Có nên uống nước trong khi ăn?
Một số ý kiến cho rằng không nên vừa ăn vừa uống vì sẽ làm loãng dịch vị dạ dày. Số khác tin rằng thói quen này sẽ gây tăng cân. Một số khác nữa lại cho rằng điều này sẽ gây cản trở tiêu hóa. Vậy nước có thực sự gây hại cho chúng ta?
Điều gì xảy ra khi thực phẩm và nước cùng vào dạ dày?
Quá trình tiêu hóa sẽ bắt đầu chính thức khi chúng ta nghĩ về thức ăn: nước bọt sẽ tiết ra trong miệng.
Khi chúng ta nhai thực phẩm, chúng ta sẽ trộn chúng với nước bọt, vốn rất giàu các enzym tiêu hóa. Thức ăn được làm mềm đi sẽ vào dạ dày và tiếp tục được tiêu hóa bởi dịch vị dạ dày.
Trung bình, dạ dày cần 4 tiếng để để tiêu hóa thức ăn trước khi biến chúng thành dưỡng trấp (dịch nuôi). Dưỡng trấp này sẽ đi vào ruột non và tất cả các dinh dưỡng trong dịch này sẽ được hấp thu vào cơ thể.
Nước không ở lại dạ dày lâu. Cứ 10 phút, dạ dày sẽ “tiêu hóa” khoảng 300ml nước. Vì vậy nếu bạn uống trong khi ăn, nước sẽ không ở lại lâu trong dạ dày. Nó đi qua thức ăn rất nhanh, làm ướt thức ăn và rời khỏi dạ dày nhanh chóng.
Nước không làm giảm độ axit của dịch vị
Cơ thể chúng ta là một hệ thống phức tạp nhưng được điều chỉnh tốt. Nếu dạ dày cảm thấy nó không thể tiêu hóa được cái gì đó, nó sẽ tạo ra nhiều enzyme hơn và làm tăng độ axit của dịch vị.
Thậm chí, ngay cả khi bạn uống tới hơn 2 lít nước một lúc cũng sẽ không ảnh hưởng tới độ axit trong dạ dày.
Trên thực tế, trong thức ăn cũng rất nhiều nước. Ví như 1 quả cam có tới 86% là nước.
Các nghiên cứu cho thấy một số thực phẩm có thể làm giảm độ axit của dạ dày nhưng nó cũng sẽ phục hồi rất nhanh.
Video đang HOT
Nước không ảnh hưởng tới tốc độ tiêu hóa
Chưa có nghiên cứu nào cho thấy nước sẽ đẩy thức ăn rắn xuống ruột khi nó chưa được tiêu hóa hoàn toàn.
Các nhà khoa học cho biết lượng chất lỏng sẽ rời cơ thể nhanh hơn thực phẩm rắn nhưng không làm ảnh hưởng tới tốc độ tiêu hóa.
Vậy chúng ta có thể uống trong khi ăn?
Sẽ vô hại nếu bạn uống trong khi ăn. Hơn thế, nước còn làm mềm thức ăn rắn.
Tuy nhiên, đừng uống trước khi nuốt thức ăn vì nước bọt có chứa các enzym cần thiết để tiêu hóa thức ăn.
Uống đồ uống có cồn cũng tốt với người đang muốn ăn ít đi.
Uống trà trong bữa ăn cũng không có gì đáng ngại bởi nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về độ axit trong dạ dày sau khi uống trà hoặc nước.
Nhiệt độ nước uống cũng không ảnh hưởng tới tốc độ tiêu hóa hay hấp thu dinh dưỡng. Dạ dày có thể làm nóng hay nguội thức ăn về nhiệt độ cần thiết nhưng tốt nhất nên uống nước ấm.
Nhân Hà
Theo Dân trí
Nghiên cứu bia rượu từ góc nhìn "vi khuẩn học": vì sao đồ uống này gây hư răng, hôi miệng kinh khủng đến vậy?
Càng uống nhiều bia rượu, nước bọt càng chứa nhiều vi khuẩn gây hại và ít đi những vi khuẩn có lợi. Kết quả đáng sợ là...
Từ trước đến nay, cả khoa học lẫn số đông mọi người đều cho rằng uống nhiều bia rượu sẽ gây hại to lớn đến sức khỏe. Nhiều người chưa già nhưng đã hư hết răng, hơi thở bốc mùi rất nặng, lại mắc các bệnh về tim mạch, tiêu hóa... Nhưng lí do là vì đâu?
Trong số vô vàn lời giải thích về nguyên nhân gây bệnh của bia rượu, các nhà nghiên cứu từ ĐH New York đã đem đến 1 góc nhìn mới đầy thuyết phục.
Họ tìm hiểu về tác động của đồ uống có cồn đối với vi khuẩn trong khoang miệng, từ đó hình thành bệnh. Nghiên cứu này vừa được công bố ngày 23/4 trên tạp chí Microbiome.
ĐH New York đã bắt đầu cuộc nghiên cứu trên bằng việc khảo sát 1.044 người Mỹ trong độ tuổi 55 - 84. Họ lấy mẫu nước bọt của những người này, đồng thời thu thập thông tin về thói quen ăn uống, mức độ tiêu thụ bia rượu...
Theo thống kê trên đối tượng khảo sát, có 270 người không uống bia rượu, 614 người ít uống và 160 người thường xuyên dùng bia rượu. Nam giới uống trung bình từ 2 ly/ngày và nữ giới từ 1 ly/ngày trở lên sẽ được xếp vào nhóm "thường xuyên".
Sau khi lấy mẫu, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích các vi khuẩn tìm thấy trong nước bọt. Kết quả cho thấy, đối với người thường xuyên dùng bia rượu, tình trạng vi khuẩn trong nước bọt của họ thật đáng lo ngại.
Cụ thể, mẫu nước bọt có chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nướu răng - một trong những lí do dẫn tới hôi miệng. Số lượng vi khuẩn thuộc nhóm Neisseria cũng cao hơn. Đây là loại vi khuẩn có thể sản sinh ra chất acetaldehyde - tiềm ẩn nguy cơ ung thư.
Mặt khác, nước bọt của người uống nhiều bia rượu lại ít ỏi các vi khuẩn có lợi cho sức khỏe răng miệng như Lactobacillales (giúp canxi ít bị ăn mòn).
Càng uống nhiều bia rượu, nước bọt càng chứa nhiều vi khuẩn "xấu" và ít vi khuẩn "tốt"
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm rằng trong khoang miệng có đến 700 loài vi khuẩn, bên cạnh đó là virus và nấm. Điều đáng nói là tình trạng cân bằng giữa vi khuẩn "tốt" và "xấu" sẽ có thể thay đổi do bia rượu.
Những thay đổi này làm suy giảm hệ miễn dịch, phá hủy răng, thậm chí thay đổi cấu tạo tuyến nước bọt. Kết quả sẽ làm phát sinh hay trầm trọng thêm các bệnh liên quan đến bia rượu như bệnh răng miệng, ung thư ở đầu, cổ và hệ tiêu hóa.
Tình trạng mất cân bằng vi khuẩn trong nước bọt có thể dẫn đến bệnh nguy hiểm về răng miệng và tiêu hóa
Tuy vậy, nghiên cứu lần này vẫn chưa chỉ ra chính xác mức độ gây hại của vi khuẩn trong rất nhiều nguyên nhân phát bệnh ở người nghiện rượu.
Trên thực tế, nghiện bia rượu cũng thường đi kèm với những thói quen xấu khác như hút thuốc lá hay ăn uống không lành mạnh.
Sắp tới các nhà khoa học ĐH New York sẽ tiếp tục nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi trên, đồng thời thực hiện thêm khảo sát trên những đối tượng trẻ và đa dạng hơn.
Nữ không nên dùng quá 1 ly đồ uống có cồn/ngày. Nam giới không nên uống quá 2 ly/ngày.
Dù sao, nghiên cứu lần này cũng được cho là quy mô, dễ hiểu nhất về ảnh hưởng của bia rượu đối với các vi khuẩn trong khoang miệng.
Nó giúp giải thích vì sao những người thường xuyên uống bia rượu lại bị hôi miệng cũng như mắc rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Và cũng cần lưu ý rằng uống trên 2 ly/ngày đã được xem là nhiều rồi đấy! Vậy nên hãy biết dừng đúng lúc, đừng để quá chén mà khiến cuộc vui không trọn vẹn, đặc biệt là vào những ngày nghỉ lễ này bạn nhé!
Nguồn: Gizmodo, NBC
Theo Helino
Có nên uống nước khi ăn không và đây là câu trả lời 70% cơ thể chúng ta là nước. Chẳng có gì phải nghi ngờ về lợi ích của việc uống nước đối với cơ thể. Nhưng liệu có thời điểm nào, khi chúng ta uống nước, có thể làm giảm lợi ích, thậm chí, tạo ra những phản ứng có hại? Một số chuyên gia giải thích rằng nước làm loãng axit dạ dày...