Có nên rút ngắn ngày “nguyệt san”?
Chẳng cô nàng nào muốn nguyệt san cứ bám lấy mình cả, nhưng hãy xem nên làm thế nào cho nguyệt san “khỏe mạnh” nhất nhé!
1. Thuốc ngừa thai
Điều này thì không có gì để chối cãi nữa rồi, thậm chí thuốc ngừa thai còn có khả năng bắt nguyệt san dừng hoạt động luôn.
Những viên thuốc bé tí lại có thể khiến nguyệt san rời xa bạn là vì chúng đã làm cho cơ thể chúng mình ngừng rụng trứng. Thế nhưng, teen girl cũng ít nhiều biết rằng thuốc ngừa thai có cả “kho” tác dụng phụ, nhất là đối với những XX đang nằm trong tuổi dậy thì.
Thử tưởng tượng xem một chút thoải mái vì “trốn” được nguyệt san nhưng lại phải đổi bằng hàng giờ liền chóng mặt, khó ở, thậm chí xuất huyết âm đạo mà không có dấu hiệu báo trước. Chưa kể, những tác dụng phụ này còn đáng sợ hơn cả việc chấp nhận chào đón cô nàng nguyệt san mỗi tháng một lần.
2. Tăng cường thể thao
Tập thể thao đều đặn thôi chưa đủ, theo các nhà khoa học tính toán, nếu bạn chịu khó nâng cường độ tập luyện lên thì thời gian nguyệt san ở lại thăm bạn cũng ngắn đi. Các bài tập thể thao được đề cập đến trong những nghiên cứu này là những bài tập Cardio, tức là những bài tập chú ý đến nhịp tim của chúng mình.
Các XX thường chạy bộ, bơi lội hoặc đạp xe có thời gian “đèn đỏ” chỉ từ 3 -4 ngày, trong khi đó những cô bạn khác thì phải chịu đựng “đèn đỏ” trung bình là 5-7 ngày. 3. Dùng thảo dược
Có nhiều loại thảo dược được ca ngợi rằng có khả năng cân bằng kích thích tố, giúp cắt ngắn số ngày nguyệt san. Nhưng đến nay, chỉ có loại thảo dược chasberry là thực sự mang lại hiệu quả.
Tuy nhiên, các loại thảo dược này vẫn chưa được cơ quan FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ) kiểm duyệt và thông qua nên chưa có bác sĩ nào khuyến khích chúng mình dùng đâu nhé!
Kết!
Nếu vì một lý do nào đó rất chính đáng bạn gái muốn sử dụng các biện pháp trên để rút ngắn ngày nguyệt san của mình thậm chí là tạm thời “hô biến” chúng tháng này thì vẫn có thể thực hiện.
Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng chúng quá thường xuyên vì ngay cả đó là những biện pháp tự nhiên thì chúng cũng không tốt cho sức khỏe con gái chúng mình về lâu dài.
Video đang HOT
Theo PLXH
Những dấu hiệu đáng ngại của khí hư
Nhận biết khí hư bình thường.
Teen girl cần biết là khí hư vốn là một loại dịch tiết hết sức bình thường của cơ thể phe XX chúng mình. Khí hư được tiết ra từ các tuyến nằm ở cổ tử cung với nhiệm vụ chống lại vi khuẩn và dọn dẹp các tế bào già cỗi bên trong "cô bé". Trung bình trong 1 ngày,mỗi XX trường thành sẽ cần phải dọn đẹp 2g tế bào già khỏi khu vực kín. Tuy nhiên, lượng khí hư tiết ra sẽ khác biệt tuỳ theo cơ thể mỗi người và tác động của nguyệt san.
Vậy khí hư như thế nào là bình thường?
-Trong vòng 1 tuần sau khi kết thúc đèn đỏ, hầu như bạn sẽ không thấy khí hư rõ ràng.
-Giữa chu kì, tức là khoảng 2 tuần sau ngày kết thúc đèn đỏ ý, thì khí hư sẽ có dạng hơi lỏng, nhìn giống lòng trắng trứng gà, khi tiếp xúc với không khí có thể chuyển sang màu vàng nâu.
-Khí hư bình thường không có mùi, chỉ khi bị vi khuẩn tấn công thì mới xuất hiện mùi.
-Khí hư không gây ngứa rát.
Cẩn thận với sự thay đổi của khí hư!
Nếu bạn thấy khí hư có những dấu hiệu sau thì nguy cơ nhiễm bệnh là khá cao đấy!
-Nặng mùi hoặc cómùi chua chua.
-Trắng đục và đặc quánh.
-Màu xanh.
-Khí hư có máu (không phải trong những ngày đèn đỏ nhá!)
-Ngứa rát ở cô bé.
Nếu như những dấu hiệu trên đi kèm với việc đau bụng dưới và xuất hiện sau khi bạn có chữ x thứ 3 không an toàn thì chắc chắn bạn đã bị viêm nhiễm ở vùng kín!
Các nguyên nhân phổ biến nhất gây "khó chịu" cho cô bé
-Nhiễm khuẩn: khiến dịch tiết có mùi hôi như cá ươn vậy.
-Nhiễm nấm: phổ biến nhất là nấm Candida, gây ngứa và làm khí hư trắng đục, đặc dính.
-Mắc phải các bệnh lây qua đường tình dục (STDs): tuỳ vào mỗi bệnh mà sẽ có những triệu chứng đi kèm khác nhau.
Làm gì khi phát hiện khí hư có vấn đề?
Bất cứ khi nào nhận thấy "cô bé" có dấu hiệu không ổn, teen girl nên đến gặp các bác sĩ phụ khoa để được khám và tư vấn kĩ lượng.
Ngoài ra, bạn cũng cần thay đổi thói quen, học cách vệ sinh "cô bé" đúng cách. Trong những ngày đèn đỏ thì hãy nhớ thay tampon hoặc băng vệ sinh ít nhất 4 lần /ngày để vi khuẩn không có cơ hội tấn công "cô bé"
Theo PLXH
Phát hoảng vì vô kinh sau tiêm thuốc ngừa thai Uống thuốc hằng ngày thì dễ quên, đặt vòng lại dễ viêm... nên chị Phương chọn tiêm thuốc tránh thai. Thế nhưng sau hai lần tiêm, chị lo lắng vì cả năm sau vẫn chẳng thấy "đèn đỏ" trở lại. Chị Phương cho biết, sau khi vỡ kế hoạch sinh cậu con trai thứ hai chỉ cách cô con gái đầu một năm,...