Có nên ngộ nhận học đến lớp 9 là đủ?
Gần đây dư luận xôn xao với clip nam sinh lớp 12 trăn trở về giáo dục Việt. Một trong những luận điểm gây tranh cãi là “chỉ cần học đến lớp 9 là đủ”.
Có thật là chỉ cần học đến lớp 9 là đủ?. Theo chị Ngô Thùy Ngọc Tú, chuyên gia tư vấn du học Mỹ, các bạn trẻ không nên ngộ nhận rằng chỉ học đến lớp 9 “là đủ”.
Không nên
Một trong những luận điểm mà nam sinh nêu ra được dư luận chú ý là “chỉ cần học đến lớp 9 là đủ vì tôi tin rằng tuổi 14-15 xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình.” Đây chắc hẳn là một “tuyên ngôn” giải toả được nỗi niềm của nhiều em học sinh vốn phải coi vào cấp 3 là lựa chọn duy nhất. Tuy nhiên, có thật là chỉ cần học đến lớp 9 là đủ?
Nhìn ra thế giới, chúng ta biết rằng nền giáo dục ở nhiều nước tiên tiến đã và đang áp dụng hệ thống 9 năm học bắt buộc, các năm sau đó là theo lựa chọn. Ở Phần Lan, học sinh chỉ cần theo học 9 năm trung học, sau đó có thể chọn học tiếp hệ trung học hoặc vào trường hướng nghiệp, sau đó là một loạt các lựa chọn cho hệ CĐ, ĐH.
Ở Singapore, ngay từ trường cấp 2, các em đã được chia theo các “nhánh” (streams) khác nhau để có thể lựa chọn theo học tiếp cấp 3 hoặc các trường hướng nghiệp, từ đó cũng lên CĐ hoặc ĐH.
Ở Mỹ, rất nhiều bang không bắt buộc học sinh tiếp tục vào cấp 3 sau năm 14 tuổi mà học sinh có thể học ở trường dạy nghề hoặc các trường cao đẳng cộng đồng. Đây là mô hình mà có lẽ một số bạn trẻ Việt, như nam sinh trong video clip, cũng đang mơ ước được thực hiện ở nước mình.
Tuy nhiên, dù có hàng chục người ấn nut cho clip và ủng hộ “tuyên ngôn” của bạn nam sinh, hay ngầm so sánh hệ thống giáo dục Việt Nam với các nền giáo dục khác trên thế giới, các bạn trẻ không nên ngộ nhận rằng chỉ học đến lớp 9 “là đủ”.
Thực chất, ở các nước nêu trên, giáo dục cơ bản – bao gồm các môn học khoa học tự nhiên, xã hội, nhân văn, và các kỹ năng nghiên cứu, phản biện – vẫn được coi là cần thiết và quý giá cho đến cấp 3 và ĐH.
Giáo dục cơ bản là cách rèn luyện cho học sinh đào sâu tư duy thông qua các môn học, giúp các em có nhìn nhận sâu sắc và toàn diện hơn về thế giới xung quanh, học cách ứng xử trong cuộc sống và ứng biến, giải quyết vấn đề tốt thông qua các kỹ năng phân tích, phản biện và nghiên cứu. Với định nghĩa này, giáo dục cơ bản không bao giờ là thừa, và cũng không thể bị xem nhẹ.
Vì sao
Video đang HOT
Trong nền giáo dục Mỹ có một mô hình trường ĐH gọi chung là “liberal arts” và đặc điểm và triết lý giáo dục mà các trường này theo đuổi là giáo dục cơ bản. Có thể gọi là “cơ bản” vì các trường này không chú trọng dạy nghề, và thậm chí kiến thức cũng không phải là tiêu chí quan trọng nhất đối với sinh viên tốt nghiệp.
Mô hình liberal arts tập trung vào dạy các kỹ năng cơ bản: kỹ năng phân tích và biểu đạt vấn đề, kỹ năng đọc hiểu và viết lách, kỹ năng làm việc nhóm và lãnh đạo, kỹ năng thẩm thấu các giá trị văn hoá nghệ thuật và có cách nhìn nhận phản biện với mọi vấn đề.
Trong ít nhất là 2 năm đầu của 4 năm ĐH, sinh viên được (và phải) học đủ các môn mà mình muốn, từ khoa học tự nhiên đến xã hội, nhân văn, biểu diễn … (thậm chí nhiều trường còn bắt buộc học phải có tín chỉ của một số môn trái ngành (major) nhất định để đảm bảo sự đa dạng của chương trình học. Họ phải viết bài luận và làm dự án nghiên cứu về nghệ thuật múa, hay về thiên văn học, mặc dù không hề có ý định trở thành nghệ sỹ múa hay nhà thiên văn học! Để làm gì?
Sự cọ xát và tư duy với các ngành học, lĩnh vực khác nhau không những giúp họ mở mang đầu óc, mà thúc đẩy họ trả lời các câu hỏi cơ bản của cuộc sống: Chúng ta là ai và vì sao chúng ta tồn tại? Ý nghĩa của cuộc sống? Ý nghĩa của lịch sử? Những gì chúng ta đang làm ảnh hưởng gì đến tương lai và các thế hệ sau như thế nào?
Những câu hỏi này là “la bàn” giúp sinh viên có lựa chọn tốt hơn trong sự nghiệp và cuộc sống, để sống một cuộc đời ý nghĩa và theo đúng mong muốn của mình nhất.
Điều đặc biệt là không ai bắt ép các sinh viên này phải theo hệ thống ĐH liberal arts. Ngược lại, đây là các trường ĐH hàng đầu ở Mỹ cũng như nhiều nước khác, trong đó có các trường “top” như Harvard, Yale … là niềm mơ ước và lựa chọn hang đầu của các SV thế giới cũng như nhiều SV du học Việt Nam. Các trường này có tỷ lệ cạnh tranh cho đầu vào cực kỳ cao, và học phí cực kỳ đắt! (ĐH liberal arts ở Mỹ có học phí trung bình 50,000 USD/năm).
Vậy các sinh viên này nộp đơn vào đây để làm gì, khi mà tấm bằng ở đây ra không cho các bạn ngay được một cái nghề như kế toán, kiểm toán, kỹ sư, nhân viên ngân hàng…?
Chính các cựu sinh viên từ các trường này đã chứng minh câu trả lời: nhờ có tư duy phản biện và khả năng diễn đạt xuất sắc, có thế giới quan được mở rộng, có hiểu biết đa dạng về văn hóa, xã hội, hầu hết các sinh viên từ các trường liberal arts đều thành công trong lĩnh vực mà họ lựa chọn, cho dù lĩnh vực đó không liên quan gì đến ngành học ở đại học.
Theo thống kê của Sở giáo dục Hoa Kỳ, 20% số tổng thống Mỹ tốt nghiệp trường liberal arts, 20% số người giành giải thưởng Pulitzer trong lĩnh vực kịch nghệ, lịch sử và thơ ca từ năm 1960-1998 tốt nghiệp trường liberal arts, và cứ 12 CEO của các tập đoàn lớn nhất nước Mỹ thì có 1 người học trường liberal arts. Các kỹ năng cơ bản mà họ có được từ trường ĐH là nền tảng giúp họ thành công trong suốt sự nghiệp.
Vì vậy trước khi bác bỏ giáo dục cơ bản là không cần thiết và bắt buộc sau lớp 9, các bạn học sinh Việt Nam cũng nên hiểu rằng học những kiến thức và kỹ năng cơ bản là sự học cả đời, học được càng nhiều thì càng tốt cho tương lai của bản thân. Kể cả khi 14-15 tuổi bạn đã xác định được nghề nghiệp của mình…
Theo Vietnamnet
Sĩ tử ôn thi đêm tại đình làng
Đình làng Lại Đà, Đông Hội (Đông Anh, Hà Nội) vào những buổi tối mùa thi trở nên đông đúc bởi sự xuất hiện của các em học sinh lớp 9, 12 cùng nhau ôn luyện để thi cuối cấp và đại học, cao đẳng.
Khuôn viên của đình Lại Đà trở thành nơi để xe đạp của các em học sinh, bên trong đình, đèn điện, quạt gió được mở hết công suất.
Lớp học cho học sinh cuối cấp do sinh viên trong làng Lại Đà đứng ra tổ chức, họ đều dạy không lương. Qua hai năm thực hiện, quy mô ngày càng được mở rộng ra toàn xã.
Lớp học một tuần 4 buổi, bắt đầu từ 20h và kết thúc hai tiếng sau đó. Cả hai lớp học, một là dành cho các em lớp 9 thi lên lớp 10. Một lớp dành cho các em lớp 12 ôn thi đại học tại nhà văn hóa đều được sự ủng hộ và quan tâm của chính quyền địa phương.
Nguyễn Tiến Phương, trưởng nhóm giáo viên cho biết: "Lớp học đã tồn tại được hai năm, người dân trong làng rất ủng hộ việc này. Năm nay có nhiều em thi đại học, nên việc học thêm rất quan trọng. Trong mỗi buổi học, chúng tôi đều đưa ra giáo án hợp lý, bám sát kiến thức và học lực các em".
Các bạn học sinh đều có ý thức học tập rất tốt, hầu hết đi học đúng giờ và làm bài tập đầy đủ.
Lớp học có cách dạy đặc biệt, đó là cả thầy và trò cùng học, những lúc không tìm ra lời giải, cả học sinh lẫn thầy vắt óc lên trán suy nghĩ, cùng làm bài.
Lớp học tại đình làng của các bạn trẻ có sức hút kỳ lạ đối với học sinh cuối cấp.
Những chiếc quạt được bật hết công suất phục vụ các bạn ôn luyện mùa thi năm nay.
Lớp học có hơn 30 người nhưng rất trật tự, thi thoảng lại vang lên lời giảng bài của các bạn sinh viên.
Các em học sinh cho biết, kiểu học một trò một thầy đem lại cảm giác dễ chịu và tiến bộ rất nhanh.
Còn các anh chị sinh viên làm công tác giảng dạy không lương cũng tỏ vẻ hào hứng với cách dạy này. Nhiều người đang làm hoặc đã làm gia sư nên không gặp nhiều khó khăn trong phương pháp dạy.
Ôn luyện thi tại đình làng rộng rãi và mang đến tinh thần thoải mái, đó cũng là lý do lớp học này được mở ra. Hy vọng trong tương lai lớp học sẽ được nhân rộng để bồi bổ và tiếp thêm sức mạnh cho các sĩ tử bước vào kỳ thi tốt nghiệp.
LÊ HIẾU
Theo infonet
Một ngày 'chạy sô' của học sinh lớp 9 Mỗi ngày, Mai Lan phải dậy từ 5h sáng, chưa kể việc làm bài tập về nhà, cô bé học sinh lớp 9 này phải tốn khoảng 11 giờ liên tục cho việc học chính khóa ở trường và 3 ca luyện thi. Mùa thi đã gần kề, hàng triệu học sinh cuối cấp đang ráo riết chuẩn bị cho lần "vượt vũ...