Có nên dùng nước vo gạo tưới trực tiếp lên cây không? Câu trả lời khiến 90% người yêu cây phải bất ngờ
Mặc dù nước vo gạo rất tốt và phù hợp để tưới cây, hoa cảnh. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách tưới sao cho hiệu quả nhất.
Khi trồng cây hoặc hoa cảnh, ngoài những yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, đất… thì bạn cũng cần quan tâm đến nước tưới cây. Nếu thiếu nước, cây, hoa của bạn sẽ không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng và có thể khô héo, thậm chí là chết.
Để tưới cây, bạn có thể sử dụng nước ao, nước máy hoặc nước giếng khoan… Ngoài ra, tưới cây bằng nước vo gạo cũng là một trong những phương pháp chăm sóc cây được nhiều người “truyền tai nhau”. Sở dĩ như vậy là vì nước vo gạo chứa hàm lượng cao nitơ nên giúp thúc đẩy quá trình phát triển của cây, giữ cho lá xanh mướt và giúp thời gian ra hoa dài hơn.
Nước vo gạo chứa hàm lượng cao nitơ nên giúp thúc đẩy quá trình phát triển của cây.
Vậy có nên tưới cây trực tiếp bằng nước vo gạo không?
Theo chia sẻ của những người trồng cây lâu năm, nước gạo tuy tốt cho cây, hoa nhưng bạn không nên tưới cây trực tiếp. Thay vào đó, nên đợi cho loại nước này lên men rồi mới tưới cây. Nếu tưới trực tiếp, nước gạo sẽ lên men trong đất và sinh ra một lượng nhiệt cũng như khí cacbonic lớn khiến cây có thể cháy rễ. Khi đó, cây và hoa cảnh của bạn sẽ khó phát triển, dễ bị khô vàng và héo úa.
Cách làm nước gạo lên men
- Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một vài chai nhựa lớn rồi đổ nước vo gạo vào trong đó và mang đi phơi nắng khoảng 14 ngày.
- Chờ đến khi thấy nước gạo bắt đầu chuyển từ màu trắng sang vàng thì cầm chai lên và lắc thử. Nếu thấy bên trong chai không còn cặn trắng thì có nghĩa là quá trình lên men của nước gạo đã xong.
Video đang HOT
Khi đó, bạn có thể sử dụng loại nước này pha với nước sạch theo tỷ lệ 1: 3 rồi mới mang đi tưới cây. Ngoài ra, mỗi tuần chỉ nên tưới cây bằng nước vo gạo lên men khoảng 1 lần là được.
Mỗi tuần chỉ nên tưới cây bằng nước vo gạo lên men khoảng 1 lần là được.
- Nếu như với cây sinh trưởng mạnh mẽ, bạn có thể pha nước sạch cùng nước vo gạo lên men và tưới trực tiếp vào đất thì khi tưới những cây kém phát triển hơn, bạn nên dùng dạng bình xịt và phun nước lên lá.
Trong khi đó, muốn tưới những cây vừa mới nảy mầm hoặc vừa thay chậu, không nên sử dụng nước gạo lên men để tránh làm bộ rễ chưa phát triển đầy đủ của cây bị ảnh hưởng xấu.
- Mặc dù nước gạo lên men khá tốt nhưng bạn cần tránh dùng để tưới những loại cây, hoa có tính kiềm như dương xỉ, dâm bụt, xương rồng…
Bạn không nên dùng nước vo gạo tưới trực tiếp lên cây.
Lưu ý khi làm nước gạo lên men
- Khi lên men nước gạo, bạn không nên sử dụng chai thuỷ tinh mà chỉ nên dùng các chai, thùng nhựa. Vì quá trình lên men sẽ sinh ra khí gas nên nếu dùng chai thuỷ tinh có thể tăng nguy cơ nổ, vỡ.
- Bạn không nên đổ quá đầy nước vo gạo trong chai vì quá trình lên men sinh ra khí và có thể làm chai bị phồng lên. Trong quá trình ủ, thỉnh thoảng, bạn nên mở hé nắp chai để khi bên trong có thể thoát ra ngoài.
- Vì quá trình lên men nước gạo sẽ sinh ra mùi hôi nên bạn có thể thêm vào các chai nhựa một chút vỏ cam, vỏ quýt để khử mùi. Bên cạnh đó, vỏ cam quýt cũng giúp thúc đẩy quá trình lên men của nước vo gạo.
4 loại nước thải đừng đổ bỏ, đem tưới cây tốt gấp vạn lần nước lã
Bạn có thể tận dụng các loại nước thải này để tưới cây, giúp bổ sung dưỡng chất cho cây, kích thích cây phát triển, ra nhiều chồi non, ra hoa.
Nước trà cũ
Trà là loại đồ uống quen thuộc đối với mọi người. Nó không chỉ mang lại lợi ích đối với sức khoẻ mà còn có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác. Nước trà cũ không uống hết, nước trà để qua đêm không thể uống có thể giữ lại để tưới cho cây trồng. Nước trà chứa nhiều polyphenol có tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hoá mạnh. Sử dụng nước trà cũ để tưới cho cây sẽ giúp cây khoẻ mạnh, tránh tình trạng thối rễ.
Nước trà để lên men có thể giúp thay đổi cấu trúc của đất, giúp đất màu mỡ, tơi xốp hơn. Bạn có thể để nước trà lên men rồi hoà loãng với nước (tỷ lệ 1 trà : 10 nước sạch) và tưới cho cây 2-3 lần/tuần.
Nước trà để qua đêm và nước vo gạo có thể tận dụng làm nước tưới cây, giúp cây phát triển tốt hơn.
Nước vo gạo
Nước vo gạo thường bị mọi người bỏ đi. Tuy nhiên, loại nước này có công dụng rất tốt đối với cây trồng. Nó cung cấp nhiều nitơ, phốt pho, kali giúp cây phát triển khoẻ mạnh, ra nhiều chồi mới. Đặc biệt, nước vo gạo được lên men sẽ càng tốt cho sự phát triển của cây. Nó trở thành loại phân bón hữu cơ đa nguyên tố, không độc hại với cây trồng, an toàn với con người và môi trường.
Bạn có thể để nước vo gạo lên men tự nhiên hoặc kết hợp nước vo gạo với vỏ cam, bưởi, chuối, ruột cá cắt nhỏ để tăng thêm dưỡng chất. Các nguyên liệu này sẽ được bỏ vào thùng có nắp đậy. Ủ khoảng 3 tháng cho lên men hoàn toàn. Khi sử dụng, hãy lấy một phần phân hữu cơ hoà loãng với nước để tưới cho cây.
Nước đậu nành lên men
Đậu nành là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nó không chỉ tốt cho sức khoẻ con người mà còn tốt cho cả các loại cây trồng. Sử dụng đậu nành để làm phân bón cho cây trồng cũng là một phương pháp phổ biến. Phân từ đậu nành khá lành tính, tốt cho cây trồng mà không làm hại môi trường, không ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
Đậu nành cung cấp nhiều protein, dầu và các nguyên tố vi lượng để cây phát triển mạnh mẽ, ra nhiều hoa.
Bạn có thể ngâm đậu nành qua đêm cho hạt đậu ngậm no nước. Cho toàn bộ số hạt đậu và nước ngâm vào trong một thùng nhỏ và ủ cho đến khi lên men hoàn toàn. Nếu muốn quá trình lên men diễn ra nhanh hơn, bạn có thể nghiền nhỏ hạt đậu mới ủ. Bạn cũng có thể sử dụng hạt đậu nấu chín để ủ lên men. Hàng ngày hãy mở nắp thùng ra, khuấy đều để khí bên trong tràn ra ngoài. Thời gian lên men là khoảng 1 tháng.
Pha loãng đậu đã lên men với nước sạch rồi tưới cho cây.
Nước đậu nành lên men hay nước bia pha loãng đều có thể sử dụng làm nước tưới cây. Các loại nước này cung cấp nhiều dưỡng chất cho cây trồng.
Bia
Vào mùa hè, mọi người thường sử dụng bia như một loại đồ uống giải khát. Nếu không uống hết bia, bạn có thể giữ lại phần bia thừa để tưới cây. Bia chứa nhiều axit amin, carbohydrate và các nguyên tố vi lượng. Cách chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho sự phát triển của các loài thực vất, giúp cây khoẻ mạnh, lớn nhanh, lá sáng bóng và ra nhiều hoa.
Lưu ý, không tưới bia trực tiếp vào cây vì bia nguyên chất có thể làm cháy rễ cây. Nên pha loãng bia với nước theo tỷ lệ 1:80 trước khi tưới. Dùng nước này tứoi vào gốc và vào lá cây.
4 loại nước thải đừng vội đổ đi, mang tưới cây còn tốt hơn phân chuyên dụng, tưới đến đâu cây xanh đến đấy Bên cạnh việc sử dụng những loại phân bón chuyên dụng, bạn có thể dùng 4 loại nước thải này để tưới cây. Bia Bia là một trong những đồ uống giàu axit amin carbohydrate và nguyên tố vi lượng khác nhau. Đây đều là những chất có thể chuyển hoá thành chất dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng của hoa. Bia...