Có nên đưa ngoại ngữ vào kỳ thi lớp 10?
Trong khi TP HCM đã thực hiện từ lâu thì Hà Nội khẳng định vẫn chưa đưa môn ngoại ngữ vào kỳ thi lớp 10 năm 2018
Học sinh tại TP HCM chuẩn bị thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2017 Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Trước kỳ thi tuyển sinh được đánh giá là quan trọng hơn cả kỳ thi ĐH, nhiều thông tin cho hay ngoài 2 môn truyền thống là toán và văn, sẽ có thêm môn ngoại ngữ trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm 2018 tại Hà Nội.
Giữ ổn định để học sinh không lo lắng
Thông tin này khiến nhiều phụ huynh và học sinh lo lắng. Bởi lẽ, từ nay đến kỳ thi tuyển sinh lớp 10 chỉ còn 6 tháng, nếu thay đổi thì học sinh sẽ không kịp xoay xở.
Video đang HOT
Trấn an các phụ huynh, ông Ngô Văn Chất, Trưởng Phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội, cho biết sở chưa hề công bố thông tin nào về kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2018. Phụ huynh và học sinh có thể yên tâm vì nếu có môn ngoại ngữ, chắc chắn Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ phải công bố sớm để học sinh có thời gian chuẩn bị. “Năm học 2018 sẽ không có chuyện thi môn ngoại ngữ vào lớp 10″ – ông Chất khẳng định.
Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cũng cho rằng bất cứ thay đổi nào trong thi cử cũng phải hết sức thận trọng, từng bước và bảo đảm tính khoa học. Theo ông Đại, nếu có thay đổi thì sẽ phải lấy ý kiến cẩn thận. Khi phương án đưa ra được bàn thảo, thống nhất chín muồi thì mới tiến hành thực hiện. Một phương án thi mới phải công bố trước ít nhất 1-2 năm thì mới có thể thực hiện được.
Thi ngoại ngữ là cần thiết
Bà Nguyễn Thị Nhiếp – Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội – cho rằng thi môn ngoại ngữ là hoàn toàn phù hợp với xu thế. Ngay ở kỳ thi THPT quốc gia, ngoại ngữ cũng là môn bắt buộc. Tuy nhiên, theo bà Nhiếp, mọi thay đổi cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Lộ trình thay đổi cần được công bố trước ít nhất một năm để học sinh và phụ huynh biết.
Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Quốc Bình – Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, Hà Nội – cho rằng việc giảng dạy ngoại ngữ đã được phổ biến ở các trường học tại Hà Nội. Một số trường THPT như Hà Nội – Amsterdam, Chu Văn An, chuyên Nguyễn Huệ… đã yêu cầu thí sinh phải thi môn ngoại ngữ khi đăng ký dự thi vào trường. Vì thế, việc tổ chức thi môn ngoại ngữ vào lớp 10 cho các trường là cần thiết và có thể thực hiện được.
Tuy nhiên, theo ông Bình, vẫn nên có một cuộc khảo sát, đánh giá việc dạy và học ngoại ngữ ở các quận, huyện. Nếu việc khảo sát cho thấy không có chênh lệch quá lớn thì tổ chức thi. Về thời điểm, ông Bình cho rằng cần tính toán kỹ lưỡng, tốt nhất là nên thông báo cho học sinh trước 1 năm để các em có sự chuẩn bị chu đáo.
Tại TP HCM, việc thi môn tiếng Anh kèm 2 môn chính là toán và văn đã được thực hiện từ rất lâu. Trong đó, 2 môn văn, toán được hệ số 2; tiếng Anh không nhân hệ số.
Lý giải về việc thi môn tiếng Anh, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết học sinh tiểu học ở TP đã được học tiếng Anh từ năm 2000, trong khi cả nước mới bắt đầu từ năm 2010. Muốn hội nhập thì phải biết tiếng Anh. Vì vậy, việc đưa môn ngoại ngữ vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 cũng là cách khuyến khích học sinh học tập để hội nhập. Hơn nữa, việc này cũng tác động ngược lại quá trình dạy và học tiếng Anh tại các trường THCS.
Thi 3 môn như TP HCM là hợp lý
Về phương án tuyển sinh lớp 10 của TP HCM, hiệu trưởng một trường THPT tại quận 1 nhìn nhận đây là phương án hợp lý, nên duy trì để kiểm tra, đánh giá trình độ học sinh trước khi chuyển tiếp vào hệ THPT. Vị này cho biết 3 môn thi tuyển sinh lớp 10 cũng nằm trong những môn bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia mà Bộ GD-ĐT tiến hành hằng năm. Với cách tuyển sinh này, học sinh sẽ được tập dượt, tránh bỡ ngỡ trong các kỳ thi sau.
Theo NLĐ
Hà Nội: Bảo đảm an toàn cho học sinh trong dịp nghỉ Tết
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có văn bản gửi phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã và các trường học trên địa bàn yêu cầu tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trường học, an toàn cho học sinh trong dịp nghỉ Tết sắp tới.
ảnh minh họa
Theo đó, sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm công tác giáo dục cho học sinh ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, nhất là việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; nâng cao vai trò trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp và các tổ chức trong nhà trường để theo dõi, quản lý học sinh; phát hiện kịp thời những diễn biến xấu có nguy cơ làm mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn trong và ngoài nhà trường; phối hợp với cha mẹ học sinh, chính quyền và công an địa phương có biện pháp ngăn chặn kịp thời, đặc biệt khi tổ chức các hoạt động vui chơi và hoạt động ngoại khóa.
Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các đơn vị trong việc tổ chức các hoạt động tham quan, dã ngoại phải có kế hoạch cụ thể, báo cáo cơ quan quản lý giáo dục cấp trên; tổ chức hiệu quả và bảo đảm tuyệt đối an toàn cho học sinh.
Bên cạnh đó, sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT, các nhà trường trong dịp này là tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường; tổ chức tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng pháo. Ban giám hiệu nhà trường chịu trách nhiệm trước giám đốc sở GD&ĐT nếu để xảy ra tình trạng tàng trữ, sử dụng các loại pháo trái phép trong trường học.
Sở GD&ĐT cũng chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các nhà trường thực hiện nghiêm túc lịch trực lãnh đạo trong tất cả các ngày trong tuần; phối hợp với cơ quan chức năng kịp thời giải quyết dứt điểm những vụ việc gây mất trật tự, an ninh, an toàn trường học.
Theo Congluan.vn
Công điện của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng chống cơn bão số 16 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công điện gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, các Đại học, Học viện, Viện, Trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm và các đơn vị trực thuộc Bộ tại các tỉnh/thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc...