Có nên tăng thời gian đào tạo Sư phạm?
Tại buổi làm việc với đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội – PGS.TS Nguyễn Kim Hồng (Hiệu trưởng ĐH Trường Sư phạm TP.HCM) cho rằng, ngành Sư phạm cần được đào tạo trong 5 năm thay vì 4 năm như hiện nay.
Cũng theo ông Hồng, hiện tại Bộ GD- ĐT vẫn giao chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên số lượng giảng viên và cơ sở vật chất, chưa có liên kết dựa trên nhu cầu địa phương và thực tế tuyển sinh tại các trường Sư phạm.
“SV sư phạm ra trường không có việc làm khá nhiều là một lãng phí xã hội, tuy nhiên việc giảm bình quân 10% chỉ tiêu tuyển sinh đối với trường đại học, trong đó có Trường ĐH Sư phạm TP.HCM là chưa thực sự thỏa đáng”- ông Hồng thắc mắc.
Bộ cần phải tổng hợp và giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường dựa trên những nghiên cứu rõ nhu cầu của cơ sở.
“Hiện trường ĐH SP rất khó tuyển được những giảng viên giỏi vào trường” – lời ông Hồng.
Video đang HOT
Theo hiệu trưởng Hồng, rất nhiều quốc gia trên thế giới có hai loại trường, trong đó có một loại trường chuyên sư phạm, SV vào đã nhận thức rằng công việc đặc biệt của họ là làm nhà giáo. Nhưng cũng có rất nhiều loại hình đào tạo tốt nghiệp đại học xong, họ học thêm một tới hai năm mới ra làm giáo viên.
PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
“Chúng tôi muốn thời gian học kéo dài 5 năm vì hiện tại thời gian thực tập nghề của SV sư phạm quá ít. Việc các giám đốc sở kêu rằng giáo viên của chúng tôi chưa đáp ứng được các yêu cầu của giáo dục phổ thông một phần cũng do thời gian đào tạo. Nhưng nếu để 4 năm mà tăng thời gian thực tập thì rất khó khăn đối với các trường sư phạm” – PGS. TS Hồng phân tích.
Theo GS Đào Trọng Thi, chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cần phải quan tâm đến các chính sách chế độ đối giáo viên, cơ chế của các trường ĐH Sư phạm.
“Nhà nước và xã hội phải có biện pháp cụ thể để chăm lo cả về tinh thần, vật chất cho đội ngũ giáo viên. Sự chăm lo đó phải tạo được động lực để khuyến khích các em học sinh học tốt, một khi các em học tốt đứng vào đội ngũ sư phạm, chúng ta mới có đội ngũ GV giỏi”.
Theo Lê Huyền (Vietnamnet)
Nan giải trong đào tạo lại giáo viên
Sáng 10/4, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, làm trưởng đoàn tiếp tục có buổi làm việc với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM về việc thực hiện chính sách, pháp luật đảm bảo chất lượng và chương trình SGK giáo dục phổ thông.
Nhìn nhận về chương trình SGK hiện nay, PGS-TS Ngô Kim Hồng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm TP.HCM, đánh giá: Chương trình SGK phổ thông hiện đảm bảo tính hệ thống, toàn diện, chú trọng vận dụng những thành tựu mới của khoa học... Tuy nhiên, chương trình còn nặng về trang bị kiến thức hàn lâm, nhiều nội dung chưa thiết thực, chưa gắn với thực tế...
Về vấn đề năng lực giáo viên, PGS-TS Ngô Kim Hồng cho biết hiện khối ngành sư phạm mất cân đối trong đào tạo và sử dụng. Trước tình hình thiếu giáo viên THPT hiện nay, các cơ sở tuyển dụng giáo viên từ nhiều nguồn khác nhau với tiêu chuẩn có bằng ĐH và giấy chứng nhận đã qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm mà không cần phải tốt nghiệp tại trường sư phạm. Vì vậy dẫn đến chất lượng giáo dục ở bậc phổ thông yếu kém.
Khối ngành sư phạm đang mất cân đối trong đào tạo và sử dụng (Ảnh minh họa)
Theo PGS-TS Ngô Kim Hồng, cần phải có một đội ngũ giáo viên mới, được đào tạo bài bản theo lộ trình để phục vụ công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông, giáo viên phổ thông cũ hiện nay phải được bồi dưỡng liên tục, thường xuyên. Đồng thời phải có quy định bắt buộc, sau 3-5 năm mà không đạt được chứng chỉ (chứng nhận) nghiệp vụ sư phạm về đổi mới nghề nghiệp thì không đủ năng lực đứng lớp.
Theo Quốc Việt (Pháp luật TP.HCM)
"Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm?" Các trường ĐH có đào tạo sư phạm lâu đời hay các trường ĐH có khoa sư phạm đang rơi vào "thảm cảnh" phải vét sinh viên ở mức điểm sàn mới hy vọng tuyển đủ. Có chuyên gia giáo dục lo ngại về chất lượng giáo viên tương lai, về khả năng tư duy của họ khi trúng tuyển đại học với...