Có nên học cùng con?

Theo dõi VGT trên

Cha mẹ ngồi cùng con học bài là hình ảnh quen thuộc. Thế nhưng bà Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng, đó là dấu hiệu không thành công của nhà trường và gia đình

Môn nào mẹ cũng phải giỏi?

Đề cập tới hình ảnh từng thấy trên tivi, cảnh các bà mẹ tối nào cũng vội vàng nấu cơm, dọn dẹp xong lại vào ngồi học với con, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng, đó là một dấu hiệu của sự không thành công của nhà trường và gia đình.

Có nên học cùng con? - Hình 1

Nắm bắt thói quen của con để có phương pháp hỗ trợ phù hợp.

Bà Ninh phân tích: “Trên thực tế, đáng lẽ đứa trẻ phải biết tự học, chứ việc cha mẹ dành 1, 2 tiếng buổi tối để ngồi canh con học, tôi thấy đã là một vấn đề rồi. Phải làm thế nào để tạo được sự hứng thú cho con, chứ nếu con học theo một cách bất đắc dĩ thì đó đã là một thất bại”, bà Ninh nói. Vì thế, Việt Nam nên tránh kiểu học của Hàn Quốc và Đài Loan, học gạo, học đến mức có những em thiếu niên mất thăng bằng tâm lý, thần kinh, hoặc cha mẹ thì cứ chăm chăm sau lưng con hằng ngày như vậy.

Theo quan điểm của bà Ninh, cần tiếp cận phương pháp giáo dục mới, để cha mẹ có thể bước lùi lại vài bước, để con cái mình có thể phát triển tự do, nhưng trong một không gian, một khuôn khổ mà cha mẹ có thể yên tâm. Phương pháp giáo dục đó phải tạo ra sự hứng thú và khát vọng, nếu như sau một số năm học tập, mà không thấy được khát vọng của con hay không thấy con có một sự thích thú gì đặc biệt, thì đó một vấn đề. “Tôi nghĩ cha mẹ không nên can thiệp quá nhiều, bắt con em phải học ngành này ngành khác. Vấn đề quan trọng nhất là phải vươn lên đỉnh cao”, bà Ninh chia sẻ.

Video đang HOT

Đồng tình với quan điểm trên, chị Nguyễn Thu Linh, phụ huynh có 2 con học lớp 3 và lớp 8 (Hà Nội) cho rằng: Chỉ cần giúp trẻ yêu thích học hỏi từ khi còn nhỏ thì đã thành công rồi. Ở các nước phát triển, học sinh cấp một hầu như không bị dồn ép học hành gì. Giáo viên cấp một được đào tạo để truyền cảm hứng giúp học sinh làm quen với cộng đồng, biết học cách thích nghi, biến lắng nghe tiếp thu cái hay, biết thể hiện tư duy riêng, hòa nhập với xã hội. Vì vậy, mà học sinh cấp một ở những nước phát triển rất thích đến trường. Nghịch lý với nước Việt Nam ta là đa số học sinh nghe tới trường là thấy ngán.

Thế nhưng, không ít mẹ than thở rằng, họ cũng để con tự học một thời gian nhưng rồi bị cô giáo gọi điện “mắng” là tại sao ở nhà không kèm sát con, để con học trước quên sau, không thuộc nguyên văn bài… Chị Thu Hiền, phụ huynh có con học cấp II (Hà Nội) cho biết: “Ngày nào, đi làm về cơm nước xong lại phải ngồi làm “gia sư” cho con cả tối. Không những thế, mẹ phải giỏi đủ các môn, trên phải thông thiên văn, dưới phải tường địa lý. Nhiều khi gặp bài khó phải gặp thầy “gu gồ” xem cách giải rồi giảng lại cho con”. Còn anh Hà Thái, một phụ huynh cũng nêu thực tế, thường bố mẹ không được học về phương pháp nên chỉ tìm được cách giải ra đáp số (đúng) nhưng cách tiếp cận và bước giải thì không rõ ràng rành mạch khiến trẻ thấy rối hơn.

Lựa chọn cách học cùng con ra sao?

Khác với quy chuẩn dạy con của hầu hết các bà mẹ, chị Trần Thu Hà – bà mẹ từng “gây bão” với tuyên bố “không biết con học đến bài nào”. Là tác giả của cuốn sách với tựa đề thú vị “Con nghĩ đi, mẹ không biết!”, câu nói này của chị chính là mong muốn khơi gợi cho con tính tự lập trong tìm hiểu kiến thức.

Từng là giáo viên và có gần 20 năm làm phóng viên theo dõi mảng giáo dục, chị Thu Hà cho biết: Ở Israel, trong những tiết học tôi được dự giờ thì giáo viên hay dùng câu hỏi này nhất: “Why?” “Why? I don’t know!” (Tại sao? Cô không biết?). Và tôi thấy rằng, nhiệm vụ của giáo viên và của bố mẹ không phải là truyền thụ tri thức. Từ xa xưa, nhà triết học Socrates đã nói “Giáo dục không phải là đổ nước cho đầy bình, mà là châm một ngọn lửa!”. Bây giờ càng hơn thế, tri thức có ở khắp nơi, và rất dễ tải xuống, mua về, hoặc hỏi bất cứ người nào, thậm chí cả những người mình không biết mặt, không biết tên. Chỉ cần quăng câu hỏi lên mạng, mình sẽ được trả lời. Vậy thì việc nào quan trọng hơn? Liên tục giải đáp cho con, nhồi thật nhiều kiến thức vào đầu con, hay tập cho con một tâm thế đi tìm tòi tri thức?

“Tôi quan niệm về sự học của trẻ con rất rộng. Trẻ con đang lớn là thời điểm học rất nhiều, rất mạnh. Chúng ta không học tốt bằng trẻ con đâu. Với 2 cô con gái của tôi, tôi không thúc ép học bài, chỉ tìm cách làm sao cho bài học trở nên hấp dẫn hơn mà thôi… Hình như tôi chưa phạt bao giờ về việc học. Học vui lắm, học là món quà, học không phải là nghĩa vụ nặng nề” – chị Thu Hà chia sẻ

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc học vốn dĩ đã rất căng thẳng nên về nhà cha mẹ cũng không cần phải tạo thêm áp lực khi dạy con học. Hãy tạo không khí thoải mái, giữ thái độ ôn hòa, nhẹ nhàng khi giảng bài để con không có cảm giác sợ học. Tìm hiểu những cách thức dạy học linh hoạt, có thể thông qua những trò chơi để con có thể tiếp thu bài nhanh hơn. Không nên tạo áp lực bắt buộc con phải ngồi vào bàn học bằng mọi cách. Tránh tỏ thái độ bực bội, cáu gắt hay dùng những câu nói nặng lời để quát mắng con. Bởi tất cả những điều này sẽ càng khiến con khó tiếp thu bài và chán ghét việc học hơn. Bạn cần phải nắm được thói quen học của con, biết con thích học một mình hay cần có người ngồi bên cạnh, con thích học môn tự nhiên, khoa học hay xã hội. Từ đó, bạn có thể chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất hỗ trợ việc học của con sao cho hiệu quả./.

Theo Thu Hằng/Báo VOV

Cha mẹ ngồi kèm con học là thất bại của giáo dục?

Cần tiếp cận phương pháp giáo dục mới mà để cha mẹ có thể bước lùi lại vài bước về sau, để con cái mình có thể phát triển tự do...

Đó là một trong những quan điểm của bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TP HCM tại hội thảo giáo dục Reggio Children và Bản sắc văn hóa Việt vừa được tổ chức.

Cha mẹ ngồi kèm con học là thất bại của giáo dục? - Hình 1

Cha mẹ ngồi học cùng con là thất bại của ngành giáo dục - Ảnh minh họa

Tại hội thảo này, bà Ninh đề cập tới hình ảnh từng thấy trên tivi, cảnh các bà mẹ tối nào cũng vội vàng nấu cơm, dọn dẹp xong lại vào ngồi với con học. Bà Ninh nói thẳng đó là một dấu hiệu của sự không thành công của nhà trường và gia đình.

"Trên thực tế, đáng lẽ ra đứa trẻ phải biết tự học, chứ việc cha mẹ dành 1,2 tiếng buổi tối để ngồi canh con học, tôi thấy đã là một vấn đề rồi. Phải làm thế nào để tạo được sự hứng thú cho con, chứ nếu con học theo một cách bất đắc dĩ thì đó đã là một thất bại", bà Ninh nói.

Lấy ví dụ từ bản thân, bà cho biết từ cấp tiểu học cho tới khi học cao hơn bà cũng như bốn anh em bà đều tự học, chưa bao giờ ông, bà phải ngồi kèm. Bà nhận thấy, việc tự học rất thoải mái và kết quả cũng tốt.

Vì thế, bà Ninh nêu quan điểm ở Việt Nam nên tránh kiểu học của Hàn Quốc và Đài Loan, học gạo, học đến mức có những em thiếu niên mất thăng bằng tâm lý, thần kinh, hoặc cha mẹ thì cứ chăm chăm sau lưng con hằng ngày như vậy.

Theo bà Ninh, cần tiếp cận phương pháp giáo dục mới mà để cha mẹ có thể bước lùi lại vài bước về sau, để con cái mình có thể phát triển tự do, nhưng trong một không gian, một khuôn khổ mà cha mẹ có thể yên tâm.


Phương pháp giáo dục đó phải tạo ra sự hứng thú và khát vọng, nếu như sau một số năm học tập, mà không thấy được khát vọng của con hay không thấy con có một sự thích thú gì đặc biệt, thì đó một vấn đề.

"Tôi nghĩ cha mẹ không nên can thiệp quá nhiều, bắt con em phải học ngành này ngành khác. Vấn đề quan trọng nhất là phải vươn lên đỉnh cao", bà Ninh chia sẻ.

Bà Ninh nói thêm rằng việc đầu tư vào giáo dục, phải đi từ nền móng, từ mầm non, phải bắt đầu sớm, không có nghĩa là học chữ sớm.

Học từ sớm là góp phần giúp trẻ hình thành tư duy, kỹ năng sống cần thiết từ đó đi vào hình thành, phát triển bản thân, hòa nhập với cuộc sống và hội nhập với thế giới bên ngoài...

Thái An (tổng hợp)

Theo baodatviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Diệu Nhi bị bắt gặp đã sinh con thứ 2?
15:24:31 21/11/2024
1 Hoa hậu và chồng ca sĩ Vbiz xác nhận đã âm thầm đón con đầu lòng
18:04:02 21/11/2024
Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt
19:08:04 21/11/2024
Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây được khen khéo léo: Cực chiều bố mẹ chồng, tự tay xếp đồ cho Văn Lâm lên tuyển
15:20:19 21/11/2024
S.T Sơn Thạch bị khui lại vụ từ thiện nhưng không sao kê, netizen điểm tên thêm Lan Ngọc - Chi Dân
16:36:32 21/11/2024
Thái Trinh xúc động nghẹn ngào bên ông xã kém 6 tuổi trong lễ cưới
17:51:52 21/11/2024
Bạn gái Hồng Thanh xin lỗi, tuyên bố rút khỏi mạng xã hội
17:07:29 21/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hôm nay thứ 5, hãy nấu thực đơn cơm nhà 3 món ngon miệng thanh mát

Ẩm thực

21:16:09 21/11/2024
Để có một bữa cơm ngon miệng thanh mát, vừa đủ dinh dưỡng lại chế biến nhanh thì nhất định bạn hãy tham khảo ngay thực đơn dưới đây nhé!

"Độc đạo" kết buồn gây tiếc nuối, biên kịch: "Tôi sai lầm nên phải trả giá"

Hậu trường phim

21:13:47 21/11/2024
Lẽ ra Hồng nên tà hơn, bớt đáng yêu hơn, và như thế cái kết sẽ bớt đau đớn hơn. Rõ ràng là tôi sai lầm, thế nên cũng như Hồng, tôi phải trả giá , biên kịch phim Độc đạo chia sẻ.

Thêm 5 người kiện Diddy, "ông trùm" bức xúc vì bị khám xét phòng giam

Sao âu mỹ

21:09:18 21/11/2024
Năm vụ kiện mới chống lại ông trùm Diddy vừa được đệ trình lên tòa án. Những người cáo buộc ngôi sao nổi tiếng nước Mỹ chuốc thuốc mê và tấn công tình dục họ.

Tp.HCM: Xử lý các trường hợp kinh doanh hóa chất độc hại ra sao?

Tin nổi bật

21:02:10 21/11/2024
Việc xử lý các trường hợp kinh doanh các hóa chất độc hại trên địa bàn Tp.HCM vẫn đang quyết liệt, khẩn trương xác minh, truy xét, đấu tranh xử lý.

Chồng kém 6 tuổi của Thái Trinh: Dính như sam bên cạnh vợ, có loạt hành động ghi điểm 10 tinh tế

Sao việt

21:00:40 21/11/2024
Theo đó, nam doanh nhân 9x được khen ngợi vì điểm 10 tinh tế khi luôn có hành động nhẹ nhàng âm thầm quan tâm tới nửa kia.

B Ray cãi vã căng thẳng với Karik, nguyên nhân liên quan đến sân khấu có HIEUTHUHAI?

Tv show

20:57:14 21/11/2024
Vào ngày 20/11, teaser tập 10 Rap Việt đã được đăng tải trên kênh YouTube. Khán giả đặc biệt chú ý đến màn tranh cãi gay gắt giữa 2 huấn luyện viên nổi tiếng trong chương trình đó là Karik bà B Ray.

Phá đường dây làm giả 'thẻ ngành' công an, quân đội để lừa đảo

Pháp luật

20:55:11 21/11/2024
Cơ quan công an vừa bóc gỡ đường dây chuyên làm giả thẻ ngành công an, quân đội để lừa đảo chiếm đoạt tiền của ngân hàng.

Jung Hae-in được dự đoán sẽ kết hôn ở tuổi 40

Sao châu á

20:52:48 21/11/2024
Xuất hiện với tư cách khách mời trên kênh YouTube Yong Taro vào ngày 20/11 (giờ địa phương), Jung Hae-in đã được nghe dự đoán về tương lai hôn nhân của mình.

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Thế giới

20:17:03 21/11/2024
Loại tên lửa này có tầm bắn hàng nghìn km và có thể được sử dụng để mang đầu đạn hạt nhân, mặc dù cũng có thể mang đầu đạn thông thường.

Lời nói dối đau lòng trên giường bệnh khiến bất cứ ai cũng rơi nước mắt: Hãy yêu thương gia đình khi còn có thể

Netizen

19:46:46 21/11/2024
Những ngày vừa qua, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ câu chuyện của bạn H.M.Q về những điều mà bạn đã vô tình chứng kiến trong bệnh viện cùng hình ảnh khiến bất cứ ai cũng nhói lòng.

Ngủ khách sạn một đêm hết hơn 200 triệu đồng vì nhầm đồng won thành nhân dân tệ

Lạ vui

19:43:10 21/11/2024
Giá thuê phòng chỉ tương đương 940 nghìn đồng nhưng cô Xiao đã trả gần 214 triệu đồng do thanh toán bằng nhân dân tệ thay vì đồng won Hàn Quốc.