Có phải trình độ cao đẳng của Việt Nam nằm dưới “chuẩn quốc tế” một cấp độ? (1)
Để học thật, thi thật, nhân tài thật ở bậc đại học thì cần đưa quản lý nhà nước bậc cao đẳng về Bộ Giáo dục và Đào tạo, không để như hiện nay.
Ảnh minh họa
“Học thật, thi thật, nhân tài thật” trở thành chủ đề bàn luận thu hút sự tham gia của nhiều người trong thời gian qua.
Vấn đề này cũng được đích thân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề cập một cách nghiêm túc trong bài phát biểu với báo chí hồi tháng 5/2021.
Xung quanh vấn đề này, mỗi học giả khi đưa ra chính kiến của mình đều có một góc nhìn riêng. Trong đó, có nhiều ý kiến cụ thể, trọng tâm với mong muốn cần có sự thay đổi liên quan đến khâu tổ chức, quản lý giáo dục đào tạo để tránh tình trạng học giả nhưng bằng thật, bằng cấp không tương xứng với trình độ đào tạo, thậm chí nhập nhằng trong đào tạo và cấp bằng.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cũng có chính kiến riêng về vấn đề này đối với hệ đào tạo cao đẳng, đại học.
Theo quan điểm của vị này, để “học thật, thi thật, nhân tài thật” thì cần đưa quản lý nhà nước bậc cao đẳng về Bộ Giáo dục và Đào tạo không để Bộ Lao động, Thương binh và xã hội quản lý như hiện nay.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho biết, về vấn đề này, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có văn bản kiến nghị gửi Thường trực Ban Bí thư, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Thường trực Chính phủ, và gần đây nhất là ngày 17/5, Hiệp hội có văn bản gửi Bộ Nội vụ để giải thích thêm về kiến nghị của mình sau khi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có ý kiến gửi Bộ Nội vụ.
Theo Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nhìn vào công văn trả lời của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội gửi Bộ Nội vụ cho thấy lập luận về phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế UNESCO năm 2011 (gọi tắt là ISCED-2011) có nội dung thiếu chính xác.
Cụ thể, văn bản của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội giải thích: “Bậc cao đẳng của Việt Nam hiện nay có chương trình thuộc giáo dục sau trung học, nhưng không phải giáo dục đại học” và gán cho đây là cấp độ 5.
Tuy nhiên, khi đối chiếu với ISCED-2011 thì các chương trình thuộc “giáo dục sau trung học nhưng không phải là giáo dục đại học” chỉ thuộc cấp độ 4. Còn các chương trình cấp độ 5 (cao đẳng), cấp độ 6 (cử nhân), cấp độ 7 (thạc sỹ) và cấp độ 8 (tiến sỹ) mới thuộc giáo dục đại học (tertrary education).
Công văn trả lời của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội gửi Bộ Nội vụ với những lập luận về phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế UNESCO năm 2011 (ảnh chụp tư liệu)
Như vậy để thấy, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đưa hệ cao đẳng xuống dưới “chuẩn quốc tế” một cấp độ.
Trong bài viết này chúng tôi phân tích rõ hơn về cấp độ 3, cấp độ 5 theo “Phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế” do UNESCO ban hành. Phiên bản mới nhất là ISCED -2011, được ban hành năm 2011, có hiệu lực trên toàn thế giới từ 2014, cho tất cả thành viên UNESCO, trong đó có Việt Nam.
Các chương trình ở cấp độ 3 thường được thiết kế để hoàn thiện giáo dục trung học và chuẩn bị cho giáo dục đại học hoặc trang bị các kỹ năng liên quan đến việc làm, hoặc cả hai.
Video đang HOT
Các chương trình thuộc cấp độ 3 có nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn: trung học (giai đoạn 2/ các khối lớp cuối cấp), giáo dục cấp 3, cao trung. Vì mục đích so sánh quốc tế, thuật ngữ “giáo dục trung học bậc cao” được sử dụng để đặt tên cho cấp độ 3.
Cấp độ 3 đòi hỏi phải hoàn thành trung học bậc thấp (cấp độ 2) hoặc phải có khả năng tiếp thu nội dung của cấp độ 3 thông qua việc kết hợp giữa quá trình giáo dục trước đó và trải nghiệm công việc và cuộc sống yêu cầu có một trình độ ở cấp độ 2 hoặc một mức độ thành tích giáo dục nhất định sẽ là điều kiện cần để được nhập học một phần hoặc toàn bộ chương trình cấp độ 3.
Học sinh tốt nghiệp các chương trình trung học phổ thông thuộc cấp độ 3 có thể chọn con đường hoàn thiện một trình độ trung cao nghề; hoặc học sinh tốt nghiệp của các chương trình trình trung học nghề bậc cao có thể lựa chọn con đường nâng cao trình độ hoặc củng cố chuyên môn sâu hơn nữa.
Việc hoàn thành chương trình ở cấp độ 3 là điều kiện cần để vào học các chương trình thuộc cấp độ 4. Những yêu cầu đầu vào này có thể thấp hơn so với các chương trình đại học ở cấp độ 5,6 hoặc 7.
Cấp độ 5 : Căn cứ cấp độ của ISCED có thể thấy, các chương trình thuộc cấp độ 5 có nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn: chương trình đào tạo thợ cả, hệ cao đẳng, hệ tú tài 2, giáo dục kỹ thuật cấp cao, cao đẳng cộng đồng, hệ đào tạo kỹ thuật kỹ thuật viên hoặc dạy nghề bậc cao… Vì mục đích so sánh quốc tế, thuật ngữ “hệ cao đẳng” được sử dụng để đặt tên cho cấp độ 5. Cấp độ 5 có thời gian học tối thiểu từ 2 đến 3 năm.
Đây là cấp độ đầu tiên của giáo dục đại học, thường được thiết kế nhằm cung cấp cho nguời học các kiến thức, kỹ năng và năng lực chuyên nghiệp.
Thông thường, những chương trình này có các nội dung định hướng thực hành, gắn với đặc thù nghề nghiệp và chuẩn bị cho người học bước vào thị trường lao động.
Tuy nhiên, những chương trình này cũng mở ra con đường chuyển tiếp/liên thông lên các chương trình giáo dục đại học khác (các cấp độ 6, 7 và 8).
Phân tích như vậy để thấy, muốn vào học các chương trình thuộc bậc giáo dục đại học người học bắt buộc phải hoàn thành cấp độ 3 (trung học phổ thông hoặc tương đương).
Đặc biệt, tại tài liệu về ISCED-2011 đã nêu rất rõ mối quan hệ giữa Khung trình độ quốc gia và bảng phân loại ISCED, cụ thể: ” Các khung trình độ quốc gia và khu vực có thể là những công cụ hữu hiệu để tách biệt kiến thức, kỹ năng và năng lực liên quan đến các chương trình và trình độ giáo dục khác nhau. Ở nhiều quốc gia có khung trình độ này để mô tả các mức độ năng lực và kỹ năng của người dân theo nghĩa thành tựu giáo dục. Đề nghị các quốc gia phải minh bạch hóa mối liên hệ giữa phân loại ISCED và các khung trình độ quốc gia hay khu vực nếu như đó có khung trình độ “.
Tuy nhiên trong công văn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội lại chỉ thừa nhận rằng: “Trên thế giới không phải nước nào cũng có hệ thống giáo dục theo đúng Bảng phân loại ISCED-2011 vì bảng này chỉ có tính chất để so sánh, phân loại các trình độ giáo dục của các nước. Thực tế, hiện nay các nước đều đang tồn tại một loại khung trình độ quốc gia, tương đồng với khung trình độ của châu lục hoặc của một khu vực…”.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ “bám” vào Khung trình độ quốc gia mà hoàn toàn “lờ” đi ISCED-2011.
Chưa kể đến việc, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội còn khẳng định “tại một số quốc gia trên thế giới, trình độ cao đẳng hoặc tương đương được phần lớn các nước xếp vào trình độ của giáo dục nghề nghiệp…” tuy nhiên, theo ISCED-2011 không hề có bậc giáo dục nghề nghiệp mà chỉ có giáo dục đại học và giáo dục trung học, giáo dục nghề/ giáo dục chuyên nghiệp….
Rõ ràng nhầm lẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội khi đồng nhất khái niệm lĩnh vực đào tạo với khái niệm bậc học (chỉ gắn với trình độ học vấn) là không thể chấp nhận được.
ISCED-2011 được chia thành 9 cấp độ, cụ thể:
Cấp độ 0 cho giáo dục mầm non.
Cấp độ 1 cho tiểu học.
Cấp độ 2 cho trung học bậc thấp, tách ra theo hai luồng là trung học cơ sở dành cho giáo dục phổ thông và một luồng theo hướng dạy nghề được gọi là sơ học nghề.
Cấp độ 3 cho trung học bậc cao (bên giáo dục phổ thông là trung học phổ thông, còn nhánh theo hướng nghề là trung học nghề).
Cấp độ 4 cho giáo dục sau trung học, nhưng chưa phải đại học.
Cấp độ 5 cho cao đẳng.
Cấp độ 6 cho trình độ cử nhân và tương đương.
Cấp độ 7 cho thạc sĩ.
Cấp độ 8 cho tiến sĩ.
Đặc biệt, theo ISCED-2011, các cấp độ 2,3 thuộc về bậc Giáo dục trung học, các cấp độ 5,6,7 và 8 thuộc về bậc Giáo dục đại học. Không có khái niệm “Bậc Giáo dục nghề nghiệp” như ở Việt Nam.
* Chủ đề này, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục phân tích ở 2 bài viết sau.
Hãy nhìn cách đối xử với người thầy
Chỉ đạo "Học thật, thi thật, nhân tài thật" của tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thu hút nhiều ý kiến tán đồng và bình luận.
Học sinh Trường THPT Nguyễn An Ninh (Q.10, TP.HCM) tặng hoa cho cô giáo chúc mừng Ngày nhà giáo VN - Ảnh: NHƯ HÙNG
Vài chục năm qua, mỗi khi chủ đề về thi cử được khơi lên, công luận cũng sôi nổi hưởng ứng nhưng rồi tình hình vẫn chậm được cải thiện.
"Học thật, thi thật, nhân tài thật" là mệnh đề cô đọng về ý nghĩa nên cần có nhiều ý kiến phân tích để cùng nhau hiểu sâu thêm. Và quan trọng hơn nữa là phải đề xuất giải pháp khả thi, hữu hiệu để câu khẩu hiệu này đi vào cuộc sống.
Ngành giáo dục đang đa dạng hóa các hình thức đánh giá trình độ người học, đây là con đường cải tiến đúng đắn, nên được tiếp tục để vừa mở thêm cơ hội cho người học vừa thực hiện nghiêm các kỳ thi hơn, chọn lọc đúng người giỏi hơn và loại được người học giả.
TS Hồ Thiệu Hùng
Khi nào người học chịu học thật?
Chỉ khi thấy việc học đó là cho mình, giúp ích cho cuộc sống của chính mình và gia đình, xã hội. Khi người học còn quá nhỏ để nhận ra điều này thì đứa bé sẽ học thật khi thấy học là vui, vui hơn khi phải ngồi nhà hay đi làm để kiếm cơm từ tuổi nhỏ. Khi nào thì học là vui?
Là khi được học với thầy cô dạy vui và dễ hiểu, dạy những điều thiết thực, áp dụng tốt trong cuộc sống thường ngày. Lớn thêm năm bảy tuổi nữa, người học sẽ nhận ra có nội dung môn học trong chương trình là "chán ngắt" với mình, có thầy cô dạy không hề vui chút nào nhưng trước áp lực của cha mẹ và trường, mình vẫn phải học.
Để học sinh chịu học và để đánh giá trình độ của học sinh, ngành giáo dục đề ra biện pháp thi cử. Thi cử biến thành mệnh lệnh thúc học trò chăm học. Lâu ngày học để thi trở thành "động cơ" chi phối quá trình học tập của nhiều người học.
Điểm thi, điểm học bạ hiện là cơ sở chủ yếu để đánh giá trình độ người học. Muốn thi đậu cao phải có học bạ đẹp, phải học tủ, có khi còn phải học thêm với thầy cô đang dạy lớp mình.
Khi thi, có học sinh còn có "tay trong", có người "bảo trợ". Vậy là cuộc thi trở thành không thật, không công bằng với số đông người học. Thực tế nhiều năm qua đã có gian lận trong các kỳ thi, thậm chí gian lận có hệ thống.
Cấp quản lý ra sức đối phó thì những học sinh và giáo viên mất chất càng ra sức ứng phó. Không ít sinh viên tốt nghiệp đại học bị cuộc sống chê vì thiếu hiểu biết về nghề nghiệp dù đủ về bằng cấp. Thị trường lao động vẫn khát nhân tài thật. Tương lai của quốc gia vì vậy mà bớt sáng.
Cách đối xử với người thầy có ảnh hưởng quan trọng
Để đưa khẩu hiệu "Học thật, thi thật, nhân tài thật" vào cuộc sống, thiết nghĩ cần có cách nhìn nhận sâu hơn về quan hệ giữa học - thi - nhân tài với bổn phận làm thầy. Trước hết xin nhắc lại một chân lý được người đời đúc kết: "Muốn đọc tương lai của một quốc gia, hãy nhìn vào giáo dục. Muốn đọc tương lai của giáo dục, hãy nhìn vào cách đối xử với người thầy".
Vâng, cách đối xử với người thầy có ảnh hưởng rất quan trọng đến tương lai của một quốc gia. Không nhất thiết lương giáo viên phải cao nhất hay thuộc hàng cao nhất trong bảng thang lương.
Chỉ cần lương đủ sống và hai vợ chồng cùng làm việc thì đủ nuôi gia đình ở mức trung bình của xã hội là yên tâm rồi, khỏi lo chạy lo cơm áo gạo tiền, khỏi bị cám dỗ làm thêm những việc khiến lương tâm và lòng tự trọng của người làm thầy thấy áy náy. Khi đó người thầy có thể chuyên tâm dạy thật.
Chỉ cần được đối xử một cách tôn trọng bởi học sinh cùng cha mẹ các em và chính quyền các cấp là người thầy thấy mình được cả xã hội tôn trọng rồi.
Và nếu trong ngày 20-11 hằng năm, lãnh đạo chính quyền ngoài việc thăm các nhà quản lý giáo dục lão thành còn đi thăm hỏi được những nhà giáo tiêu biểu từng thầm lặng đứng lớp cả đời thì thái độ trân quý đó sẽ lan truyền mạnh mẽ.
Những giáo viên trọn đời sống vì sự nghiệp giáo dục, được phụ huynh cùng học sinh kính trọng, thương yêu chính là những nhân tài thật mà cả xã hội cần nâng niu, tôn trọng, vinh danh. Có vậy thì sẽ càng có nhiều người trẻ có tài năng muốn đi theo nghề dạy học.
Dạy học sinh, sinh viên không chỉ là dạy kiến thức mà còn phát triển năng lực, phẩm chất làm người.
Việc này đòi hỏi khắt khe hơn dạy kiến thức bởi việc "trồng người" này chỉ tốt khi chính người thầy làm tấm gương về người tử tế cho học trò qua cuộc sống hằng ngày của mình, trong đó dạy thật mỗi tiết lên lớp là một biểu hiện quan trọng nhất.
Thầy có hết lòng dạy thật thì mới hi vọng học sinh sinh viên chịu học thật. Thực tế cho thấy những bài dạy làm người của thầy còn được người học nhớ lâu hơn và vận dụng nhiều hơn là các bài dạy bộ môn...
"Ít mà tinh"
Chất lượng giáo dục sẽ không bị hạ thấp nếu Bộ GD-ĐT nghiên cứu để lược bỏ khỏi chương trình những nội dung chưa thiết thực theo phương châm "Ít mà tinh", dành thời gian cho những nội dung thật cần thiết giúp hình thành năng lực và phẩm chất, đặc biệt là năng lực tự học để người học có thể tự cập nhật kiến thức mà tiến lên kịp theo cuộc cách mạng 4.0.
Có năng lực này, người học có thể học suốt đời, lấy tự học làm cốt như Bác Hồ từng nhắc nhở. Người nào đã biết tự học thì luôn học thật vì họ học cho chính mình và khi "thi", họ cũng thi thật vì phải thi trong trường đời.
Bệnh thành tích còn "lộng hành", học thật, thi thật khó thành hiện thực "Học thật, thi thật và nhân tài thật" là mong đợi từ ngàn xưa, nhưng do tình hình phát triển lại có hướng "học giả, thi giả và nhân tài giả", đặc biệt là "thi giả" ngày càng hoạt động mạnh. Trong buổi làm việc với Bộ GD&ĐT vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh một số yêu cầu đối...