Có nên châm fluor vào nước sinh hoạt?
Fluor hóa nước nhằm phòng ngừa bệnh răng miệng nhưng hiện nay người dân được dung nạp một lượng fluor vào cơ thể từ nhiều nguồn, việc châm thêm fluor vào nước sinh hoạt có còn cần thiết?
Chương trình fluor hóa nước (fluoridation program) là chương trình châm sodium fluoride vào nguồn nước máy, được TP HCM thực hiện từ năm 1990 với mục tiêu hỗ trợ phòng ngừa các bệnh về răng miệng cho cộng đồng. Khi mới triển khai, nồng độ fluor trong nguồn nước là 0,7 mg/L – 1 mg/L. Đến năm 2000, TP đã điều chỉnh nồng độ này xuống còn 0,5 mg/L – 0,6 mg/L (dưới 0,3 mg/L không có tác dụng).
Sawaco đề xuất ngừng châm fluor
Năm 2012, khi kết thúc chương trình, nhận thấy cần phải đánh giá lại hiệu quả và tính cần thiết tiếp tục châm fluor hay không, Sawaco đã có công văn gửi Sở Y tế TP HCM đề xuất đánh giá lại chương trình này.
Trả lời kiến nghị của Sawaco, Sở Y tế TP HCM đã có văn bản cho rằng kết quả điều tra cơ bản về hiệu quả chương trình sau 22 năm triển khai cho thấy: Ở lứa tuổi 12, tỉ lệ sâu răng giảm từ 84% xuống còn 45,8%, chỉ số răng sâu trám giảm từ 3,4% xuống còn 1,2%. Ngoài ra, fluor hóa nguồn nước là một trong những hình thức sử dụng fluor phổ cập để dự phòng sâu răng hữu hiệu nhất cho cộng đồng. Vì sức khỏe người dân TP, Sở Y tế TP đề nghị Sawaco tiếp tục thực hiện chương trình. Sở Y tế cũng sẽ chỉ đạo các cuộc nghiên cứu đánh giá chương trình một cách toàn diện.
Kiểm tra chất lượng nước sau xử lý tại Nhà máy Nước Thủ Đức – Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Từ năm 2012 đến nay, việc châm fluor vào nguồn nước cấp được các nhà máy nước tại TP HCM thực hiện với nồng độ trung bình 0,5 mg/L.
Vừa qua, Sawaco tiếp tục có công văn gửi Sở Y tế TP kiến nghị ngưng châm fluor trong nước cấp cho mục đích sinh hoạt nhằm tránh ảnh hưởng sức khỏe người dân nếu dư thừa fluor.
Video đang HOT
Nói về đề xuất ngưng chương trình, ông Trần Kim Thạch, Trưởng Phòng Quản lý chất lượng nước của Sawaco cho biết những năm 1990, đất nước còn khó khăn, việc châm fluor nhằm phòng ngừa bệnh răng miệng là cần thiết. Hiện nay, xã hội phát triển, người dân đã tiếp cận và dung nạp một lượng fluor vào cơ thể thông qua vệ sinh răng miệng (fluor trong kem đánh răng, nước súc miệng), ăn uống (cá, rau củ quả, nước uống)… Đồng thời, bản thân trong nước tự nhiên đã tồn tại một lượng fluor nhỏ ở trạng thái hòa tan trong nước. Như vậy, việc châm thêm fluor nước sinh hoạt có khả năng gây thừa.
Ngoài ra, theo ông Trần Kim Thạch, quy chuẩn Bộ Y tế QCVN 01-1:2018/BYT không quy định ngưỡng giới hạn tối thiểu mà chỉ quy định hàm lượng fluor gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tức không bắt buộc phải có fluor trong nước cấp. Dựa vào quy chuẩn này, nhiều tỉnh thành trên cả nước không châm fluor vào nước cấp, đặc biệt một số khu vực miền Trung như tỉnh Bình Định có công nghệ xử lý để loại bỏ hoàn toàn fluor trong nước do hàm lượng fluor cao.
Sở Y tế TP HCM: Sẽ đánh giá lại
Trong công văn trả lời Báo Người Lao Động ngày 31-7 về chương trình fluor hóa nguồn nước tại TP HCM, Sở Y tế cho biết việc thực hiện chương trình fluor hóa nguồn nước với mục đích phòng, chống các bệnh về răng miệng cho người dân TP. Theo đó, Sawaco đang thực hiện châm fluor vào nguồn nước máy sau xử lý với nồng độ là 0,5 – 0,1 ppm (0,5 mg/L).
Theo báo cáo kết quả giám sát nước sau xử lý đối với các nhà máy nước trong giai đoạn từ năm 2015 – 2019 và 6 tháng đầu năm 2020 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, kết quả đều đạt theo QCVN 01:2009/BYT của Thông tư 04/2009/TT-BYT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt với chỉ tiêu fluor ở giới hạn tối đa cho phép là 0,5mg/L. Do đó, theo Sở Y tế TP, việc châm fluor vào nguồn nước cấp cho mục đích sinh hoạt hiện nay của Sawaco vẫn bảo đảm nồng độ fluor nằm trong giới hạn.
“Nhằm có thêm cơ sở xem xét việc duy trì chương trình fluor hóa nguồn nước máy TP HCM, Sở Y tế sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiến hành khảo sát, đánh giá hiệu quả và tính cần thiết của chương trình trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian này, đề nghị Sawaco tiếp tục thực hiện chương trình” – công văn Sở Y tế TP nêu.
Hấp thụ fluor quá cao hoặc quá thấp đều không tốt
Theo TS Nguyễn Việt Cương (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định), fluor là một nguyên tố khá phổ biến trong tự nhiên, có nhiều trong nguồn nước. Trong đời sống, con người hấp thụ fluor từ nhiều nguồn như nước uống, thực phẩm, dược phẩm, kem đánh răng… Hàm lượng fluor mỗi ngày mỗi người cần thiết được khuyến cáo là 0,7 mg/L ở trẻ em và 1,0 mg/L ở người trưởng thành. Khi lượng fluor được hấp thụ vừa đủ sẽ góp phần cải thiện hệ xương và làm chắc răng. Hàm lượng fluor được hấp thụ mỗi ngày quá cao hoặc quá thấp, trong thời gian dài, có thể gây ra những căn bệnh về xương và răng miệng. Tuy nhiên, các tác động cụ thể đến sức khỏe từ việc sử dụng kết hợp nhiều nguồn fluor từ các sản phẩm và các nguồn nước được bổ sung fluor chưa được xác định rõ ràng. Việc nhiễm fluor chỉ xảy ra khi nuốt vào cơ thể với một lượng lớn.
Hầu hết các nước phát triển, bao gồm Nhật Bản và 97 % dân số châu Âu không sử dụng nước được bổ sung fluor. Tuy nhiên, ở Mỹ khoảng 70% nước cấp công cộng được bổ sung fluor. Ấn Độ, Trung Quốc và một số vùng của châu Phi có nồng độ fluor trong nước tự nhiên cao thường chủ động đo lường và loại bỏ fluor ra khỏi nước.
Cũng theo TS Nguyễn Việt Cương, đối với nguồn nước có hàm lượng fluor nằm trong quy định (ví dụ ở Việt Nam là dưới 1,5 mg/L), chỉ cần có những chương trình tuyên truyền, khuyến cáo để người dân chủ động bổ sung fluor phù hợp với đặc điểm của mỗi cá nhân, gia đình thông qua các giải pháp phù hợp như sử dụng kem đánh răng, ăn các thực phẩm có hàm lượng fluor cao…
Fluor được châm như thế nào?
Về quy trình châm fluor, theo Sawaco, hiện 6 nhà máy nước tại TP HCM đều châm fluor với mức trung bình 0,5 mg- 0,6 mg/L nước (quy chuẩn Bộ Y tế đưa ra hàm lượng fluor tối đa
Kỳ tới: Cần một nghiên cứu khoa học
"Tiền mất tật mang" vì lõi lọc nước quá hạn sử dụng
Thói quen hiện nay của nhiều gia đình hiện nay là uống nước trực tiếp từ bình lọc nước RO, tuy nhiên, quy trình thay lõi lọc thường xuyên, định kỳ lại không được nhiều người mảy may quan tâm.
Trường hợp bà N.T.C bị đau bụng nhưng đi khám và xét nghiệm đều không rõ nguyên nhân gây bệnh. Sau thời gian uống thuốc, triệu chứng đau bụng vẫn không thuyên giảm. Bà Lan người hàng xóm đến nhà chơi được mời uống nước từ bình lọc nước RO, cảm thấy vị nước không ngọt tự nhiên dù hai nhà có sử dụng loại máy lọc nước cùng hãng sản xuất, bà Lan bày tỏ thắc mắc.
Khi hỏi bà C. việc có thay lõi lọc nước thời gian qua thì bà C. giải thích là từ ngày mua cách đây hơn 1 năm, gia đình bà chưa có thay lõi lọc. Trái ngược, gia đình bà Lan cứ định kỳ 6 tháng là gọi thợ bảo hành máy đến kiểm tra lõi lọc nước và thường xuyên kiểm tra nguồn nước từ bể lọc để nguồn nước uống trực tiếp được đảm bảo.
Khi gọi thợ kiểm tra, bà C. tá hỏa khi nhìn thấy hình ảnh cáu bẩn đen sì một lớp dày cộm trên lớp bông của lõi lọc. Người thợ sửa cũng khuyến cáo việc lõi lọc quá thời hạn thay, do vậy nguồn nước sử dụng tái nhiễm một phần nếu uống nước trực tiếp từ bình lọc nước. Sau lần đó, bà C. quan tâm hơn đến việc kiểm tra và thay lõi lọc nước định kỳ. Sức khỏe của bà C. cũng đã cải thiện từ ngày thay lõi lọc nước mới.
Mỗi gia đình cần chú ý trong việc kiểm tra lõi lọc nước định kỳ để nguồn nước sinh hoạt đảm bảo.
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, việc không thay lõi lọc định kỳ sẽ khiến lõi lọc bị quá tải và hoạt động kém hiệu quả, làm tăng khả năng tái nhiễm khuẩn nguồn nước, giảm tỉ lệ thu hồi nước tinh khuyết, giảm tuổi thọ của máy. Có một thực tế, nhiều người thường nghĩ rằng mua máy lọc nước tiền triệu thì khẳng định là nguồn nước tốt khi sử dụng mà không quan tâm nhiều đến việc kiểm tra và thay thế lõi lọc theo định kỳ. Hoặc không ít trường hợp như bà C. tại khu dân cư, họ thường quan niệm bể chứa nguồn nước đầu vào sạch, trong từ nước máy nên chủ quan việc thay lõi lọc thường xuyên.
Chức năng của lõi lọc nước lưu giữ lại các chất bẩn, tạp chất và vi khuẩn gây hại của nước. Ngoài ra, các lõi lọc chức năng có tác dụng bổ sung các khoáng chất có lợi cho cơ thể, ổn định vị ngọt cho nước, giúp nước đầu ra đảm bảo an toàn tránh tái nhiễm khuẩn. Qua thời gian hoạt động, các chất cặn bẩn và vi khuẩn sẽ bít lõi hoặc màng lọc làm giảm khả năng hoạt động nếu quá hạn. Điều này có thể gây ra tắc màng lọc hoặc nước đầu ra bị nhiễm vi khuẩn, tạp chất, không đảm bảo để sử dụng.
Đối với các lõi lọc chức năng khi hết thời gian sử dụng, các khoáng chất không thể phát huy tác dụng khiến nước sau lọc có vị lợ, lạt, khó uống, không có khoáng chất, thậm chí bị tái nhiễm khuẩn. Khi sử dụng thường xuyên các chất cặn bẩn sẽ tích tụ trong cơ thể, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, ngộ độc,...
Một lưu ý khi thấy máy lọc nước có một trong các hiện tượng, cần kiểm tra và thay lõi lọc ngay. Thứ nhất, nước đầu ra chảy chậm, có dấu hiệu bị tắc; Thứ hai nước có mùi hôi, mùi lạ khó chịu; Thứ 3 máy lọc nước khi hoạt động có tiếng kêu cạch cạch; Thứ tư, nước đầu ra có cặn, vẩn đục; Thứ năm nước có vị lợ, lạt, khó uống.
Việc thay lõi lọc còn phụ thuộc vào thời gian sử dụng, chất lượng nguồn nước đầu vào và lượng nước mỗi gia đình sử dụng hàng ngày. Nếu nguồn nước đầu vào là nước giếng khoan, nước nhiễm phèn nặng thì tuổi thọ của lõi lọc sẽ ngắn hơn so với nước máy. Bởi vậy, ngoài việc tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất về thời hạn thay lõi lọc, người tiêu dùng cần phụ thuộc tình hình sử dụng thực tế để luôn đảm bảo nguồn nước sạch khi sử dụng.
Khi người tiêu dùng mua máy lọc nước RO đều được nhà sản xuất khẳng định việc có thể uống trực tiếp, đồng nghĩa với việc nguồn nước sạch an toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, người dân cần "ăn chín, uống sôi", vừa đảm bảo diệt 100% vi khuẩn, vừa tránh tái nhiễm khuẩn do đường ống rò rỉ, ăn mòn,... Nhất là trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp thì việc chăm sóc sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là ưu tiên hàng đầu.
"Bệnh tật do ăn uống mà ra", nếu nguồn nước không an toàn, vừa ảnh hưởng đến chất lượng sống, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật. Ngược lại, việc sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo, cuộc sống vui khỏe, an tâm.
3 dấu hiệu ở răng nướu cảnh báo bệnh, chớ bỏ qua! Không ít loại bệnh gây ra các triệu chứng bất thường ở răng nướu. Do đó, các nha sĩ có thể giúp mọi người phát hiện ra nhiều bệnh tiềm ẩn hơn là chỉ chăm sóc răng miệng. Bất ổn ở răng nướu có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh khác - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Các vấn đề răng miệng...