Cổ phiếu FPT tăng vùn vụt, ông Trương Gia Bình ‘bỏ túi’ gần 1000 tỷ đồng
Mã chứng khoán FPT tăng gần 54% từ đầu năm giúp vốn hóa thị trường của FPT Corporation chạm ngưỡng 38.322 tỷ đồng.
Khép phiên giao dịch sáng 24/9, mã FPT của Công ty cổ phần FPT đứng ở mức 56.800 đồng, tăng 0,5%, tương đương mỗi cổ phiếu thêm 300 đồng. Với hơn 1,39 triệu cổ phiếu đang lưu hành, quy mô vốn hóa thị trường FPT tạm ghi nhận mức gần 38.322 tỷ đồng.
Cổ phiếu FPT tăng phi mã khiến khối tài sản của ông Trương Gia Bình tăng thêm gần 1000 tỷ đồng từ đầu năm.
Cổ phiếu FPT tăng trưởng phi mã từ đầu năm. Thống kê cho thấy, từ 1/1 – 22/9, mã FPT trải qua 180 ngày giao dịch, biến động tăng 54%, tương đương mỗi cổ phiếu thêm 19.800 đồng.
Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc FPT – là một trong những người hưởng lợi nhiều nhất từ việc tăng trưởng cổ phiếu FPT. Nhờ việc nắm giữ hơn 48 triệu cổ phiếu FPT, khối tài sản chứng khoán của ông Bình tại đây đã tăng thêm gần 1000 tỷ đồng. Với khối tài sản lên tới gần 2.700 tỷ đồng, ông Bình đang tạm xếp vị trí 21 trong nhóm những tỷ phú sàn chứng khoán Việt Nam.
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ( SCIC) cũng được hưởng lợi hơn 850 tỷ đồng nhờ nắm giữ hơn 40 triệu cổ phiếu FPT. Với thị giá hiện tại, khối tài sản của SCIC ở FPT tương đương 2.300 tỷ đồng.
Video đang HOT
FPT cũng vừa công bố lợi nhuận 8 tháng đầu năm với mức tăng trưởng 30%. Theo đó, trong tháng 8, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT đạt 2.289 tỷ đồng và 454 tỷ đồng, tăng 17,1% và 29,9% so với cùng kỳ.
Lũy kế 8 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 21,1% và 27,9% so với cùng kỳ, lần lượt đạt 17.032 tỷ đồng và 2.992 tỷ đồng, tương đương 104,2% và 110,9% kế hoạch lũy kế.
Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 2.495 tỷ đồng và 2.004 tỷ đồng, tăng 27,0% và 29,5% so cùng kỳ năm 2018.
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 2.961 đồng, tăng 29,0%. Tỷ suất lợi nhuận tiếp tục được cải thiện, đạt 17,6%.
HOÀNG HƯNG
Theo Vtc.vn
Ông lớn SCIC ế lô cổ phiếu nghìn tỷ tại Vocarimex, vì sao?
Giá khởi điểm cao hơn thị trường tới 40%, trong khi kinh doanh tụt dốc là một trong những lý do khiến lô cổ phiếu Vocarimex kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư.
Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa cho biết hủy bán đấu giá trọn lô hơn 44,2 triệu cổ phiếu (bằng 36,3% vốn) Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex, mã VOC).
Nguyên nhân do cuộc đấu giá không đủ điều kiện để tổ chức vì đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc vẫn không có nhà đầu tư nào đăng ký tham dự đấu giá.
SCIC ế cả lô cổ phiếu trị giá gần nghìn tỷ tại VOC.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc nhà đầu tư kém mặn mà với lô cổ phiếu Vocarimex do SCIC "hét" giá quá cao, trong khi kết quả kinh doanh của VOC đang đi "giật lùi".
Theo đó, trong khi giá thị trường chỉ từ 13.000 - 15.000 đồng/cổ phiếu tại thời điểm đấu giá, SCIC rao bán lô cổ phiếu Vocarimex với giá từ 22.300 đồng, tương đương cao hơn thị giá gần 40%.
Báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2019 cho thấy ông lớn ngành dầu ăn lãi sau thuế chỉ 99,1 tỷ đồng sau 6 tháng, giảm 29% so cùng kỳ. Đây là mức lợi nhuận được cho là khiêm tốn với doanh nghiệp có tổng tài sản gần 3.000 tỷ đồng và vốn sở hữu hơn 2.100 tỷ đồng.
Vocarimex hiện cũng đang gánh khoản nợ phải trả hơn 843 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn hơn 831 tỷ đồng. Nợ lớn khiến ông lớn ngành dầu ăn phải trả lãi vay xấp xỉ 24 tỷ đồng từ đầu năm.
Vocarimex thành lập từ 1976, tiền thân là Công ty Dầu thực vật miền Nam. Năm 2007, công ty chuyển đổi thành Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với vốn điều lệ là 674 tỷ đồng.
Năm 2014, công ty chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần với mức vốn điều lệ 1.218 tỷ đồng. Năm 2016, công ty chính thức niêm yết và giao dịch trên HNX với mã chứng khoán VOC.
Cổ đông lớn nắm giữ trên 5% vốn cổ phần của Vocarimex gồm Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO (nắm giữ 51%), SCIC (36,3%).
Vocarimex có 1 công ty con và 4 công ty liên kết có trụ sở tại TP.HCM, Quảng Ninh, Đồng Nai.
Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu của Vocarimex là dầu thực vật, dịch vụ cảng biển, kho bãi, cho thuê văn phòng, trong đó hoạt động chính là sản xuất, kinh doanh dầu thực vật.
Hiện tại Vocarimex quản lý và sử dụng 7 khu đất tại các tỉnh Đồng Nai, Hà Nội và TP.HCM với tổng diện tích đất là 37,8 nghìn m2. Tuy nhiên, toàn bộ các khu đất là đất thuê.
HOÀNG HƯNG
Theo vtc.vn
Ế hơn 44 triệu cổ phần Vocarimex do SCIC rao bán Đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc vẫn không có nhà đầu tư nào đăng ký tham dự đấu giá lô 44,2 triệu cổ phiếu của Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam - Vocarimex (UPCoM: VOC) do Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu. SCIC đang sở hữu 36,3% vốn của...