Có nên học ngành du lịch khi dịch Covid-19 còn phức tạp?
Khi hết dịch Covid-19, ngành du lịch sẽ đứng trước một hiện thực tàn khốc là khủng hoảng nhân sự. Bởi nhiều nhân sự không kiên trì nổi qua giai đoạn khó khăn, phải bỏ nghề, đổi nghề.
Những ngày này, khi Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch, nhiều sinh viên đang theo học ngành này rất dao động tâm lý vì sau khi tốt nghiệp sẽ rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp dài hạn.
Trên một diễn đàn sinh viên, bạn Linh An đang học năm 2 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại một trường đại học tư thục lo lắng: “Hơn 1 năm nữa là ra trường rồi, khi đó dù Covid-19 đã hết thì có rất nhiều anh chị giỏi nghề đang thất nghiệp cũng đi tìm việc, không biết còn chỗ làm cho mình hay không?”.
Chia sẻ của Linh An thu hút khá nhiều bình luận đồng tình của các sinh viên học ngành này. Nhiều học sinh cuối cấp 3 đã đăng ký nguyện vọng tuyển sinh 2021 vào ngành du lịch cũng bình luận cùng lo ngại như trên.
Do ảnh hưởng bởi Covid-19, ngành du lịch liên tục rơi vào tình thế khó khăn, những tour khám phá TPHCM như thế này giờ toàn dành cho khách trong nước. (ảnh: Phạm Nguyễn)
Trao đổi trong một buổi giao lưu trực tuyến hướng nghiệp của trường đại học Nguyễn Tất Thành, tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cho biết, hiện tỷ lệ thí sinh tham gia xét tuyển cao đẳng – đại học năm 2021 đăng ký chọn ngành du lịch vẫn khá đông.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa cũng chia sẻ thống kê đăng ký xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2017 – 2020 cho thấy, xu thế đăng ký xét tuyển vào các trường gần như không hề thay đổi. Mặc dù năm 2020 đã chịu tác động rất lớn của dịch Covid.
Cụ thể, 2 nhóm ngành đăng ký nhiều nhất vẫn là Kinh doanh – quản lý – pháp luật (chiếm tỷ lệ 33% tổng số lượng nguyện vọng) và Du lịch – khách sạn – nhà hàng (chiếm tỷ lệ 30%).
Video đang HOT
Nói về vấn đề này, chuyên gia Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực Việt Nam cho rằng: “Chọn học ngành du lịch là hoàn toàn đúng đắn. Bởi khi Covid-19 kết thúc, ngành du lịch sẽ đối mặt với hiện thực hết sức tàn khốc là thiếu trầm trọng nguồn nhân lực”.
“Nguyên do là ngành du lịch đang bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19. Khi tình trạng này kéo dài, nhiều nhân sự không kiên trì, đeo bám nổi, chán nản, bỏ nghề, đi làm nghề khác… Dù khi hết dịch, họ cũng đã có thu nhập ổn định từ nghề mới, sẽ khó lựa chọn quay lại nghề cũ”, ông Tuấn cho biết thêm.
Theo các chuyên gia, khi ngành du lịch phục hồi sau dịch, nhu cầu nhân sự ngành này sẽ rất lớn. (ảnh: Phạm Nguyễn)
Ngoài ra, ông Trần Anh Tuấn cũng cho là hiện ngành du lịch vẫn cần một lực lượng nhân lực mới cập nhật xu hướng công nghệ và kết nối du lịch mà hiện chúng ta còn đang thiếu.
Theo báo cáo Xu hướng du lịch Việt Nam 2021 do Outbox Consulting thực hiện, việc sử dụng công nghệ số trong du lịch đã được thực hiện từ nhiều năm nay. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 thì công nghệ đang áp dụng vào du lịch mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Hình thức du lịch trực tuyến, khám phá các điểm đến trên thế giới bằng công nghệ thực tế ảo đã trở nên phổ biến. Du khách dùng internet và các diễn đàn review điểm đến để lựa chọn dịch vụ du lịch hợp lý…
Những thay đổi này đòi hỏi ngành du lịch cần có nguồn nhân sự mới được đào tạo kỹ năng hiện đại, liên tục thay đổi theo sự phát triển của công nghệ và truyền thông. Do đó, nhân lực mới với kỹ năng mới cho ngành luôn là yêu cầu bức thiết.
Cuối cùng, theo ông Trần Anh Tuấn, thời điểm này mới bắt đầu học thì phải 3 – 4 năm nữa sinh viên mới tốt nghiệp. Ông nói: “Khi đó, dịch Covid-19 đã được kiểm soát và dĩ nhiên là ngành du lịch phục hồi, sẽ bùng nổ nhu cầu nhân sự đến đáp ứng sự phát triển ngành này”.
“Các bạn khi chọn nghề phải có tầm nhìn hơi xa một chút, nhu cầu dài hạn trong 5 năm tới, thậm chí là 10 năm tới. Phát triển ngành du lịch là chiến lược phát triển kinh tế quốc gia nên chắc chắn thời gian tới sẽ càng phát triển, nhu cầu nhân lực sẽ ngày càng cao”, ông Tuấn khẳng định.
Các chuyên gia nhân lực đều cho rằng, khi đẩy lùi được Covid-19, ngành du lịch sẽ rơi vào khủng hoảng thiếu nhân lực. (ảnh: Phạm Nguyễn)
Ông Trần Anh Tuấn cũng nhấn mạnh hướng phát triển nghề nghiệp của ngành này rất rộng: “Học ngành du lịch không chỉ là làm hướng dẫn viên du lịch, dẫn tour… mà còn có quản trị nhân sự, quản lý nhà hàng, quản lý khách sạn, bếp, pha chế… Thậm chí, hiện nay còn ứng dụng công nghệ vào du lịch phát sinh nghề mới như blogger du lịch, review điểm đến… Có thể nói là ngành này rất rộng, cơ hội việc làm rất nhiều, quan trọng là ở khả năng thích ứng của các em”.
Ảnh hưởng dịch Covid-19, ít thí sinh quan tâm đến ngành học Du lịch
Theo các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua lĩnh vực nhà hàng, khách sạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cũng bởi vậy trong mùa tư vấn tuyển sinh năm nay rất ít thí sinh quan tâm tới những ngành nghề này.
Chọn ngành chọn nghề là vấn đề được phụ huynh và học sinh cuối cấp quan tâm hơn bao giờ hết khi thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học đang đến gần. Qua công tác tư vấn hướng nghiệp trực tiếp cho các thí sinh lớp 12, TS Nguyễn Đào Tùng, Phó Giám đốc Học viện Tài chính cho biết, tại ngày ngội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp được tổ chức mới đây, tổ tư vấn nhận được rất ít những câu hỏi liên quan đến lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn.
Theo các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, năm nay ít thí sinh quan tâm đến ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn. (Ảnh minh họa)
TS Nguyễn Đào Tùng cho rằng, nguyên nhân chính do dịch Covid-19 khiến những ngành này bị ảnh hưởng nặng nề, do đó thí sinh cũng e ngại hơn khi lựa chọn ngành nghề. Tuy nhiên, hiện nay dịch bệnh đang được khống chế tốt, nền kinh tế đã dần phục hồi. Trong khi đó, phát triển du lịch là chiến lược của Chính phủ, trong thời gian 4 -5 năm tới, đây vẫn sẽ là ngành có cơ hội bùng nổ.
"Tôi thấy năm nay rất ít thí sinh quan tâm đến ngành du lịch. Nhưng như năm 2011, khi thị trường tài chính sụp đổ, cũng rất ít thí sinh đăng ký học ngành này, nhưng sau 4 năm, khóa sinh viên này lại được các ngân hàng săn đón, đến tận trường để xin người", TS Nguyễn Đào Tùng cho biết.
Bên cạnh ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn, TS Nguyễn Đào Tùng cũng cho rằng, nghề đầu bếp cũng là một trong những ngành rất tiềm năng và sẽ "bùng nổ" trong thời gian tới. Trong khi đó, để trở thành một đầu bếp giỏi được săn đón với mức lương cao lại không nhất thiết phải học đại học mà có thể tìm kiếm những ngành đào tạo ở khối cao đẳng, trường nghề...
PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng Phòng Đào tạo ĐH Ngoại thương cho biết, ngành quản trị khách sạn có rất nhiều trường đào tạo, mỗi trường hướng đến một phân khúc đầu ra khác nhau. Theo PGS.TS Vũ Thị Hiền, trước khi ra đời chương trình đào tạo Quản trị khách sạn, ĐH Ngoại thương có một quá trình chuẩn bị 5 năm với những trải nghiệm từ chương trình đào tạo ngắn hạn.
"Nguồn nhân lực làm công việc về quản trị nhà hàng khách sạn 5 sao chủ yếu là người nước ngoài và rất ít người Việt, do đó nhà trường quyết định đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho đối tượng là các khách sạn 5 sao. Chương trình của ĐH Ngoại thương cũng gắn với quản trị khách sạn 5 sao để sau khi ra trường sinh viên có thể làm trong lĩnh vực này", PGS.TS Vũ Thị Hiền cho biết.
Còn theo ông Hà Đức Ngọc, Vụ Đào tạo chính quy (Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp - Bộ LĐ-TB-XH) cũng cho rằng, trong những năm tới, nhu cầu nhân lực ngành du lịch là rất lớn. Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương, các tỉnh đều đưa ra các giải pháp phát triển ngành du lịch, đặc biệt những tỉnh có thế mạnh về tài nguyên du lịch biển, di tích lịch sử...
Bên cạnh đó, ông Ngọc cũng cho rằng, nhu cầu về nguồn nhân rất lớn cộng thêm nhiều địa phương đang coi đây là ngành công nghiệp không khói, kinh tế mũi nhọn tập trung đầu tư để khai thác, phát triển, do đó thí sinh lựa chọn ngành về du lịch là hướng đi rất tiềm năng.
"Nhiều sinh viên trường cao đẳng du lịch được các doanh nghiệp đặt hàng ngay cả khi chưa ra trường. Đơn cử như nhiều khách sạn lớn ở Phú Quốc đến đặt hàng đào tạo với trường Cao đẳng du lịch Vũng Tàu. Theo đó, những doanh nghiệp này mời sinh viên của trường đến thực tập, hỗ trợ chỗ ăn chỗ ở và có lương hàng tháng. Ngoài các trường đại học đào tạo ngành về du lịch, nhà hàng khách sạn, các em có thể quan tâm đến các trường cao đẳng có đào tạo ngành này, bởi không phải nhà hàng khách sạn nào cũng cần đến trình độ đại học, tuy nhiên thí sinh cần chủ động trau dồi trình độ ngoại ngữ để có cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường".
Lưu ý thí sinh trong quá trình chọn ngành, chọn nghề, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm khảo thí, Phó trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, khi chọn ngành, chọn nghề cần nghĩ đến sở trường và sở thích của bản thân, không nên lựa chọn theo đám đông hoặc cảm tính. Vì khi lựa chọn 1 ngành nghề mà các em yêu thích, có thế mạnh sẽ dễ thành công hơn là một ngành xa lạ chỉ để không mang tiếng... tụt hậu./.
Xáo trộn thi cử vì Covid-19 Đợt bùng phát dịch Covid-19 bất ngờ và lan rộng sau kỳ nghỉ lễ đã khiến nhiều nơi, trong đó có các tỉnh thành miền Trung, đã phải gấp rút điều chỉnh phương án thi cử cho học sinh. Học sinh Đà Nẵng học và ôn tập trực tuyến - ẢNH: AN DY An toàn cho học sinh Theo kế hoạch cũ ban...