Cô nữ sinh ngày ngày ‘một chân’ lên giảng đường
Sinh viên nội trú Trường ĐH Tôn Đức Thắng không xa lạ với hình ảnh một nữ sinh nhỏ nhắn, xinh xắn, ngày ngày băng qua những con đường quen thuộc, tự mình lên giảng đường trên đôi nạng gỗ.
Cẩm Nhung (giữa) và các bạn trong khuôn viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Đôi nạng ấy làm thay phần việc của chiếc chân xấu số đã ra đi gần 15 năm nay…
Mình muốn đi nhiều nơi lắm, muốn biết thêm nhiều thứ. Mình muốn vượt qua giới hạn, không muốn khiếm khuyết cứ “trói” mình một chỗ.
NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG
Hai lần suýt bỏ học
Đó là câu chuyện của Nguyễn Thị Cẩm Nhung – sinh viên năm nhất khoa mỹ thuật công nghiệp Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM). Hồi 5 tuổi, Nhung té nặng lúc đang chơi đùa, làm gãy ngang phần xương trên chân phải.
Tưởng chỉ băng bó là xong, vài tháng sau phần tổn thương chuyển biến xấu. Quá trình kiểm tra phát hiện chân sưng to bất thường, hình thành một khối u lớn. Bác sĩ yêu cầu phải tháo khớp lập tức, nếu không sẽ hoại tử cả chân.
Thế là khi những đứa trẻ cùng tuổi vẫn còn thích thú những trò chạy nhảy, Nhung đã phải tập đi nạng. Từng bước, từng bước một… chiếc nạng như người bạn thân nhất với Nhung trong thời gian đó, cùng nhau vượt qua những năm học đầy khó khăn.
Học xong lớp 9, gia đình có ý định cho Nhung dừng lại để tìm một công việc phổ thông nhẹ nhàng gần nhà. May mắn, giáo viên chủ nhiệm năm lớp 9 biết trường hợp của Nhung được đặc cách trúng tuyển, đã âm thầm làm hồ sơ cho Nhung vào Trường THPT Đoàn Thị Điểm, huyện Thạnh Phú ( Bến Tre).
Đến lúc sắp hết cấp III, gia đình một lần nữa khuyên Nhung ở nhà thay vì bỏ công vào ĐH nơi xa. “Học để làm gì? Một mình có lo được không? Đi học thế nào, lên xe buýt ra sao? Học rồi có chắc sẽ tìm được việc không?” là những câu hỏi mà người thân cứ vây lấy Nhung trong giai đoạn quan trọng đó.
“Nhưng rồi mình vẫn quyết định đi học. Mình muốn tự lập, muốn tự lo cho cuộc sống sau này” – Nhung nói.
Video đang HOT
Tự mình quán xuyến
Từ thuở nhỏ, Nhung đã thích vẽ. Các bức tranh không hiểu sao lại có sức hút lạ kỳ với Nhung, tạo sợi dây kết nối giữa bạn và thế giới xung quanh như bù đắp những thiệt thòi về mặt thể xác. Lại thêm muốn có việc không yêu cầu đi lại nhiều sau này, Nhung chọn học ngành mỹ thuật công nghiệp của Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
“Mình sẽ tìm kiếm việc làm thêm vừa sức, gần trường để đỡ một phần cho nhà và cho mình thêm cơ hội trải nghiệm” – Nhung nói – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Từ ngày được ba dắt díu lên Sài Gòn làm bài thi năng khiếu và hoàn tất thủ tục nhập học, Nhung một mình xoay xở cuộc sống thời sinh viên. Ở ký túc xá, hằng ngày cô gái nhỏ nhắn tự lên giảng đường bằng đôi nạng gỗ.
Nhung cười đầy tự hào: “Giờ mình có thể đi bất cứ chỗ nào trong trường. Leo hai tầng lầu cũng chỉ là “chuyện nhỏ”, còn những tầng cao hơn thì dùng thang máy. Đi xa thì hơi mệt, nhưng mình cứ nghỉ một xíu rồi đi tiếp thôi”.
Hiện nay, Nhung chỉ mới tiếp xúc với các môn cơ bản, những bài tập vẽ tay. Nhung cũng ý thức được mọi thứ chỉ ở bước đầu, và thử thách vẫn còn chờ đợi phía trước. Ở Thạnh Phú, ba Nhung đang làm thợ hồ, mẹ làm nội trợ quán xuyến việc nhà và hai đứa em đang tuổi ăn học, vì vậy tiền nong không mấy dư giả.
Sắp hết năm nhất, Nhung vẫn chưa đòi sắm sửa máy tính. Những lúc cần làm bài tập, Nhung mượn máy của bạn hoặc dùng ở thư viện. “Sắp tới học hành ổn, mình sẽ tìm kiếm việc làm thêm vừa sức, gần trường để đỡ một phần cho nhà và cho mình thêm cơ hội trải nghiệm” – Nhung nói.
Khó khăn là tiền đề cho những thành công
ThS Nguyễn Đức Hồng Quang – giảng viên khoa mỹ thuật công nghiệp Trường ĐH Tôn Đức Thắng – đã đứng lớp dạy Nhung hai học phần và thường để ý đến cô học trò đặc biệt này. Thầy Quang chia sẻ những ngành có liên quan đến nghệ thuật hiện nay tương đối khắc nghiệt. Với những bạn khiếm khuyết như Nhung, con đường sẽ còn gian truân hơn gấp bội.
“Nhưng khó khăn đôi khi cũng là những tiền đề để con người ta đạt được những thành công bất ngờ. Điều quan trọng vẫn nằm ở Nhung cần tiếp tục giữ sự kiên trì và quyết tâm cho mình” – thầy Quang nói.
Ngẩn ngơ trước vẻ ngây thơ của nữ sinh 19 tuổi trong màu áo Đoàn
Trái ngược với tâm lý rụt rè, bỡ ngỡ khi mới hòa nhập vào môi trường đại học của các bạn sinh viên năm nhất, nữ sinh 2k2 Nguyễn Việt Hà lại có một tâm thế rất tự tin và bản lĩnh đối mặt với những thử thách đầu đời.
Phá bỏ được giới hạn của bản thân
Một số bạn sinh viên năm nhất, mới đỗ vào Đại học, có tâm lý hài lòng thỏa mãn trên chiến thắng khi bước qua kì thi cam go vẫn chưa dứt khỏi. Nhiều bạn đã buông lỏng bản thân, cho phép mình tận hưởng các sở thích cá nhân để rồi lại rơi vào tâm trạng chán nản, bế tắc.
Việt Hà cũng vậy, thời gian đầu vào Đại học cô còn khá sốc, chưa tìm được mục đích cho cuộc sống hiện tại của mình. Thế nhưng, tham gia hoạt động Đoàn, cuộc sống Hà bỗng trở nên ý nghĩa hơn khi giúp đỡ người khác. Đoàn cũng rèn luyện cho cô tính xung kích, tự tin, ham học hỏi.
Đôi lúc, Hà tự nghĩ rằng không biết cơ duyên nào đã đưa mình đến với Đoàn Thanh niên. Phải chăng việc học tại khoa Chính trị - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là cái nôi giúp Hà mau chóng hòa nhập và đào tạo cho cô kỹ hơn về chính trị, được tiếp xúc, tham gia các chương trình do TW Đoàn tổ chức.
Giải nhất hội thi khi tôi 18
Trong thời gian học tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, ngoài tham gia các hoạt động Đoàn, Hà may mắn đạt giải Sáng tạo cuộc thi Olympic tiếng anh tại trường, top 16 cuộc thi Siêu thủ lĩnh VYA 2021, Đại biểu Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thị xã Hoàng Mai lần II và tỉnh Nghệ An lần XVII. Gần đây nhất người con mảnh đất xứ Nghệ còn vinh dự được góp mặt trong "Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và đón nhận huân chương Hồ Chí Minh 26/3/1931 - 26/3/2021" do TW Đoàn tổ chức.
Hà vinh dự khi đại diện cho tất cả Đoàn thanh niên toàn Thị xã tham dự Đại hội Đại biểu LHTL Việt Nam tỉnh Nghệ An lần thứ VI.
MC - Ước mơ nhỏ trong tim
Gương mặt dễ thương cùng nước da trắng hồng, đôi mắt to tròn, nụ cười duyên đó là ấn tượng đầu tiên của mọi người khi tiếp xúc với cô gái trường Đoàn. Với chất giọng khỏe khoắn, đầy nội lực, cô nàng mau chóng được mời làm MC ở một số chương trình lớn dù mới ở tuổi 19. Kỷ niệm sâu đậm nhất trong vai trò MC là lần đầu dẫn trên sân khấu của trường nhà với tư cách tân sinh viên. Đó cũng là lần cô MC không chuyên được cháy hết mình và có thể trải lòng trên sân khấu. Ngoài dẫn chương trình, reviewer, Hà từng là khách mời của Bữa trưa vui vẻ,...
Hà tâm sự: "Thật ra trước đây mình vẫn còn nhiều cái không tự tin hay bị tâm lý, vì vậy mà sau khi thi đại học xong mình đã đăng ký ngay khóa học MC để sửa khuyết điểm của bản thân. Và không ngờ cái mình nhận lại là nhiều hơn thế, ngoài việc được học kỹ năng, mỗi chương trình còn cho mình những câu chuyện khác nhau, củng cố thêm kiến thức. Quan trọng là mình nhận ra rằng MC không những là nghề dẫn chương trình mà như một thứ gì đó thân thuộc trong cuộc sống của mình."
Là một người trẻ Hà luôn tự nhủ: "Trước tiên mình vẫn sẽ cố gắng duy trì học tập tốt chuyên ngành chính trị, công tác Đoàn và MC để trau dồi hoàn thiện bản thân. Chỉ mong muốn trong mọi hoàn cảnh, dù có mệt mỏi, muốn bỏ cuộc thì đam mê vẫn kéo mình dậy."
Sinh viên được chuyển ngành, chuyển trường, học một số học phần của trường khác Quy chế đào tạo trình độ đại học mới được Bộ GD-ĐT ban hành có nhiều điểm có lợi cho sinh viên như được chuyển ngành, chuyển trường, chuyển hình thức học hay có thể đăng ký thực hiện một số học phần tại trường khác. Ảnh minh họa Được phép chuyển ngành, chuyển trường Theo quy chế mới này, sinh viên được...