cán bộ.
Trên cơ sở đó, cơ quan điều tra mới có đủ thời gian để tiếp tục làm việc với các cán bộ, chiến sĩ này và có kết quả”.
Cũng theo ông Quân, tất cả báo cáo gửi Bộ Công an cũng đã được CATP gửi lên Chủ tịch UBND TP Hà Nội ngày 19.3, trước ngày thành phố yêu cầu.
Theo Danviet
Người dân có được quay phim, chụp hình, giám sát CSGT làm việc?
Quy định pháp luật hiện hành có cấm người dân quay phim, chụp hình, giám sát cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ hay không?
Tư vấn câu hỏi của độc giả Nguyễn Văn Bình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), luật sư Hoàng Trọng Giáp, Giám đốc công ty luật Hoàng Sa cho biết:
Luật sư Hoàng Trọng Giáp.
Luật pháp hiện hành không cấm người dân quay phim, chụp ảnh, giám sát lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) đang thực hiện nhiệm vụ. Người dân được quyền làm những gì pháp luật không cấm.
Tuy nhiên, công dân cần lưu ý những trường hợp được coi là bí mật Nhà nước. Những khu vực an ninh, quốc phòng hay các nơi có biển cấm hoặc quy định hạn chế quay phim, chụp hình thì người quay phim, chụp hình bắt buộc phải có sự cho phép của cơ quan chức năng, của đơn vị có thẩm quyền.
CSGT đang làm nhiệm vụ đại diện cho Nhà nước để thực thi công vụ, không đứng dưới tư cách cá nhân, không thuộc phạm vi bí mật đời tư. Theo Bộ luật Dân sự hiện hành, người dân có quyền được giám sát các hoạt động công khai của lực lượng CSGT.
Điều 5, Khoản 3 Luật Công an nhân dân quy định: Hoạt động của Công an nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Như vậy, việc ghi âm, chụp hình CSGT đang làm nhiệm vụ không bị cấm theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, người dân khi ghi âm, chụp hình không làm ảnh hưởng, cản trở công việc của lực lượng CSGT; tuân thủ điều kiện về việc sử dụng các loại thiết bị, phần mềm theo Nghị định 66 về việc kinh doanh và sử dụng các loại các loại thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị của Chính phủ.
Theo Quang Huy (Zing)
Công an Hà Nội xác nhận có cảnh sát giao thông nhận tiền, "làm luật" Công an Hà Nội bước đầu xác nhận có các cán bộ, chiến sỹ cảnh sát giao thông (CSGT) liên quan đến vụ việc "làm luật", nhận tiền của người vi phạm giao thông. Được biết, 20 CSGT đã bị tạm đình chỉ công tác. Tổ công tác đã xác nhận có CSGT nhận tiền của người vi phạm giao thông (ảnh: Tiền...