Có ngành chỉ 1 người trúng tuyển!
Các trường ĐH địa phương rất khó khăn trong tuyển sinh năm nay. Nhiều ngành thí sinh trúng tuyển lác đác phải tuyển bổ sung, có ngành trường xác định ‘đóng cửa’ ngay sau đợt 1.
Trường ĐH Đà Lạt có một số ngành rất ít thí sinh trúng tuyển – ẢNH: LÂM VIÊN
Theo điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1 theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, Trường ĐH Quảng Nam lấy điểm chuẩn các ngành sư phạm bằng điểm sàn quy định của Bộ GD-ĐT. Đáng chú ý, trường này có 7 ngành cử nhân ngoài sư phạm điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi chỉ ở mức 13 điểm 3 môn. Ở phương thức xét học bạ, điểm trúng tuyển cũng ở mức 15.
Dù điểm chuẩn trung bình trên 4 điểm/môn (gồm cả điểm ưu tiên nếu có) nhưng nhiều ngành của trường này vẫn rất ít thí sinh (TS) trúng tuyển đợt 1 bằng điểm thi tốt nghiệp. Theo danh sách TS trúng tuyển trường công bố, ngành bảo vệ thực vật chỉ có 2 TS, ngành văn học có 6 TS, ngành lịch sử 13 TS, sư phạm toán 8 TS. Hiện trường này đang nhận hồ sơ xét bổ sung 3 ngành ( công nghệ thông tin, ngôn ngữ Anh, Việt Nam học) với điểm bằng điểm chuẩn đợt 1.
Điểm chuẩn 24 nhưng không có thí sinh trúng tuyển, vì sao?
Một tình huống đặc biệt diễn ra tại Trường ĐH Đà Lạt năm nay. Trường công bố điểm chuẩn ngành sư phạm tin học 24 điểm nhưng không có TS trúng tuyển. Theo đại diện nhà trường, ngay từ thời điểm xác định điểm sàn, do số lượng TS đăng ký quá ít nên trường đặt điểm sàn 24 để TS điều chỉnh sang ngành khác. Bên cạnh đó, 2 ngành khác cũng có điểm chuẩn cao nhưng mỗi ngành chỉ có 2 TS trúng tuyển đợt 1 gồm: sư phạm sinh học điểm chuẩn 22 và sư phạm vật lý điểm chuẩn 21.
Trường này hiện đã ra thông báo xét tuyển bổ sung 700 chỉ tiêu cho 28 ngành từ 3 phương thức: điểm thi tốt nghiệp, học bạ và điểm thi đánh giá năng lực.
Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Thoa, Trưởng phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng nhà trường, đến thời điểm này trường có hơn 300 TS nhập học. Một số ngành có TS trúng tuyển nhưng không đến nhập học là: bảo vệ thực vật, văn học, vật lý… Một số ngành sư phạm từ đầu không có TS trúng tuyển là: sư phạm vật lý, sư phạm sinh học.
“Với những ngành chưa có người trúng tuyển hoặc trúng tuyển nhưng không nhập học, trường có thể không mở được lớp. Vì vậy, trường chủ động không thông báo xét tuyển bổ sung để TS không đăng ký”, thạc sĩ Thoa cho hay.
Video đang HOT
Trường ĐH Phú Yên chỉ tuyển TS bằng điểm thi tốt nghiệp THPT cho các ngành đào tạo sư phạm. Ngay trong đề án tuyển sinh ban đầu, trường thông báo chỉ xét tuyển học bạ với các ngành ngoài sư phạm bằng điểm học kỳ 1 hoặc học kỳ 2 lớp 12 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển từ 16,5 điểm.
Với mức điểm chuẩn bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT (18,5 điểm), trường này tuyển được 91 TS đợt 1 bằng điểm thi tốt nghiệp. Trong đó, một số ngành rất ít TS trúng tuyển như: sư phạm tiếng Anh 3 người, sư phạm lịch sử 2 người, sư phạm ngữ văn 3 người, sư phạm tin học 1, sư phạm toán học 4.
Theo thạc sĩ Lê Thị Kim Loan, Phó trưởng phòng Phụ trách Phòng Đào tạo, trường hiện tuyển được hơn 300 TS từ tất cả các phương thức. Trong số 14 ngành tuyển sinh năm nay, trường chỉ có thể mở lớp với 7 ngành liên quan đến sư phạm, ngôn ngữ Anh và công nghệ thông tin. 7 ngành còn lại không có TS trúng tuyển, có ngành chỉ có 1 người nên trường đã chủ động trao đổi để TS chuyển nguyện vọng.
“Xu hướng này không khác năm trước đó khi những ngành khó tuyển đều liên quan đến khoa học cơ bản. Do xác định sớm về khả năng không thể mở lớp nên trường quyết định không tuyển bổ sung 7 ngành này”, thạc sĩ Loan chia sẻ.
Trường ĐH Đồng Nai năm nay không còn tuyển ngành sư phạm sinh học và 8 ngành sư phạm bậc CĐ. Dù vậy, một số ngành của trường này TS trúng tuyển không tới 10 người như: ngành quản lý đất đai 6 TS trúng tuyển, ngành khoa học môi trường 6 TS, sư phạm vật lý 3 TS… Trong khi đó, ngành giáo dục tiểu học chỉ tiêu xét điểm thi hơn 300 nhưng có tới hơn 500 TS trúng tuyển.
Thi tốt nghiệp THPT trên máy tính: Quan trọng là an toàn, chất lượng
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Phó Trưởng ban Ban Đào tạo - Giám đốc Trung tâm Khảo thí, ĐHQG Hà Nội, cho rằng: Chỉ nên triển khai thi trên máy với những cơ sở, trung tâm nào thực sự đáp ứng được yếu tố chất lượng, an toàn, bảo mật, khách quan, không lấy mục tiêu số lượng trong thời gian đầu.
Thi trên máy tính là xu thế chung dựa trên nền tảng am hiểu công nghệ. Ảnh minh họa
Phù hợp xu thế
- Ông có quan điểm như thế nào về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT trên máy tính theo một lộ trình thích hợp?
- Tại hội nghị tổng kết công tác thi, xét tốt nghiệp THPT giai đoạn 2015 - 2020, định hướng giai đoạn 2021 - 2025, đa phần ý kiến đại biểu thống nhất đề xuất giữ ổn định và từng bước hoàn thiện mô hình Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 trong giai đoạn tới; tiếp tục tổ chức thi trên giấy đồng thời từng bước triển khai thi trên máy tính ở những nơi có đủ điểu kiện; tích cực chuẩn bị tổ chức thi theo lộ trình áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nguyên tắc là bảo đảm tính ổn định của lộ trình đổi mới thi/tuyển sinh; không gây xáo trộn với việc dạy, học của giáo viên và học sinh; không gây bức xúc xã hội; bảo đảm đúng quy định của Luật Giáo dục 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH. Kế thừa những thành tựu đã đạt được trong tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia giai đoạn 2015 - 2019 và Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, đáp ứng yêu cầu Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Ứng dụng hiệu quả các thành tựu của khoa học đo lường và đánh giá trong giáo dục; áp dụng lý thuyết khảo thí hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thi, tham khảo các mô hình tổ chức thi của các tổ chức khảo thí quốc tế, từng bước tiếp cận xu hướng thi/tuyển sinh của các nước tiên tiến trên thế giới. Huy động và phân bổ hợp lý các nguồn lực để triển khai theo mục tiêu và yêu cầu chất lượng.
Tôi cho rằng, việc tổ chức thi trên máy phù hợp với xu thế hiện nay; tuy nhiên khi thực hiện cần lấy yếu tố chất lượng, an toàn, bảo mật khách quan lên trên hết, chứ không phải quy mô hay số lượng thí sinh tham gia. Việc thi trên máy tính hiện được các tổ chức khảo thí độc lập uy tín trên thế giới thực hiện. Việt Nam cũng có thể theo hướng trên và việc chúng ta có 3 - 5 trung tâm khảo thí trong giai đoạn 2021 - 2023 để lo việc này là hoàn toàn khả thi.
- Nếu thi trên máy tính, điều kiện cốt lõi chúng ta phải chuẩn bị ngay bây giờ và trong lộ trình sắp tới là gì?
- Việc đầu tiên cần chuẩn bị là các văn bản, quy định; bởi thi trên máy không đơn thuần là chúng ta lấy mô hình thi trên giấy sau đó số hóa. Ví dụ, thi trên máy có yêu cầu về số lượng đề đáp ứng đủ nhu cầu thi nhiều đợt trong năm, các đề phải cân bằng về độ khó để bảo đảm thí sinh thi các lần khác nhau nằm trong hệ số tương quan cho phép.
Tiếp đến, cần hệ thống phần mềm bảo đảm tính khách quan, trung thực, an toàn, bảo mật. Quy định xét công nhận tốt nghiệp thế nào cũng cần tính đến, vì hiện nay Kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh dự thi đồng loạt để lấy kết quả xét tốt nghiệp; trong khi thi trên máy có thể sẽ dải ra nhiều đợt trong năm. Hiệu lực của kết quả các đợt thi trên máy cần được quy định cụ thể để các cơ sở giáo dục ĐH sử dụng xét tuyển, cũng như sở GD&ĐT sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo.
Cần am hiểu nghiệp vụ và kỹ năng công nghệ
- Thi tốt nghiệp THPT trên máy là hình thức hoàn toàn mới. Theo GS, cần lưu ý những vấn đề có thể phát sinh như thế nào?
- Trong bất kỳ hình thức thi nào, dù là thi trên giấy hay thi trên máy tính, đều có vấn đề kỹ thuật phát sinh. Đơn giản như thi trên giấy, chúng ta có các vấn đề về quy trình, thủ tục, con người. Trong khi đó, thi trên máy sẽ phụ thuộc nhiều vào điều kiện cơ sở vật chất, máy tính, mạng lưới điện...
Với hình thức thi truyền thống, chúng ta đã có bề dày kinh nghiệm; hầu hết cán bộ quản lý chất lượng, tuyển sinh, đào tạo có đủ kinh nghiệm để xử lý vấn đề nảy sinh, hay có kế hoạch cho những tình huống phát sinh. Nhưng thi trên máy phức tạp hơn ở chỗ không phải các cán bộ đều có kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin để xử lý được mọi tình huống, mà đòi hỏi phải đội ngũ cán bộ kỹ thuật.
Nhưng thông thường, đội ngũ cán bộ kỹ thuật lại chuyên về công nghệ thông tin và phần mềm nhiều hơn là quy trình, nghiệp vụ. Cho nên, đòi hỏi sự phối hợp ăn ý giữa 2 bộ phận, hoặc đòi hỏi cán bộ phải đồng thời am hiểu cả nghiệp vụ và kỹ năng công nghệ là việc khó. Nhưng điều đó, cùng với thời gian, tôi tin chúng ta sẽ tích lũy dần, không thể đòi hỏi một sớm, một chiều.
- GS có thể chia sẻ cụ thể hơn về giải pháp có thể tháo gỡ những khó khăn này?
- Chúng ta có lộ trình từng bước, từ quy mô nhỏ, thử nghiệm ở cơ sở giáo dục có kinh nghiệm. Sau đó, tổ chức các đợt tập huấn, cũng như xây dựng văn bản hướng dẫn để có sức lan tỏa nhiều hơn. Điều quan trọng, chỉ nên triển khai khi cơ sở, trung tâm nào thực sự đáp ứng được yếu tố chất lượng, an toàn, bảo mật, khách quan, không lấy mục tiêu số lượng trong thời gian đầu.
- ĐHQG Hà Nội có sự chuẩn bị gì để đón đầu hình thức thi trên máy?
- ĐHQG Hà Nội đã tổ chức trên máy ở quy mô tương đối lớn những năm 2015 -2016 và chúng tôi vẫn đang duy trì các hình thức đánh giá với khoảng 30 - 40 nghìn sinh viên hàng năm. Nên việc thi trên máy tính ở ĐHQG Hà Nội không là vấn đề gì khó khăn. Có thể nói, chúng tôi hoàn toàn hội tụ đủ điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực, con người, kinh nghiệm tổ chức, cũng như ban hành văn bản trong áp dụng triển khai thi trên máy.
- Xin cảm ơn GS!
Điểm chuẩn ngành kinh tế, y dược, công nghệ thông tin tăng đột biến Sau 3 ngày chạy phần mềm xác định điểm chuẩn năm 2020 (từ 2-4.10), bức tranh điểm chuẩn năm nay tăng "nóng" ở khối ngành kinh tế, y dược, công nghệ thông tin. Trong khi đó, những trường ĐH ở top giữa, top dưới, điểm chuẩn không cao nhưng tuyển sinh vẫn rất khó khăn, thậm chí là chật vật. Các trường đai...