Có nhất thiết phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm không?
Một giấc ngủ bình thường cần bao lâu? Chúng ta thường nghe người lớn nên ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm. Nhưng nhu cầu về giấc ngủ thay đổi theo lứa tuổi và khác nhau ở mỗi người, theo The Healthy.
Hầu hết mọi người ngủ 8 tiếng. Nhưng thực tế là khoảng 70% ngủ từ 7 – 9 tiếng – Ảnh minh họa: Shutterstock
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cần ngủ từ 12 đến 18 giờ mỗi ngày. Trẻ lớn hơn cần 11 đến 13 giờ. Lứa tuổi từ 14 đến 17 cần 8 đến 10 giờ. Người lớn cần 7 – 8 giờ.
Con số lý tưởng về số giờ ngủ
Hầu hết mọi người ngủ 8 tiếng. Nhưng thực tế là khoảng 70% ngủ từ 7 – 9 tiếng, tiến sĩ Shelby Harris, từ Đại học Y khoa ở Bronx, New York (Mỹ), cho biết. Một số người thực sự cần ngủ ít hơn mà vẫn ổn, còn một số người cần ngủ nhiều hơn, tiến sĩ Harris nói.
Làm sao để biết bạn cần ngủ bao nhiêu?
Theo tiến sĩ Harris, nếu hằng ngày bạn đều ngủ cùng một lượng như nhau và cảm thấy khỏe khoắn trong cả ngày hôm sau, thì đó là con số lý tưởng của bạn.
Một nghiên cứu năm 2018, đăng trên tạp chí Nature and Science of Sleep, cho thấy không có con số lý tưởng chung cho mọi người. Tùy thuộc vào cảm giác của bạn.
Khi nào bạn cần ngủ nhiều hơn bình thường?
Tiến sĩ J. Rodriguez, từ Trung tâm giấc ngủ tại NYU Langone Health ở New York (Mỹ), nói rằng những người có xu hướng cần ngủ nhiều hơn bình thường, có thể đang mắc bệnh, như ngưng thở khi ngủ.
Video đang HOT
Ông cũng lưu ý rằng ngược lại, có những người rất khỏe chỉ cần ngủ 5 hoặc 6 tiếng, và những người có IQ cao có thể ngủ rất ít nhưng hầu như vẫn khỏe và vẫn có hiệu suất cao, tiến sĩ Rodriguez nói.
Nhưng không nên ép mình ngủ ít. Thiếu ngủ không chỉ làm giảm năng suất và gây buồn ngủ. Lâu dài, thiếu ngủ có thể hại tim, ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất và cân nặng, làm xấu da và suy yếu hệ miễn dịch.
Đột ngột thay đổi nhu cầu ngủ
Thay đổi đột ngột về giấc ngủ có thể do chứng rối loạn giấc ngủ, tiến sĩ Rodriguez nói. Nói chung, nếu hiệu suất làm việc thay đổi, giảm sự chú ý hoặc tập trung, tăng sự cáu kỉnh và buồn ngủ, có thể có trục trặc gì đó.
Mặt khác, nếu bạn thường ngủ 8 tiếng, nhưng đột nhiên cần 9 hoặc 10 tiếng, thì cũng không ổn. Rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn hoặc hội chứng chân không yên có thể khiến bạn ngủ ít hơn và cảm thấy buồn ngủ.
Có thể ngủ cả ngày nếu không ai đánh thức
Nếu bạn có thể ngủ cả ngày nếu không ai đánh thức, nên xem xét lại thói quen ngủ xem điều bất ổn gì đang xảy ra. Có thể bạn cần ngủ nhiều hơn hoặc chất lượng giấc ngủ bị suy giảm. Đó có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ, theo The Healthy.
Chất lượng hơn số lượng
Hầu hết các bác sĩ đều đồng ý rằng giấc ngủ ngắn nhưng chất lượng vẫn tốt hơn là giấc ngủ dài nhưng không ngon giấc. Nếu bạn ngủ 10 tiếng nhưng trằn trọc thức giấc cả đêm vì ngáy, thà ngủ 6 tiếng nhưng chất lượng tốt vẫn hơn, tiến sĩ Harris nói.
Nói chuyện với bác sĩ về thói quen ngủ của bạn
Nếu bạn ngủ rất nhiều nhưng vẫn kiệt sức vào ban ngày, hoặc ngủ rất ít và muốn ngủ ngon hơn, bác sĩ Rodriguez khuyên bạn nên gặp bác sĩ. Một số chứng bệnh như thiếu máu hoặc bệnh về tuyến giáp có thể khiến bạn mệt mỏi vào ban ngày dù đã ngủ đủ giấc, theo The Healthy.
Theo thanhnien
Ai cần tăng cân và ai cần giảm cân?
Trọng lượng cơ thể quá nặng chắc chắn gây hại cho sức khỏe. Cơ thể càng nặng nề thì nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao càng tăng.
Giảm mỡ bụng rất tốt cho sức khỏe vì mỡ khu vực này tích tụ nhiều ở các cơ quan nội tạng như tim, gan, tuyến tụy - Ảnh minh họa: Shutterstock
Với những người lớn tuổi, thừa cân hay béo phì sẽ làm trầm trọng thêm các bệnh mạn tính như viêm khớp, ngưng thở khi ngủ, các vấn đề về tim mạch hay gan, MSN dẫn lời tiến sĩ Alexis Eastman, chuyên gia lão hóa tại Trường Y khoa và Sức khỏe cộng đồng thuộc Đại học Wisconsin (Mỹ).
Chỉ số khối cơ thể hay chỉ số trọng lượng (BMI) từ 25 đến 29,9 được xem là thừa cân, trong khi trên 30 là béo phì. Tuy nhiên, BMI có thể gây một số hiểu nhầm.
Chúng ta hay nghĩ rằng người có chỉ số BMI cao thường sẽ có nhiều mỡ. Trong khi đó, nhiều người nhờ tập luyện thể thao mà cơ thể sở hữu nhiều cơ, ít mỡ. Những người như vậy dù trọng lượng cơ thể có nặng hơn nhiều so với mức trung bình, chỉ số BMI có cao nhưng vẫn rất khỏe mạnh.
Ngược lại, gầy cũng không phải là tốt, đặc biệt là khi bị bệnh hay với người cao tuổi. Gầy thường đi kèm với tình trạng sức khỏe yếu. Khi mắc bệnh như viêm phổi hay các chấn thương gãy xương do té ngã, người bệnh sẽ không có thể trạng tốt để chiến đấu với bệnh tật, các chuyên gia cảnh báo.
Ai cần tăng cân?
Những người có chỉ số BMI dưới 18,5 cần phải tăng cân. Để tăng cân, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mỗi ngày nên ăn nhiều bữa nhỏ thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn.
Không nên ăn các món nhiều đường hay chất béo mà chọn những món ăn lành mạnh, có hàm lượng dinh dưỡng cao như trái bơ, bơ đậu phộng, dầu ô liu và sữa chua. Ngoài ra, họ cũng cần ăn nhiều rau củ, trái cây, thịt cá và những món giàu protein, các chuyên gia khuyến cáo.
Kết hợp việc tập luyện thể thao thường xuyên và ăn món có nhiều protein sẽ giúp tăng cân khỏe mạnh. Vì khi đó, trọng lượng tăng thêm phần lớn là cơ chứ không phải mỡ. Cơ bắp nhiều và chắc khỏe sẽ giúp bảo vệ xương, khớp tốt hơn, theo MSN.
Ai cần giảm cân?
Thừa cân có gây hại cho sức khỏe hay không phụ thuộc vào một số yếu tố. Trước nhất, mỡ thừa tập trung nhiều ở nơi nào trên cơ thể.
Mỡ tập trung nhiều ở bụng là nguy hiểm nhất vì nó bao quanh các cơ quan nội tạng quan trọng như tim, gan, tuyến tụy. Thậm chí, mỡ còn tích tụ nhiều trong động mạch gây ra các mảng xơ vữa.
Nhìn chung, những người có mỡ bụng nhiều nên giảm cân để khỏe mạnh hơn. Theo các chuyên gia, nam giới vòng bụng chỉ nên ở mức tối đa là 101 cm, phụ nữ là 89 cm. Vượt quá mức này sẽ tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
Muốn giảm cân nhanh và hiệu quả, các chuyên gia khuyến cáo nên kết hợp cả ăn kiêng và tập luyện thể thao. Mọi người cần tránh các món nhiều đường, chất béo, tinh bột trắng. Ăn trái cây rau củ để có đủ vitamin, khoáng chất. Ưu tiên các món có giàu protein như thịt, đậu. Mỗi kg trọng lượng cơ thể nên ăn 0,8 gram protein/ngày, theo MSN.
Chỉ số thể trọng hay chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) là một cách nhận định cơ thể của một người là gầy hay béo bằng một chỉ số. Chỉ số này do nhà khoa học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832.
Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng trọng lượng (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét hoặc cm). Con số này có thể tính theo công thức trên hoặc chiếu theo bảng tiêu chuẩn.
Chỉ số này có thể giúp xác định một người bị béo phì hay bị suy dinh dưỡng một cách khoa học căn cứ trên số liệu về hình dáng, chiều cao và cân nặng cơ thể.
Gọi W là khối lượng của một người (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m), chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức, BMI (kg/m2) = W/H2 - theo wikipedia.
Theo Thanh niên
Hội chứng bàn chân phẳng là gì? Tôi nhận thấy cháu nội tôi sinh ra bàn chân khá phẳng. Tôi nghe nói đến tật bàn chân phẳng và muốn biết cháu tôi có mắc bệnh không và cần làm gì? Bùi Thanh Sơn (Hà Nội) Ảnh minh họa Bàn chân phẳng là hiện tượng khi vòm ở lòng bàn chân bị phẳng, toàn bộ lòng bàn chân chạm vào sàn...