Có nên dùng nước luộc thịt nấu canh?
Nước luộc thịt chứa protein, vitamin và các chất dinh dưỡng khác an toàn và thích hợp để nấu canh.
Tôi hay tận dụng nước luộc thịt để nấu rau ngót, rau cải hay thả vài miếng cà chua để bữa ăn có thêm bát canh. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nước luộc thịt tồn dư các chất hóa học trong quá trình chăn nuôi từ miếng thịt tiết ra, không tốt cho sức khỏe. Xin chuyên gia tư vấn giúp! (Hoàng Ngọc Hà – Thanh Xuân, Hà Nội)
Tiến sĩ Từ Ngữ – Hội Dinh dưỡng Việt Nam tư vấn:
Các gia đình dùng nước luộc thịt để nấu thêm món canh cho bữa ăn hằng ngày giúp tận dụng nguồn dinh dưỡng. Nước luộc thịt thường không độc hại hay chứa tồn dư hóa học.
Quan trọng nhất, bạn cần chọn mua thịt sạch, sơ chế vệ sinh. Phần nước luộc thịt sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, chất béo và đặc biệt là protein. Dùng nước này nấu canh sẽ ngon ngọt và bổ dưỡng. Nếu miếng thịt không đảm bảo an toàn thì nước luộc và phần thịt đều gây hại.
Video đang HOT
Có hai cách luộc thịt bao gồm luộc từ nước lạnh và nước sôi. Thịt tươi được cho vào nồi nước lạnh đặt lên bếp đun sôi hoặc bạn đun sôi nước mới thả thịt vào.
Khi luộc thịt từ nước lạnh, các chất đạm trong thịt nổi lên mặt nước tạo thành bọt. Nhiều người vớt phần bọt này đi vì cho rằng bẩn nhưng thực tế không cần thiết.
Trong khi đó, thả miếng thịt vào nước đang sôi, các protein gặp nước nóng se cứng lại không tiết ra, nước luộc trong, không có bọt. Miếng thịt luộc ngọt hơn do giữ lại các chất dinh dưỡng.
Nhưng nước luộc thịt theo cách thứ hai nhạt hơn, không có vị ngọt như luộc bằng nước lạnh. Vì vậy, nếu bạn tận dụng nước luộc thịt để nấu canh nên áp dụng cách thứ nhất, giúp món canh đậm đà hơn.
Lưu ý, bà nội trợ nên chọn miếng thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô. Thịt tươi, ngon phải có độ rắn chắc, đàn hồi cao, khi lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không dính. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt.
Bạn nên dùng nước luộc ngay trong bữa đó, không nên để lại bữa sau. Nước luộc thiu, nhớt cần bỏ đi ngay.
'Thần dược' chống đột quỵ trong món người Việt hay xào, nấu canh
Một loại rau họ cải mà người Việt hay dùng xào với thịt bò, nấu canh, nấu súp... có thể tạo đột phá trong việc can thiệp đột quỵ
Theo Medical Xpress, các nhà khoa học từ Viện Nghiên cứu tim mạch Úc đã phát hiện một chất hóa học tự nhiên có trong bông cải xanh (súp lơ xanh) có thể được ứng dụng để tạo ra các loại thuốc cứu sinh mới dành cho bệnh nhân đột quỵ hoặc có nguy cơ đột quỵ.
Bông cải xanh là một loại rau quen thuộc trong bữa ăn Việt, chứa một chất hóa học giúp đẩy lùi đột quỵ - Ảnh minh họa từ Internet
Công bố phát hiện trên tạp chí khoa học ACS Central Science, TS Xuyu Liu cho biết "thần dược" trong bông cải khi kết hợp tPA, một loại thuốc làm tan cục máu đông, sẽ nâng cao tỉ lệ thành công lên thêm 60%.
Hợp chất tự nhiên này cũng không gây ra bất kỳ dấu hiệu chảy máu bất thường nào - một tác dụng phụ thường thấy đối với các thuốc làm loãng máu.
Ngoài ra, các thí nghiệm tiền lâm sàng cũng cho thấy hợp chất trong bông cải xanh có thể làm chậm sự khởi phát của đột quỵ.
Do đó, nó vừa có thể được ứng dụng để tạo ra thuốc làm tan huyết khối ở bệnh nhân đã đột quỵ, vừa có thể trở thành thuốc giúp phòng ngừa đột quỵ ở những người có nguy cơ cao.
Nhóm nghiên cứu đang chuyển sang các thử nghiệm lâm sàng với mục tiêu đưa "thần dược" này trở thành một phương pháp có thể được ứng dụng rộng rãi trong vòng 5 năm tới.
Các tác giả không xét đến tác dụng của bông cải xanh khi ăn tự nhiên.
Thực phẩm này cùng với các loại rau họ cải, rau màu xanh lá đậm khác từ lâu đã được khoa học chứng minh là tốt cho hệ tim mạch, giúp giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim và nhiều vấn đề nguy hiểm khác.
Loại cây mọc hoang có thể nấu canh, chữa đủ loại bệnh Cây chùm ngây có nhiều công dụng chữa bệnh và giàu dinh dưỡng. Trong đó, phải kể đến tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa phù nề, thấp khớp cũng như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn... Ở Việt Nam, cây chùm ngây mọc hoang hoặc được trồng rải rác ở các tỉnh phía Nam. Cây ưa sáng và...