Cổ phiếu ngân hàng bứt phá mạnh mẽ, VN-Index tăng hơn 11 điểm
Sau phiên chững lại 15.12, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục bứt phá mạnh mẽ.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt tăng giá trong phiên 16.12. Ảnh: NL.
Sau phiên chững lại 15.12, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục bứt phá mạnh mẽ.
‘Mua là thắng’ có lẽ là thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất trong năm 2020 khi thị trường chứng khoán diễn biến rất tích cực. Bối cảnh lãi suất thấp đã khiến dòng tiền mới liên tục đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sau khi chững lại một nhịp ở phiên giao dịch 15.12, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tiếp đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Video đang HOT
Kết thúc phiên giao dịch 16.12, VN-Index tăng hơn 11,7 điểm, đóng cửa trên mức giá 1.066 điểm. Trên sàn HOSE có 296 mã tăng gà 134 mã giảm điểm. Trong đó, phiên giao dịch hôm nay, dòng tiền đổ mạnh vào nhóm cổ phiếu ngân hàng đã giúp chỉ số VN-Index giữ được sắc xanh trong cả phần lớn phiên giao dịch.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng còn được hỗ trợ khi trong báo cáo được công bố mới đây, JP Morgan, một trong những hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất trên thế giới đã dành sự đánh giá tích cực đối với nhóm này. Cụ thể, JP Morgan cho hay các ngân hàng Việt Nam là lĩnh vực ngân hàng ưa thích của họ trong khu vực. JP Morgan cũng duy trì quan điểm tăng trưởng cao với các ngân hàng Việt Nam, cùng với dự báo tăng trưởng GDP của cả nước năm 2020 đạt khoảng 2,5% và tăng tốc 8,3% vào năm 2021.
JP Morgan cũng cho biết họ đánh giá tích cực về tiềm năng tăng giá của các cổ phiếu ngân hàng. TCB và VPB với tiềm năng nới room là chất xúc tác chính. Đối với VCB và ACB, theo quan điểm của JP Morgan, luận điểm đầu tư được dẫn dắt bởi tăng trưởng EPS và lãi kép giá trị sổ sách.
“Chúng tôi tăng EPS 2020-22E lên 11%/9%/2% trong toàn ngành và giá mục tiêu của chúng tôi là 7-36%”. Theo JP Morgan, EPS của nhóm ngân hàng được thúc đẩy bởi các khoản dự phòng thấp hơn dự kiến, cũng như quy mô tăng nhờ GDP cao hơn.
Trong khi đó, giá mục tiêu tăng trên diện rộng theo sự thay đổi của EPS, với các điều chỉnh được JP Morgan thực hiện để gia tăng sự tin tưởng vào các dự báo và triển vọng tăng trưởng của nhóm ngân hàng.
Các rủi ro chính theo quan điểm của họ bao gồm chất lượng tài sản kém hơn dự kiến, tăng trưởng quy mô không đạt kỳ vọng và rủi ro vĩ mô như các đợt bùng phát COVID-19.
JP Morgan cũng kỳ vọng chất lượng tài sản các ngân hàng Việt sẽ duy trì ổn định trong 2 năm tới. Nợ xấu 4 ngân hàng tiếp tục được kiểm soát, với dự báo tỉ lệ bao phủ nợ xấu đạt trên 100% vào năm 2022 (ngoại trừ VPBank).
Giá trị khớp lệnh trên sàn HoSE lập kỷ lục gần 12.300 tỷ
Thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE đạt mức kỷ lục 12.293 tỷ đồng trong phiên 15/12. Trước đó, phiên khớp lệnh kỷ lục trên sàn HoSE là vào ngày 25/1/2018 với giá trị khớp lệnh 12.187 tỷ đồng, hệ quả của sự dồn nén thanh khoản sau sự cố "sập sàn" trong hai phiên trước đó.
Giá trị khớp lệnh trên sàn HoSE lập kỷ lục gần 12.300 tỷ
Sau hai phiên "tăng nóng", chỉ số VN-Index đã đảo chiều giảm 8,82 điểm trong phiên 15/12, về mức 1.055,27 điểm, tương đương giảm 0,83%.
Đáng chú ý, thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE lên đến 12.293 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.
Trước đó, phiên khớp lệnh kỷ lục trên sàn HoSE là vào ngày 25/1/2018 với thanh khoản 12.172 tỷ đồng. Đây là hệ quả của sự dồn nén thanh khoản sau sự cố "sập sàn" trong hai phiên trước đó.
Sắc đỏ tràn ngập nhóm cổ phiếu ngân hàng. VCB dẫn đầu đà giảm khi mất 2,1%. Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng khác cũng đánh mất thị giá như BID (giảm 0,86%), CTG (giảm 1,13%), TCB (giảm 0,19%), VPB (giảm 2,09%), ACB (giảm 0,71%), MBB (giảm 1,6%), HDB (giảm 0,45%), TPB (giảm 1,11%).
Riêng STB đứng giá tham chiếu, VIB ghi nhận sắc xanh với mức tăng 0,31%.
Thanh khoản lập đỉnh là thông tin "cứu vớt" nhóm cổ phiếu chứng khoán, dù thông thường, loại cổ phiếu này thường diễn biến đồng pha với thị trường chung. SSI, công ty chứng khoán lớn nhất thị trường, ghi nhận thị giá tăng 1,39%. VND tăng mạnh 5,05%. Trái ngược, VCI giảm 1,76%, HCM giảm 0,7%.
Cổ phiếu bất động sản diễn biến không hẳn tiêu cực. Hai đầu tàu là VIC và VHM giảm lần lượt 1,74% và 1,15%. Ở chiều ngược lại, VRE, NVL, BCM đều ghi nhận sắc xanh khi tăng lần lượt 0,33%, 1,71% và 1,6%. Nhiều cổ phiếu thậm chí còn tăng kịch trần như LGC, LDG, IJC, TDC.
Các cổ phiếu đầu tàu của nhóm sản xuất giảm khá mạnh, như VNM mất 1,94% giá trị, HPG giảm 1,66% trong khi SAB giảm 2,45%. BHN cũng giảm 1,17%. Trong khi đó, không ít cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn ghi nhận sắc xanh như DHG, GEX, VHC, DPM, GTN, DCM.
"Anh cả" nhóm dầu khí GAS ghi nhận mức giảm 1,84%. "Ông lớn" năng lượng POW cũng mất 2,1% thị giá. Trong khi "trùm" bán lẻ xăng dầu Petrolimex giảm 1,1%.
Ở nhóm hàng không, VJC giảm 1,57% trong khi HVN đứng giá tham chiếu.
Toàn sàn HoSE có 181 cổ phiếu tăng giá, 56 cổ phiếu đứng giá và 262 cổ phiếu giảm giá.
5 cổ phiếu khiến VN-Index mất điểm nhiều nhất là VCB, VIC, VNM, VHM, SAB. Trái ngược, GVR, NVL, LGC, BCM, GMD nỗ lực kéo chỉ số đi lên.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: AGR hút dòng tiền, POM bị xả mạnh Thị trường thêm một tuần tăng tích cực và vẫn chủ yếu nhờ dòng tiền mạnh cùng các nhóm ngành trụ cột đứng vững. Mặc dù vậy, giao dịch đáng kể nhất lại là ở một số cổ phiếu vừa và nhỏ như AGR, HSG, POM và THD. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 24,47 điểm ( 2,4%), lên 1.045,96 điểm. Giá...