Cổ phiếu đạt đỉnh, CEO Microsoft bán ra một nửa số cổ phần trị giá gần 300 triệu USD
CEO Satya Nadella vừa mới bán ra 840.000 cổ phiếu của Microsoft, trị giá hơn 285 triệu USD.
Theo báo cáo của Wall Street Journal, CEO Satya Nadella đã bán ra một nửa số cổ phần của mình tại công ty Microsoft. Theo đơn đệ trình lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ vào tuần trước, ông Nadella đã bán 838.584 cổ phiếu Microsoft trong vòng hai ngày. Trước đó, CEO của Microsoft vẫn còn nắm giữ khoảng 1,7 triệu cổ phiếu của công ty.
Giao dịch này mang lại cho CEO Satya Nadella số tiền hơn 285 triệu USD. Theo InsiderScore, đây là thương vụ giao dịch lớn nhất từ trước đến nay của CEO Microsoft.
Video đang HOT
Người phát ngôn của Microsoft cũng cho biết: “Satya đã bán khoảng 840.000 cổ phiếu công ty, vì lý do lập kế hoạch tài chính cá nhân và đa dạng hóa đầu tư. Số cổ phần mà ông ấy nắm giữ đã vượt hơn rất nhiều yêu cầu nắm giữ mà hội đồng quản trị Microsoft đặt ra. Ông ấy vẫn cam kết với sự thành công của công ty”.
Kể từ khi ngồi vào ghế giám đốc điều hành của Microsoft vào năm 2014, Satya Nadella đã góp công lớn vào sự thay đổi vận mệnh của gã khổng lồ phần mềm. Biến Microsoft trở thành một trong những công ty có giá trị lớn nhất thế giới, bằng cách tập trung vào điện toán đám mây và cung cấp cho các doanh nghiệp lớn.
Gã khổng lồ phần mềm hiện đang có giá trị vốn hóa là 2,53 nghìn tỷ USD, tăng khoảng 780% kể từ khi CEO Satya Nadella bắt đầu điều hành công ty.
Trong thời kỳ đại dịch, hoạt động kinh doanh của Microsoft thậm chí còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn, khi các tổ chức và doanh nghiệp có nhu cầu rất lớn đối với làm việc từ xa. Cổ phiếu của công ty đã tăng hơn 50% riêng trong năm nay. CEO Nadella cũng đã được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft vào tháng 6 vừa qua.
CEO Microsoft: Phẩm chất này còn quan trọng hơn tài năng hay kinh nghiệm
Theo CEO Microsoft Satya Nadella, có một phẩm chất còn quan trọng hơn cả tài năng và kinh nghiệm, và nó là điều ai cũng có thể học được.
CEO Microsoft Satya Nadella.
Microsoft là doanh nghiệp lớn với nhiều bộ phận, nhân viên và sản phẩm. Công ty sản xuất mọi thứ, từ hệ điều hành máy tính đến dịch vụ điện toán đám mây, laptop, điện thoại. Vừa tháng trước, Microsoft đã vượt qua Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới. Điều đó đồng nghĩa CEO Satya Nadella đang gánh trên vai trọng trách nặng nề. Không ai có thể làm công việc đó một mình, cũng có nghĩa ông Nadella phải tìm được những người đủ năng lực để giúp Microsoft tiếp tục đổi mới, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới.
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Harvard Business Review, ông Nadella nhận được câu hỏi ông cho rằng phẩm chất nào quan trọng nhất khi xét tới đổi mới. Rõ ràng, đây là câu hỏi không dễ trả lời. Rất khó để nghĩ ra ý tưởng mới nhưng lại rất dễ để trở nên tự mãn. Với một gã khổng lồ như Microsoft, thách thức này còn lớn hơn nhiều.
Bạn có thể nghĩ rằng một lãnh đạo tầm cỡ như ông Nadella sẽ tìm kiếm tài năng, sự sáng tạo hay kinh nghiệm. Tuy nhiên, đó không phải điều quan trọng nhất. Ông chỉ dùng một từ để miêu tả nguồn gốc của đổi mới: Cảm thông.
Ông giải thích: "Đối với tôi mà nói, tôi nhận ra bản chất thiên phú trong tất cả chúng ta là khả năng đặt mình vào vị trí của người khác và nhìn thế giới theo cách của họ. Đó là sự đồng cảm. Nó nằm ở trung tâm của tư duy thiết kế. Khi chúng ta nói đổi mới để đáp ứng những nhu cầu thị trường chưa được đáp ứng, chưa được nhắc tới, cuối cùng, đó chính là nhu cầu chưa được đáp ứng, chưa được nhắc tới của con người và các tổ chức bao gồm con người. Bạn cần có sự đồng cảm sâu sắc. Vì thế, tôi sẽ nói rằng nguồn gốc của tất cả đổi mới là phẩm chất nhân đạo nhất mà tất cả chúng ta đều có, đó là sự cảm thông".
Bạn khởi nghiệp vì nghĩ sẽ đáp ứng nhu cầu nào đó và phát triển sản phẩm, dịch vụ với mục đích này. Theo cách nhìn của người đứng đầu Microsoft, khách hàng cũng là con người. Doanh nghiệp là tập hợp của nhiều người. Nhu cần bạn cần đáp ứng chính là nhu cầu của những con người thực sự. Để tìm ra giải pháp đổi mới, trước tiên, bạn phải hiểu con người. Có được sự đồng cảm là bạn có thể tập trung vào con người và nhu cầu của họ đầu tiên, không phải chỉ như những khách hàng.
Những công ty thực sự sáng tạo không chỉ tập trung vào số liệu, thiết kế sản phẩm, mã nguồn phần mềm. Họ tập trung vào con người sử dụng sản phẩm, phần mềm hay dịch vụ đó. Họ tập trung vào sự cảm thông, hay ít nhất là họ nên như vậy.
Cuộc đua đến ngưỡng vốn hoá 3 nghìn tỷ USD của các Big Tech Hiện đang có 5 công ty công nghệ đạt vốn hoá trên 1 nghìn tỷ USD, dẫn đầu là Microsoft và Apple với vốn hoá khoảng 2,5 nghìn tỷ USD mỗi công ty... "Câu lạc bộ" doanh nghiệp vốn hoá từ 1 nghìn tỷ USD của thế giới đang ngày càng trở nên đông đúc. Microsoft hiện đang có mức vốn hoá nhỉnh...