Cổ phiếu VGC sắp ‘chuyển nhà’ sang HoSE: Viglacera sẽ đổi vận?
Ngày 20/5, cổ phiếu VGC của Tổng công ty Viglacera sẽ hủy niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), chuyển sang Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE).
Theo thông báo từ HNX, cổ phiếu VGC chính thức chuyển sang HoSE vào ngày 20/5 tới. Như vậy, 448,35 triệu cổ phiếu VGC kết thúc giao dịch trên HNX vào ngày 17/5. Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/5, giá cổ phiếu VGC giao dịch ở mức 20.800 đồng/cổ phiếu, tăng nhẹ so với giao dịch hôm 13/5.
Trước đó, ngày 26/4, phía HoSE cũng ra quyết định chấp thuận niêm yết số lượng cổ phiếu trên của VGC.
Cổ phiếu VGC chính thức chuyển sang HoSE vào ngày 20/5.
Ở diễn biến khác, vừa qua Bộ Xây dựng đã công khai bán đấu giá cổ phần tại Viglacera. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chỉ bán được 86% tổng số cổ phần chào bán với giá bình quân 23.000 đồng, giúp Bộ Xây dựng thu về 1.587 tỷ đồng.
Sau đó, Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam – Gelex (GEX) đã mua vào 27 triệu cổ phiếu VGC, qua đó nâng tổng số lượng cổ phiếu nắm giữ trực tiếp lên 57,1 triệu cổ phiếu, tương đương 12,74% vốn.
Bên cạnh đó, cổ đông có liên quan tới Gelex (bao gồm Công ty TNHH Thiết bị điện Gelex) đang nắm giữ 54,83 triệu cổ phiếu VGC, tương ứng tỷ lệ 12,23%. Như vậy, tổng lượng cổ phiếu VGC mà nhóm Gelex đang nắm giữ lên tới 111,93 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 24,96% vốn tại Viglacera.
Theo báo cáo Kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2019 được công bố, Viglacera ghi nhận doanh thu thuần 2.268 tỷ đồng, tăng 24%; Lợi nhuận sau thuế 180 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước. Tổng tài sản Viglacera cuối quý 1 đạt 17.155 tỷ đồng, tăng hơn 600 tỷ so với đầu năm. Nợ phải trả tăng 394 tỷ lên 10.055 tỷ đồng.
Video đang HOT
Thảo Nguyên
Theo viettq.vn
Khối ngoại đua mua POW, nhưng tiếp tục bán ròng hàng trăm tỷ đồng trong phiên 14/5
Trong khi thị trường tiếp tục khởi sắc thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì trạng thái bán ròng hàng trăm tỷ đồng trong phiên 14/5. Tuy nhiên, tâm điểm của thị trường trong phiên hôm nay là POW cũng nhận được sự "ưu ái" của khối ngoại khi được gom khá mạnh.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào 10,18 triệu đơn vị, giá trị 509,88 tỷ đồng, giảm 41,14% về lượng và 19,85% về giá trị so với phiên cuối tuần trước.
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 17,94 triệu đơn vị, giá trị 722,25 tỷ đồng, giảm 14% về lượng và hơn 4% về giá trị so với phiên trước.
Qua đó, khối ngoại đã bán ròng 7,75 triệu đơn vị, giá trị 212,37 tỷ đồng, tăng mạnh 117,58% về lượng và 81,72% về giá trị so với phiên trước.
Phiên hôm nay, cổ phiếu BVH được khối ngoại mua ròng mạnh về giá trị đạt 38,11 tỷ đồng, tương đương khối lượng 492.980 đơn vị. Tiếp đó là VNM với 25,57 tỷ đồng (189.410 đơn vị), HVN với 19,29 tỷ đồng (473.640 đơn vị).
Trong khi đó, xét về khối lượng, cổ phiếu POW dẫn đầu danh mục được khối ngoại mua ròng mạnh với hơn 1 triệu đơn vị, giá trị hơn 15,5 tỷ đồng.
Với sự hậu thuẫn của nhà đầu tư ngoại cùng lực cầu trong nước hấp thụ mạnh, cổ phiếu POW đã nhanh chóng được kéo lên kịch trần trong phiên hôm nay. Kết phiên, POW tăng 6,7% lên 15.200 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 5,56 triệu đơn vị và dư mua trần hơn 1,3 triệu đơn vị.
Được biết, MSCI vừa công bố báo cáo cơ cấu danh mục định kỳ quý II/2019 với rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index. Theo đó, rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index sẽ thêm mới 2 cổ phiếu, bao gồm 1 cổ phiếu Việt Nam là POW và một cổ phiếu đến từ Tunisia. Đây có thể là nguyên nhân chính khiến POW giao dịch sôi động và tăng vọt trong phiên hôm nay.
Trái lại, cổ phiếu VHM bị khối này bán ròng mạnh nhất về giá trị đạt 84,48 tỷ đồng, tương đương khối lượng 996.100 đơn vị. Tiếp đó là SSI bị bán ròng hơn 42 tỷ đồng (1,69 triệu đơn vị).
Còn chứng chỉ quỹ E1VFVN30 dẫn dầu danh mục bị bán ròng mạnh về khối lượng đạt hơn 1,9 triệu đơn vị, giá trị 27,64 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào 1,44 triệu đơn vị, giá trị 29,1 tỷ đồng, tăng mạnh 195,55% về lượng và hơn 242% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 3,13 triệu đơn vị, giá trị 57,46 tỷ đồng, giảm mạnh 78,88% về lượng và 81,28% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 1,69 triệu đơn vị, giá trị 28,36 tỷ đồng; giảm mạnh so với phiên đầu tuần bán ròng 14,35 triệu đơn vị, giá trị 298,37 tỷ đồng.
Cổ phiếu VGC tiếp tục dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh với khối lượng 960.200 đơn vị, giá trị tương ứng 19,98 tỷ đồng.
Tiếp theo đó, NDN bị bán ròng 320.700 đơn vị, giá trị 4,36 tỷ đồng; TNG bị bán ròng 109.000 đơn vị, giá trị gần 2,4 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, khối này mua ròng mạnh nhất S55 với giá trị chỉ 94 triệu đồng, tương đương khối lượng 4.000 đơn vị.
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào 762.710 đơn vị, giá trị 30,65 tỷ đồng, tăng 50,59% về khối lượng và 120,66% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 855.180 đơn vị, giá trị 24,92 tỷ đồng, giảm 16,97% về lượng và 7,98% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã bán ròng 92.470 đơn vị,giảm 82,33% so với phiên đầu tuần. Tổng giá trị là mua ròng 5,73 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó bán ròng 13,19 tỷ đồng.
Hôm nay, khối ngoại mua ròng 22 mã, trong đó VTP vẫn dẫn đầu với giá trị 2,43 tỷ đồng, tương đương khối lượng 12.900 đơn vị. Tiếp đó, ACV được mua ròng 2,37 tỷ đồng (29.700 đơn vị), VEA được mua ròng gần 1,3 tỷ đồng...
Trái lại, khối ngoại bán ròng 18 mã, trong đó BSR bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 1,53 tỷ đồng (109.900 đơn vị). Tiếp theo, PXL bị bán ròng hơn 644 triệu đồng (129.000 đơn vị).
Tính chung trên cả 3 sàn trong phiên 14/5, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 9,53 18,43 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 235 tỷ đồng, giảm mạnh 48,29% về lượng và 45,15% về giá trị so với phiên cuối tuần trước (bán ròng 428,43 tỷ đồng).
T.T
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Lợi nhuận bia Hà Nội lao dốc, giảm 42% so cùng kỳ Báo cáo tài chính quý I của CTCP Bia - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) cho thấy, lợi nhuận của doanh nghiệp đạt 64 tỷ đồng, giảm 42% so cùng kỳ. Cụ thể, dù doanh thu thuần 3 tháng đầu năm tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.564 tỷ đồng, giá vốn hàng bán của Habeco lại tăng với...