Có nên uống nước khi ăn không và đây là câu trả lời
70% cơ thể chúng ta là nước. Chẳng có gì phải nghi ngờ về lợi ích của việc uống nước đối với cơ thể. Nhưng liệu có thời điểm nào, khi chúng ta uống nước, có thể làm giảm lợi ích, thậm chí, tạo ra những phản ứng có hại?
Một số chuyên gia giải thích rằng nước làm loãng axit dạ dày của chúng ta. Những người khác nghĩ rằng làm như vậy làm cho chúng ta có thể mắc béo phì. Và một số người thậm chí còn nghĩ rằng nước đẩy thức ăn chưa tiêu hóa ra khỏi dạ dày! Vậy nước bình thường có thể gây hại cho chúng ta không?
Hệ tiêu hóa làm việc như thế nào?
Để có thể hiểu nước và các loại chất lỏng nói chung có thể ảnh hưởng thế nào đến quá trình tiêu hóa, chúng ta phải biết được cách hệ tiêu hóa hoạt động.
Ngay khi bạn bắt đầu đưa thức ăn vào miệng và nhai, đó là điểm xuất phát ban đầu. Các tuyến nước bọt sản sinh ra enzyme phân hủy thức ăn. Nước bọt cũng có nhiệm vụ làm mềm thức ăn, cho phép chúng đi qua thực quản và xuống dạ dày một cách dễ dàng hơn.
Xuống đến dạ dày, thức ăn được trộn với dịch vị chứa axit, chúng sẽ tiếp tục được phân giải thêm một lần nữa. Cuối cùng, một hỗn hợp tạo thành được gọi với cái tên lạ lùng là nhũ mi trấp. Nhũ mi trấp sau đó tiếp tục được trộn với men tiêu hóa từ tuyến tụy và mật xanh từ gan khi nó đi vào ruột non.
Điều gì xảy ra khi thức ăn và nước vào trong dạ dày?
Quá trình tiêu hóa bắt đầu khi chúng ta nghĩ về bữa ăn làm nước bọt được tạo ra trong miệng. Đến khi nhai, thức ăn sẽ được trộn với nước bọt có chứa các enzym cần thiết để tiêu hóa. Sau đó, thức ăn mềm đi rồi trôi xuống dạ dày. Tại đây, nó được trộn với axit dạ dày. Trung bình, dạ dày cần 4 giờ để tiêu hóa thức ăn trước khi biến nó thành chất lỏng hoặc chyme (dịch sữa). Chyme đi sâu hơn vào ruột – nơi nó cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Video đang HOT
Trong khi đó, nước chỉ ở trong dạ dày 10-15 phút. Vì vậy, nếu bạn vừa ăn vừa uống, nước sẽ trôi qua, giữ ẩm và rời khỏi dạ dày một cách nhanh chóng.
Nước không ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa
Cơ thể chúng ta là một hệ thống phức tạp nhưng được điều chỉnh rất tốt. Nếu dạ dày “cảm thấy” rằng không thể tiêu hóa một cái gì đó, nó tạo ra nhiều enzyme hơn và làm tăng độ axit của chất lỏng bên trong. Ngay cả khi bạn uống nước, sẽ không ảnh hưởng đến mức độ axit trong dạ dày.
Không có nghiên cứu nào chứng minh rằng chất lỏng đẩy thức ăn khỏi ruột trước khi được tiêu hóa hoàn toàn. Các nhà khoa học cho rằng chất lỏng rời khỏi cơ thể nhanh hơn thức ăn rắn nhưng nó không ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa.
Nước có thể cải thiện tiêu hóa như thế nào?
Trái ngược với niềm tin phổ biến rằng vừa ăn vừa uống gây hại quá trình tiêu hóa, thói quen này mang lại khá nhiều lợi ích.
Uống nước trong khi ăn mang lại nhiều lợi ích
Trước hết, nước và các đồ uống lỏng khác có thể làm cho việc nuốt thức ăn khô dễ dàng hơn. Bạn cứ tưởng tượng xem mình sẽ phải ăn bánh nướng hay bánh quy như thế nào khi không uống nước.
Tiếp đó, chất lỏng có thể phá vỡ các khối lớn của thực phẩm, khiến chúng dễ dàng lưu thông hơn trong đường tiêu hóa. Nhiều loại đồ uống, đặc biệt là nước, hoạt động như một chất bôi trơn tự nhiên cho thành ruột, ngăn chặn đầy hơi, táo bón.
Trên tất cả, bạn nên biết rằng dạ dày phải tiết nước cùng với quá trình tiết axit và các loại enzyme. Nếu không có nước, các enzyme này sẽ không hoạt động hiệu quả.
Như vậy, các loại chất lỏng mà cụ thể là nước là thứ cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Chúng có thể được tiêu thụ cùng bữa ăn với lượng hợp lý. Nhưng chưa hết, vùa ăn vừa uống không chỉ cải thiện quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó còn nhiều lợi ích khác mà bạn nên biết.
Các lợi ích khác
Nếu đang ở trong tình trạng thừa cân, nước sẽ là một người bạn tốt. Nó thực sự có thể giúp bạn cảm thấy no hơn. Vì vậy, bạn sẽ giảm được khẩu phần ăn cho mỗi bữa.
Uống nước cũng làm gián đoạn quá trình ăn của bạn. Đó là một lợi ích bởi càng ăn chậm, nhai kỹ, bạn càng nhận được nhiều lợi ích hơn. Khi uống nước xong, bạn có thể tự đánh giá xem liệu mình có cần thêm thức ăn nữa hay không.
Kết luận, chúng ta có thể uống trong khi ăn
Đúng vậy, nếu bạn uống trong khi ăn sẽ không gây hại gì. Ngược lại, nước giúp làm mềm thức ăn rắn. Nhưng đừng uống trước khi nuốt thức ăn bởi sẽ làm trôi nước bọt, không đủ các enzyme cần thiết để tiêu hóa.
Nếu bạn quen uống trà với thức ăn thay vì nước, thì cũng chẳng sao cả. Nghiên cứu cho thấy rằng không có sự khác biệt về mức axit sau khi uống trà hoặc nước. Nhiệt độ của nước bạn uống cũng không ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa hoặc số lượng chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được.
Theo www.phunutoday.vn
Sụt cân đột ngột cảnh báo 10 loại ung thư bạn có thể mắc
Các nhà khoa học cảnh báo giảm cân ngoài ý muốn có thể là dấu hiệu của ung thư phổi, trực tràng, dạ dày, thực quản...
Gầy đi đôi khi không phải dấu hiệu tốt mà là lời cảnh báo nguy cơ ung thư. Trên tờ British Journal of General Practice, nhóm nhà khoa học từ Đại học Oxford và Exeter (Anh) cảnh báo giảm cân ngoài ý muốn liên quan đến 10 bệnh ung thư bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, ung thư trực tràng, ung thư phổi, ung thư dạ dày - thực quản, ung thư tụy, u lympho không Hodgkin, ung thư buồng trứng, ung thư myeloma, ung thư đường tiết niệu và ung thư đường mật. Kết luận này được đưa ra sau khi các nhà khoa học tổng hợp 25 công trình khảo sát tiến hành trên 11,5 triệu tình nguyện viên.
Ảnh: Sipa.
"Chúng ta luôn biết rằng đột ngột sụt cân có thể cảnh báo ung thư. Giờ đây, nghiên cứu của chúng tôi đã thu thập mọi bằng chứng từng được công bố nhằm chỉ ra dấu hiệu này vô cùng quan trọng trong nỗ lực cứu sống con người khỏi ung thư", giáo sư Willie Hamilton từ Đại học Exeter thuộc nhóm tác giả cho biết. Ông đồng thời kêu gọi cả bác sĩ lẫn bệnh nhân chú ý hơn đến cân nặng cơ thể.
Sắp tới, Đại học Oxford và Exeter tiếp tục nghiên cứu xem sụt cân bao nhiêu bị cho là nguy hiểm để từ đó đưa ra hướng dẫn thăm khám cụ thể.
Minh Nguyên
Theo vnexpress.net
Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến nước bọt Ung thư tuyến nước bọt là một dạng của ung thư đầu cổ. Tuy không phải là căn bệnh thường gặp trong các bệnh ung thư nhưng ung thư tuyến nước bọt có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện kịp thời. Ung thư tuyên nươc bot la gi? Tuyến nước bọt là nơi tạo nước bọt, hỗ trợ quá...