Có nên đánh thức bé dậy cho bú hay cứ để bé ngủ theo nhu cầu?
Trẻ sơ sinh thường rất nhanh đói và phải ăn sữa liên tục, nhưng mẹ phải làm gì khi bé vẫn đang say giấc ngủ, liệu có nên đánh thức bé dậy để cho bú hay không.
Giấc ngủ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh thường có giấc ngủ dài hơn so với người lớn, đặc biệt trong những tháng đầu đời. Vậy có nên đánh thức bé dậy cho bú hay cứ để bé ngủ theo nhu cầu, và mẹ có nên đánh thức bé dậy để cho con bú vào ban đêm? Đây đều những vấn đề mà hầu như những ai mới lần đầu làm mẹ đều băn khoăn.
Có nên đánh thức bé dậy cho bú hay cứ để bé ngủ theo nhu cầu (Ảnh minh họa)
Mẹ cần biết rằng đối với các bé sơ sinh tổng thời gian ngủ trung bình khoảng 16 – 20 giờ/ngày, và thời gian này sẽ dần ngắn lại khi trẻ lớn lên. Trẻ sơ sinh có chu kỳ xu hướng ngủ rất nhiều theo các chu kỳ trong những tuần đầu sau sinh. Khoảng một nửa thời gian ngủ của trẻ (8 tiếng) là vào ban ngày, thời gian còn lại trẻ ngủ vào ban đêm.
Không có một công thức giấc ngủ nào để đánh giá chính xác nhu cầu ngủ của trẻ. Thông thường, trẻ sơ sinh có thể ngủ liền 3-4 tiếng liền, nhưng đôi khi trẻ có thể ngủ liên tục 10 giờ đồng hồ, hoặc số khác lại chỉ ngủ trong 2 giờ.
Với chu kỳ giấc ngủ không cố định như vậy, hẳn không ít lần mẹ sẽ băn khoăn về việc cứ để bé ngủ hay nên đánh thức bé dậy giữa chừng để bú. Dạ dày của bé sơ sinh còn khá nhỏ, bé bú nhanh no nhưng cũng rất nhanh đói. Một phần lo lắng con bị đói, một phần các mẹ lại không muốn phá vỡ giấc ngủ ngon của con nên đây vẫn là vấn đề khiến những người nuôi con nhỏ, đặc biêt là những ai lần đầu làm mẹ hết sức băn khoăn.
Chuyên gia hành vi trẻ em Ria Campos Lopez và bác sĩ nhi khoa Faith Alcazaren-Buenaventura tại Stratum Health Partners (Philippines) cùng phối hợp và đưa ra lời khuyên hữu ích dành cho các mẹ. Cụ thể việc mẹ đánh thức em bé dậy cho bú hay tiếp tục để cho bé ngủ sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và sức khỏe của bé.
Video đang HOT
Bé sơ sinh 0-3 tuần tuổi thường có mỗi cữ ăn 2-3 tiếng/lần. Do dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ nên bé sẽ tiêu hóa thức ăn rất nhanh và cần được cho ăn cứ 2-3 tiếng/lần. Nhiều bé sẽ ngủ rất nhiều trong giai đoạn mới sinh này và không thể hiện dấu hiệu đói, cần bú mẹ trong lúc ngủ. Trong giai đoạn này bé cần cho bú bất cứ khi nào có dấu hiệu đói để đảm bảo tăng cân. Mẹ có thể nhẹ nhàng đánh thức bé và cho bé bú. Sau 1 tháng tuổi, nếu bé tăng cân tốt, mẹ có thể không cần phải đánh thức bé dậy cho ăn nữa và để bé tự quyết định chu kì ăn – ngủ của mình.
Vào buổi đêm, với bé dưới 1 tháng tuổi, mẹ nên đánh thức bé dậy cho bú sau mỗi 4-5 tiếng nếu bé không tự thức dậy. Với bé trên 1 tháng tuổi, mẹ hoàn toàn có thể để bé ngủ giấc đêm bao lâu tùy nhu cầu mà không cần đánh thức bé dậy cho bú. Sau khi thức giấc, bé sẽ ăn bù để nạp tiếp năng lượng nên mẹ không cần quá lo lắng nếu con vẫn tăng cân và phát triển đều đặn.
Sáu triệu chứng cảnh báo gan suy yếu, làm ngay ba điều để thải độc
Suy giảm chức năng gan xảy ra khi gan bị tổn thương và không thể tự phục hồi. Để phát hiện và kiểm soát tình trạng này, chúng ta cần chú ý các dấu hiệu và cách bảo vệ gan khỏe mạnh.
Gan đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể, được coi là là "nhà máy vạn năng" với các vai trò như chuyển hóa, giải độc và tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó, gan còn giúp lưu trữ glycogen và tổng hợp protein.
Các bệnh lý như viêm gan, xơ gan, ung thư gan liên quan đến bia rượu, béo phì... có thể làm cho người bệnh bị suy giảm chức năng gan. Khi gặp phải tình trạng này, cơ thể bạn sẽ có sáu triệu chứng dưới đây:
1. Suy dinh dưỡng
Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới gan tùy mức độ khác nhau mà sẽ có những dấu hiệu giảm cân, suy yếu chân tay, phù nề cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan có thể bị xung huyết đường tiêu hóa, mất cảm giác ngon miệng, tiêu chảy và chướng bụng.
2. Chảy máu
Tăng huyết áp có thể gây giãn tĩnh mạch ở đáy của thực quản và dạ dày, dẫn đến một số tình trạng chảy máu như xuất huyết dưới da, niêm mạc cũng phổ biến ở những người có chức năng gan kém như: chảy máu cam, chảy máu chân răng...
3. Màu của nước tiểu trở nên đậm hơn
Nếu gan bị hoại tử trên diện rộng, quá trình chuyển hóa của bilirubin - hợp chất màu vàng hiện diện trong con đường dị hóa bình thường sẽ bị ảnh hưởng. Khi một lượng lớn bilirubin xâm nhập vào máu, hemoglobin sẽ được bài tiết qua nước tiểu làm nước tiểu có màu đậm hơn. Bạn không nên chủ quan nếu gặp tình trạng này và nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
4. Lòng bàn tay đỏ
Trong trường hợp bình thường, lòng bàn tay thường có màu hồng nhẹ và đồng đều. Thế nhưng khi bàn tay bạn xuất hiện các ban đỏ, đây có thể là dấu hiệu của bệnh gan. Tình trạng này xảy ra ở bệnh nhân viêm gan và xơ gan, phần lớn thường gặp ở nữ giới bởi chúng có liên quan đến việc giảm estrogen bất hoạt ở gan.
5. Sạm da
Khi gan bị tổn thương, da của bệnh nhân cũng sẽ thay đổi ở các mức độ khác nhau. Thống kê cho thấy, 30% bệnh nhân bị xơ gan có một khuôn mặt với làn da xỉn màu. Khi chức năng gan suy giảm sẽ làm tăng lượng melanin khiến cho sắc tố mặt bị sạm đi và thậm chí chuyển vàng khi bệnh gan đã nặng.
6. Cổ trướng gan
Khi chức năng gan bị tổn thương, nhu mô gan bị thay thế bởi các tế bào xơ, phần nhu mô đã chết không thể tái tạo được, cổ trướng gan sẽ được hình thành, gây ra sự khó chịu rõ rệt ở bụng.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên giúp bạn bảo vệ gan hiệu quả, chỉ cần duy trì ba thói quen sau:
1. Uống nhiều nước
Đảm bảo uống từ 2 lít nước mỗi ngày có thể giúp loại bỏ độc tố trong gan, giảm gánh nặng, cải thiện khả năng giải độc để bảo vệ gan hiệu quả. Nên tránh xa rượu bia bởi chúng là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thương gan của bạn.
2. Tập thể dục nhiều hơn
Ảnh minh họa: Spunout
Tập thể dục thường xuyên là phương pháp đơn giản và dễ dàng giúp tăng tốc độ lưu thông máu trên toàn cơ thể và tạo điều kiện cho việc tái tạo tế bào gan. Ngoài ra, vận động cũng có thể cải thiện trầm cảm, lo lắng, ngăn chặn những cảm xúc xấu làm hại gan và giúp gan thư giãn.
3. Ăn nhiều rau xanh
Thực phẩm xanh có thể thúc đẩy tuần hoàn và chuyển hóa gan-khí, giúp nuôi dưỡng gan hiệu quả. Nên ăn nhiều các loại rau củ quả, chẳng hạn như măng tây chứa một lượng lớn axit amin, có thể làm giảm tác hại do rượu và bảo vệ gan. Rau cải và bông cải xanh có thể giải độc và làm sạch gan, giảm gánh nặng cho gan và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Bổ sung canxi quá đà: Lợi ít hại nhiều Lo lắng con bị còi xương, nhìu bà mẹ trẻ tìm đủ các loại canxi để bổ sung cho con, ước mong con cao lớn như người mẫu. Coi chừng lại 'bổ ngửa' Do vợ chồng chị Nguyễn Thị Lan Anh (ngụ Q.8, TPHCM) không được cao lắm nên từ khi mang thai và nuôi con nhỏ, chị luôn "ủ mưu" phải cải...