Có nên sử dụng muối iốt hàng ngày?
Iốt có vai trò quan trọng đối với sự phát triển cơ thể con người. Khi bị thiếu iốt, cơ thể phải đối diện với nhiều nguy cơ bệnh tật. Vậy nhưng có nhiều người thắc mắc là: có nên ăn muối iốt thường xuyên hàng ngày không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi này.
Nhu cầu iốt của cơ thể
Iốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da – lông – tóc – móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động…
Iốt rất cần thiết cho cơ thể, mặc dù với hàm lượng rất nhỏ. Người lớn trung bình cần khoảng 150mcg/ngày. Phụ nữ có thai cần nhiều hơn người bình thường, khoảng 200mcg/ngày.Phụ nữ cho con bú cần lượng iốt nhiều nhất so với những trường hợp khác, cần khoảng 209mcg/gày.
Nhu cầu iốt của trẻ: Trẻ từ 0-6 tháng tuổi cần 40mcg/ngày, với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì mẹ nên ăn nhiều hải sản và dùng muối iốt hoặc nước mắm có iốt để nguồn dưỡng chất quan trọng này tiết qua sữa bổ sung cho bé. Với trẻ đã ăn dặm (6-12 tháng) cần 50mcg, có thể bổ sung iốt qua ăn uống hàng ngày.
Trẻ từ 1-3 tuổi cần 70mcg; trẻ từ 4-9 tuổi cần 120mcg; trẻ từ 10-12 tuổi cần 140mcg; từ 14 tuổi đến khi trưởng thành là 150mcg. Trứng và các thực phẩm từ sữa là một nguồn cung cấp iốt khá tốt. Ngoài ra, iốt cũng có nhiều trong hải sản như cá, tôm, cua và có nhiều trong các loại rau xanh…
Nên sử dụng muối iốt trong bữa ăn hàng ngày để cung cấp đủ lượng iốt cần thiết cho cơ thể.
Nguy cơ do thiếu iốt
Khi cơ thể bị thiếu hụt iốt sẽ dẫn đến mắc bệnh bướu cổ và tình trạng đần độn. Với bệnh bướu cổ, nó có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời. Còn tình trạng đần độn có thể xảy ra ngay từ khi em bé còn nằm trong bụng mẹ (nếu người mẹ mang thai bị thiếu hụt iốt trầm trọng).
Video đang HOT
Thiếu iốt có thể gây tác hại cho mọi lứa tuổi, nhưng lứa tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất là ở thời kỳ bào thai và trẻ nhỏ. Phụ nữ mang thai nếu thiếu iốt thì sự phát triển của bào thai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là bộ não của trẻ. Thiếu iốt ở mẹ từ mức trung bình đến nặng có thể gây chậm phát triển não của thai nhi và sinh ra đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ, thậm chí đần độn hoặc mang khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm, lác mắt. Thiếu iốt ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể gây sẩy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non…
Thiếu iốt ở trẻ em sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng, làm giảm năng lực học tập và trí tuệ của các em…
Ở tuổi dậy thì, nếu thiếu iốt cũng thường gây bướu cổ, các biến chứng của bệnh bướu cổ, thiểu năng giáp. Khi bị thiểu năng giáp, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ, lao động rất nhanh mệt mỏi, không linh hoạt, tinh thần trì trệ, khả năng lao động giảm sút…
Có nên sử dụng muối iốt thường xuyên?
Những rối loạn do thiếu iốt gây ra là rất đáng ngại, vì vậy cần phải ăn muối iốt để bổ sung lượng iốt thiếu hụt trong thức ăn hàng ngày.
Muối iốt là muối thường được trộn iốt theo một hàm lượng cho phép. Trước kia, muối iốt được trộn thủ công bằng tay, nay được trộn bằng máy nên muối iốt ngày càng đảm bảo về chất lượng vệ sinh và hàm lượng iốt tiêu chuẩn. Hiện nay, muối iốt đảm bảo chất lượng được quy định tại nơi sản suất là 40 5mcg/10g muối iốt.
Muối iốt không làm thay đổi mùi vị thức ăn mà hoàn toàn như muối thường, được dùng để cho vào thức ăn và làm cho thức ăn trở nên ngon hơn. Lượng iốt được trộn vào muối an toàn cho tất cả mọi người, kể cả người thiếu và không thiếu iốt, kể cả người bệnh bướu giáp đơn thuần hay cường giáp.
Để tránh không mua phải muối giả, không đủ tiêu chuẩn phòng bệnh. Người sử dụng muối cần nắm rõ các lưu ý khi mua muối iốt: Bao muối đề ngoài là muối iốt. Có hàm lượng iốt cụ thể. Có bao bì nguyên vẹn, muối phải khô, sạch, không lẫn những tạp chất bẩn. Có nhãn mác nơi sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng. Có đăng ký chất lượng rõ ràng.
Nên dùng muối iốt như muối thường trong mọi hình thức nấu ăn, chế biến, cả khi muối dưa, muối cà, làm mắm, làm gia vị… là đủ nhu cầu iốt cho cơ thể và phòng ngừa được các rối loạn do thiếu iốt.
Hơn 90% lượng iốt cơ thể có được là từ thực phẩm. Các loại thức ăn có nhiều iốt là thủy hải sản như cá, tôm, cua, ốc, tảo; rau, trái cây có màu sậm, phủ tạng động vật, sữa… Tuy nhiên, nguồn thức ăn tự nhiên có chứa iốt ngày càng giảm hàm lượng đi do chất lượng thực phẩm kém, hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, xói mòn… làm giảm đi rất nhiều lượng iốt có trong thực phẩm tự nhiên. Do đó, các bà nội trợ, các bà mẹ, các đầu bếp, các nhà chế biến thực phẩm cần sử dụng muối iốt trong chế biến nấu ăn hàng ngày.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn nhiều cá ngừ đóng hộp?
Sản phẩm cá ngừ đóng hộp giàu dinh dưỡng với hàm lượng protein cao, dễ chế biến và phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều sẽ gây hại đến sức .
Cá ngừ đóng hộp là nguồn cung cấp axit béo omega-3 cho cơ thể. Axit béo omega-3 là chất béo có lợi cho sức khỏe tim, mắt và não, cá được coi là một nguồn quan trọng cung cấp chất béo lành mạnh này.
Ngoài chất béo lành mạnh, cá ngừ đóng hộp cũng là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin D và selen cho cơ thể.
Dù khá tốt cho sức khỏe tuy nhiên ăn quá nhiều cá ngừ đóng hộp lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe người dùng.
Khi ăn nhiều cá ngừ đóng hộp cơ thể thay đổi thế nào?
Ăn nhiều cá ngừ đóng hộp làm tăng lượng protein
Thêm protein vào chế độ ăn uống cực kỳ có giá trị vì nó sẽ khiến bạn cảm thấy no lâu hơn và cuối cùng, tiêu thụ ít calo hơn.
Theo Bộ nông nghiệp Hoa kỳ, một hộp cá ngừ ngâm dầu chứa 46,6 gam protein. Do vậy, chỉ cần một hộp cá ngừ là đủ đáp ứng tất cả nhu cầu hàng ngày. Đó chắc chắn là một cách hiệu quả để bổ sung protein cho cơ thể.
Gây tăng cân
Mặc dù cá ngừ đóng hộp được đóng gói trong dầu có một số lợi ích như có nhiều protein và hương vị, nhưng cá ngừ đóng hộp có nhiều calo và chất béo dễ dẫn đến tăng cân. Do đó, để đảm bảo nhận được đầy đủ những lợi ích, nên chọn món cá ngừ tươi.
Hỗ trợ sức khỏe của não và mắt
Ảnh minh họa
Nhờ axit béo omega-3 có trong cá ngừ đóng hộp, sẽ tăng cường chức năng não và mắt của mình, chỉ bằng cách ăn bánh mì kẹp cá ngừ đó vào bữa trưa. DHA, một axit béo omega-3, được biết là có đặc tính cải thiện trí nhớ. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm viêm và loại bỏ các triệu chứng của bệnh khô mắt.
Không nên ăn nhiều cá ngừ đóng hộp
Mặc dù cá ngừ đóng hộp có ít thủy ngân hơn nhiều so với cá ngừ tươi, nghĩa là có thể ăn loại thực phẩm này thường xuyên hơn. Cụ thể, hàm lượng thủy ngân có trong cá ngừ thường cao hơn so với những loài cá khác. Một số nghiên cứu đã cho thấy, việc tiếp xúc nhiều với thủy ngân có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở người, bao gồm suy giảm hệ thần kinh trung ương.
Ngoài ra, cá ngừ đóng hộp thường có hàm lượng muối cao hơn so với cá ngừ tươi. Vì thế, khi chọn cá ngừ nên chú ý lượng muối có trong sản phẩm, nên chọn những nhãn hiệu có lượng muối ít hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người lớn có thể ăn cá ngừ mỗi tuần một lần mà không có vấn đề gì. Vì vậy, hãy kiên trì với ý tưởng ăn mọi thứ một cách điều độ, sẽ tránh bị ngộ độc thủy ngân và những tác dụng tiêu cực khác vì ăn quá nhiều cá ngừ đóng hộp.
Phụ nữ mang thai phải thận trọng khi ăn cá, không được ăn 4 loại cá này Mẹ bầu không nên ăn những loại cá sau để tránh gây hại cho thai nhi! Theo Reuters, các nhà nghiên cứu ở Hong Kong, Trung Quốc, phát hiện ra rằng phụ nữ mang thai ăn nhiều cá trong thời gian dài sẽ truyền thủy ngân vào thai nhi qua nhau thai, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của em bé...