[Cổ phiếu nổi bật tuần] 5 tháng tăng gần 100%, QNS đến lúc phải điều chỉnh
Trong vòng 5 tháng, cổ phiếu QNS của CTCP Đường Quảng Ngãi đã tăng 96%. Biểu hiện điều chỉnh lúc này đã có và nhà đầu tư sẽ chờ cơ hội xuất hiện khi bên bán chốt lời mạnh hơn.
Ảnh minh họa.
QNS đã đến lúc cần điều chỉnh
Trong tuần VN-Index bảo toàn ngưỡng 900 điểm, QNS của CTCP Đường Quảng Ngãi lại giảm 4,4% xuống 34.660 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, đây lại là một sự đi ngược không quá xấu khi trước đó QNS đã có tới 5 tháng hồi phục.
Cổ phiếu này đã tăng tới 96% từ 18.480 đồng/cổ phiếu lên 36.220 đồng/cổ phiếu vào ngày 28/8 vừa qua. Việc điều chỉnh hiện tại do đó còn được xem là rất cần thiết để đánh giá lại sự cam kết của nhà đầu tư vào cổ phiếu QNS trong trung và dài hạn.
Các phiên điều chỉnh tới đây hoàn toàn có thể kéo QNS về gần mức giá 32.000 đồng/cổ phiếu. Đây là một vùng giá QNS đã liên tục không thể vượt qua trong nửa cuối năm 2019, thời kỳ kinh tế vẫn đang tích cực và chưa hề chịu ảnh hưởng của COVID-19.
Việc QNS giữ được nền giá quanh 32.000 đồng/cổ phiếu sẽ quyết định khả năng đi tiếp của cổ phiếu này. Nếu kịch bản này xảy ra, QNS hoàn toàn có thể phá đỉnh tháng 8 đi lên. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, cổ phiếu này sẽ có thể đối mặt với khả năng phải kiểm tra lại đường MA200 nếu bị chốt lời thủng ngưỡng 32.000 đồng/cổ phiếu.
Video đang HOT
Kết quả kinh doanh có dấu hiệu tạo đáy
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 3,25 nghìn tỷ đồng (-20,2% so với cùng kỳ) và 437 tỷ đồng (-16% so với cùng kỳ).
Doanh thu sữa đậu nành thu hẹp mức giảm so với cùng kỳ xuống mức -4,4% trong quý II (quý I -8,4% so với cùng kỳ), trong đó sản lượng tiêu thụ phục hồi về mức cùng kỳ từ tháng 5 và tháng 6 sau khi giảm 10% so với cùng kỳ trong tháng 4 do chính sách giãn cách xã hội trên toàn quốc.
Kết quả kinh doanh của QNS tốt hơn so với mức bình quân toàn ngành – doanh thu các sản phẩm sữa giảm 11,4% so với cùng kỳ trong quý II theo Nielsen. Lũy kế, doanh thu sữa đậu nành giảm 6% so với cùng kỳ với sản lượng giảm 9%, trong khi giá bán bình quân tăng 3% trong 6 tháng đầu năm 2020. Giá bán bình quân tăng là do QNS đã tăng giá bán vào tháng 7 năm trước ( 4% so với mức giá bình quân cũ). Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng lên 45,4% (6 tháng đầu năm 2019: 44,6%), do giá bán cao hơn.
Sản lượng tiêu thụ Fami Go giảm đáng kể -25% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2020, trong khi sản lượng tiêu thụ Fami ổn định hơn.
Công ty đã xuất khẩu sữa đậu nành sang Trung Quốc từ cuối tháng 5 và hiện đã có mặt trên 6 trang thương mại điện tử hàng đầu và 4 chuỗi siêu thị hàng đầu của Trung Quốc. Công ty nhắm tới phân khúc trung cấp và cao cấp và tập trung vào kênh thương mại điện tử và kênh thương mại hiện đại (MT) ở thị trường Trung Quốc. Theo QNS, sữa đậu nành ở Trung Quốc được phân phối chủ yếu qua kênh MT (50%) và kênh thương mại điện tử (30%), và 6 trang thương mại điện tử mà công ty đã tiếp cận chiếm khoảng 80% thị phần giao dịch ở Trung Quốc. Dựa trên những phản hồi ban đầu, sản phẩm Vinasoy có lợi thế là được sản xuất từ hạt đậu nành tươi, trong khi hầu hết các sản phẩm sữa đậu nành hiện tại ở thị trường Trung Quốc được sản xuất từ hạt đầu nành khô.
Mảng đường trong nước đang đối mặt với sự canh tranh gay gắt từ đường nhập khẩu, và dự kiến các biện pháp bảo hộ sẽ được thực hiện vào năm tới.
Doanh thu đường RS giảm 49% so với cùng kỳ do sản lượng giảm 57% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2020. Mặt khác, giá bán bình quân phục hồi 17% so với cùng kỳ phù hợp với sự phục hồi của giá đường quốc tế. SSI ước tính giá bán bình quân tiếp tục đà phục hồi đến năm 2021, do nguồn cung đường quốc tế – đặc biệt từ Thái Lan – ước tính tiếp tục giảm đến năm 2021, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Lượng dự trữ đường của Thái Lan ước tính giảm xuống 3,53 triệu tấn (MMT; -57,6% so với cùng kỳ) và giảm tiếp còn 2,93 MMT (-17% so với cùng kỳ) vào cuối năm 2021.
Còn đường RE không được bán ra trong quý II. Theo QNS, vào cuối tháng 8, sản lượng sản xuất đường RE mới chỉ đạt 5-6 nghìn tấn từ 25 nghìn tấn đường thô nhập khẩu và công ty không có kế hoạch nhập khẩu thêm đường thô trong năm nay do sự cạnh tranh gay gắt từ đường nhập khẩu từ Thái Lan.
QNS dự kiến bán 28 nghìn tấn đường RE trong năm 2020 và chưa xác định được thời gian hoàn thành giai đoạn thử nghiệm cũng như chi phí khấu hao cho dây chuyền sản xuất đường RE ghi nhận vào năm 2020 là bao nhiêu. Tổng chi phí đầu tư cho đường RE ước tính khoảng 1 nghìn tỷ đồng với thời gian khấu hao khoảng 15 năm.
Gần đây Bộ Công Thương đã đề xuất chính sách bảo hộ và các biện pháp tự vệ đối với ngành đường trong nước trước đường nhập khẩu từ Thái Lan. Kể từ khi chính sách bảo hộ bằng hạn ngạch nhập khẩu bị xóa bỏ theo ATIGA từ đầu năm 2020, lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan đã lên tới 500 nghìn tấn trong 5 tháng 2020, tác động tiêu cực đến ngành đường trong nước. So với nhu cầu đường trong nước là 1,8 triệu tấn/năm, lượng đường nhập khẩu gây ra rủi ro rất lớn cho ngành đường trong nước. SSI kỳ vọng các biện pháp bảo hộ sẽ được thực hiện trong năm tới.
Ở mảng điện sinh khối, 6 tháng đầu năm 2020, QNS đã sản xuất 44 triệu kwh điện sinh khối (-56% so với cùng kỳ) và doanh thu tiêu thụ đạt 88 tỷ đồng (-46% so với cùng kỳ). Mức giảm đáng kể này bắt nguồn từ sản lượng bã mía giảm, do sản lượng mía mùa vụ 2019-2020 giảm. SSI ước tính khoản lỗ trong 6 tháng đầu năm 2020 nằm trong khoảng 30 tỷ đồng đến 40 tỷ đồng. Việc áp dụng thành công nguyên vật liệu mới giúp công ty đạt lợi nhuận ròng là 9 tỷ đồng trong tháng 7.
Cũng cần lưu ý rằng việc giá bán điện sinh khối tăng lên 0,0703 USD/kwh từ tháng 4 (trước đây là 0,058 USD/kwh) sẽ tiếp tục hỗ trợ tích cực cho mảng điện sinh khối. SSI ước tính khoản lỗ của mảng này sẽ thu hẹp dần vào cuối năm.
Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền của 9 doanh nghiệp
PPC, QNS, DHT, SDK, TV3, DRL, PHN, CTB, S55 vừa công bố lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền.
CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC): Ngày 20/4 - ngày ĐKCC nhận cổ tức còn lại năm 2019 bằng tiền tỷ lệ 10% (01 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Thời gian thanh toán 8/5/2020.
CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS): Ngày 17/4 - ngày ĐKCC nhận cổ tức còn lại năm 2019 bằng tiền tỷ lệ 15% (01 cổ phiếu nhận 1.500 đồng). Thời gian thanh toán 8/5/2020.
CTCP Dược phẩm Hà Tây (DHT): Ngày 27/4 - ngày ĐKCC nhận tạm ứng cổ tức năm 2019 bằng tiền tỷ lệ 10% (01 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Thời gian thanh toán 15/5/2020.
CTCP Cơ khí luyện kim (SDK): Ngày 28/4 - ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2019 bằng tiền tỷ lệ 30% (01 cổ phiếu nhận 3.000 đồng). Thời gian thanh toán 28/5/2020.
CTCP Tư vấn xây dựng điện 3 (TV3): Ngày 20/4 - ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2019 bằng tiền tỷ lệ 12% (01 cổ phiếu nhận 1.200 đồng). Thời gian thanh toán 28/4/2020.
CTCP Thủy điện điện lực 3 (DRL): Ngày 27/4 - ngày ĐKCC nhận cổ tức còn lại năm 2019 và tạm ứng cổ tức năm 2020 tổng tỷ lệ 15% (01 cổ phiếu nhận 1.500 đồng). Trong đó trả cổ tức năm 2019 tỷ lệ 9,2%. Thời gian thanh toán 12/5/2020.
CTCP Pin Hà Nội (PHN): Ngày 27/4 - ngày ĐKCC nhận tạm ứng cổ tức đợt 2/2019 bằng tiền tỷ lệ 15% (01 cổ phiếu nhận 1.500 đồng). Thời gian thanh toán 11/5/2020.
CTCP Chế tạo Bơm Hải Dương (CTB): Ngày 28/4 - ngày ĐKCC nhận cổ tức còn lại năm 2019 bằng tiền tỷ lệ 10% (01 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Thời gian thanh toán 8/5/2020.
CTCP Sông Đà 55 (S55): Ngày 28/4 - ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2019 bằng tiền tỷ lệ 5% (01 cổ phiếu nhận 500 đồng). Thời gian thanh toán 14/5/2020.
Thái Mạnh
Điểm danh những doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng tuần này Trong đó có Vicostone (VCS), Tài chính điện lực (EVF) hay Công viên nước Đầm Sen (DSN)... Tuần mới từ 17/2 đến 21/2/2020 có 12 doanh nghiệp chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng. Trong đó có Vicostone (VCS), Tài chính điện lực (EVF) hay Công viên nước Đầm Sen (DSN)... Ngày...