Có một trường Đại học như thế

Theo dõi VGT trên

Trong những ngày đầu tiếp quản Thủ đô, ở thời khắc lịch sử sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nhân dân Hà Nội đã chứng kiến sự ra đời của một ngôi trường đặc biệt, có một không hai trong nền giáo dục của nước Việt Nam mới…

Có một trường Đại học như thế - Hình 1

Trường Đại học Nhân dân Việt Nam

Ngôi trường đầu tiên

Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch về lại Thủ đô. Cả nước đang tập trung mọi nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh công tác giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, đẩy lùi mọi tệ nạn mà chế độ cũ để lại. Dù trăm công nghìn việc đặt nặng lên vai các nhà lãnh đạo, nhưng một trong những vấn đề quan trọng mà Đảng và Bác Hồ hết sức quan tâm lúc bấy giờ là trọng dụng đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, công chức trong vùng tạm chiếm, trong đó có hàng ngàn nam nữ thanh niên đã học xong hoặc đang học dang dở tú tài, đại học.

Đây là một lực lượng trẻ, đầy nhiệt huyết, có thể phục vụ tốt cho cách mạng. Nếu chúng ta không có kế hoạch trau dồi, bồi dưỡng, giúp đỡ họ hiểu rõ cách mạng và tình hình mới của đất nước thì sẽ là một tổn thất lớn. Điều đó không những bỏ rơi một lực lượng hùng hậu rất cần cho nhà nước mới, mà ngược lại họ có thể bị bọn phản động lôi kéo, lợi dụng chống phá cách mạng. Do đó, Đảng, Chính phủ cần có kế hoạch nhanh chóng khích lệ tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân nói chung, đặc biệt các tầng lớp thanh niên trí thức, học sinh, sinh viên, viên chức.

Trong lúc đó, các trường cũ đang bị xáo trộn, tình hình chưa ổn định để đi vào giảng dạy, còn các trường của chế độ mới chưa kịp ra đời. Trước tình hình đó, chỉ 3 tháng sau ngày tiếp quản Thủ đô, một giải pháp cực kỳ quan trọng, được Đảng, Chính phủ và Bác Hồ lựa chọn lúc bấy giờ là cấp tốc mở trường Đại học Nhân dân Việt Nam, do Giáo sư Hoàng Minh Giám làm Hiệu trưởng và đồng chí Phạm Văn Đồng làm Hiệu trưởng danh dự. Được khai giảng niên khóa đầu tiên 1955 – 1956, trụ sở trường đặt tại khu Đấu xảo (nay là Cung văn hóa Hữu nghị).

Chương trình giảng dạy không đi vào các ngành khoa học, kỹ thuật, xã hội nhân văn… mà chủ yếu trang bị một số kiến thức cơ bản về cách mạng, dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa xã hội khoa học và nhiệm vụ của thanh niên, trí thức, văn nghệ sỹ trước tình hình mới. Chương trình giảng dạy chủ yếu là Khoa học xã hội và chính trị, với phương châm giáo dục lý luận liên hệ mật thiết với thực tiễn cuộc sống theo mô hình do Bác Hồ xây dựng nhằm đào tạo một lớp thanh niên trí thức mới. Từ ngôi trường này, sau đó những thanh niên ưu tú của toàn miền Bắc đã tình nguyện gia nhập Đoàn Thanh niên xung phong Trung ương tỏa đi khắp mọi miền đất nước với khẩu hiệu “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.

Có một trường Đại học như thế - Hình 2

Video đang HOT

Bác Hồ đến dự Lễ khai giảng trường Đại học Nhân dân Việt Nam ngày 19-1-1955

Bài học cuối cùng

Nhà trường quản lý trên 15.000 sinh viên gồm các tỉnh và Hà Nội về học, trong đó có một số không nhiều ở vùng kháng chiến. Giảng viên nhà trường phần lớn là các vị lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết, nhiều giáo sư nổi tiếng cũng đến giảng dạy hoặc báo cáo chuyên đề.

Lễ khai giảng được tổ chức vào ngày 19-1-1955, nhà trường vô cùng phấn khởi và tự hào được Bác Hồ đến thăm và nói chuyện. Toàn thể giảng viên và sinh viên vẫn mãi mãi khắc sâu lời căn dặn của Bác Hồ: “Những điều nên làm: Phải vạch rõ ranh giới, vạch rõ phải – trái. Vạch rõ ranh giới là phải nhận rõ ai là bạn, ai là thù? Đối với người, ai làm gì lợi cho dân, cho nước đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân, cho Tổ quốc tức là kẻ thù…

Điều gì phải, thì cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều rất nhỏ. Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn…”. Trường Đại học Nhân dân Việt Nam ra đời cách nay đã trên 66 năm, nhưng mãi mãi là ký ức không bao giờ phai mờ đối với những cựu sinh viên năm xưa. Nhắc đến lời dạy của Bác, nhà giáo Trần Hữu Dụng, cựu sinh viên của trường, bồi hồi xúc động kể: “Sau khi nói xong bài phát biểu, Bác còn ân cần nhắc nhở nam nữ sinh viên phải cư xử với nhau đúng mực, coi nhau như anh em một nhà, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”.

Có một trường Đại học như thế - Hình 3

GS Hoàng Minh Giám

Còn nhà sử học Ngô Đăng Lợi nhớ lại: “Hồi ấy, tôi đang là cán bộ xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng thì có giấy gọi nhập học. Điều vô cùng bất ngờ là tại trường tôi được học tập dưới sự hướng dẫn của nhiều thầy giáo danh tiếng. Trong khi đó tôi chỉ là một cán bộ trẻ của một vùng quê nghèo, không bao giờ nghĩ là mình lại được làm học trò của những người thầy nổi tiếng như Phạm Văn Đồng, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp. Hay như các thầy Nguyễn Khánh Toàn dạy môn Triết học duy vật biện chứng, thầy Đoàn Trọng Truyến giảng về Kinh tế chính trị, thầy Tố Hữu dạy Duy vật lịch sử…

Riêng với nhà báo Hàm Châu (Báo Nhân dân), mỗi lần hồi tưởng về trường Đại học Nhân dân Việt Nam, ông lại nhắc đến bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” của Bác Hồ:

Gạo đem vào giã bao đau đớn,

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông,

Sống ở trên đời, người cùng vậy,

Gian nan rèn luyện mới thành công.

Ông còn cho biết thêm, mỗi bài giảng của các thầy, mỗi buổi sinh hoạt tổ rút kinh nghiệm chung hay những buổi kiểm điểm, phê bình nhau gay gắt, đó là kỷ niệm của thời sinh viên ở trường Đại học Nhân dân Việt Nam. Trường đã tôi luyện cho họ về sau trở thành những trí thức cách mạng, công tác khắp mọi miền đất nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ sẵn sàng nếm mật nằm gai để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, hữu ích cho cuộc đời mà không màng danh lợi.

Thành quả vững chắc

Sau khi kết thúc khóa học (hoặc đang học, nhưng có trình độ), một số sinh viên được chọn đi học tiếp ở nước ngoài, một số được phân về công tác ở các cơ quan. Nhiều người trong số đó, sau này đã trở thành cán bộ cốt cán, hoặc cán bộ lãnh đạo. Không lâu sau đó, các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành, các trường phổ thông (cấp I, II, III) lần lượt được thành lập và trường Đại học Nhân dân Việt Nam đã hoàn thành xong sứ mệnh lịch sử của mình.

Cũng cần nói thêm, trong số những người theo học có một số là trí thức, văn nghệ sỹ, công chức chế độ cũ có trình độ chuyên môn cao, do nhiều hoàn cảnh khác nhau nên họ không thể trực tiếp tham gia kháng chiến, nhưng trong lòng họ luôn luôn hướng về cách mạng hoặc bằng mọi cách ủng hộ kháng chiến với khả năng của mình. Chẳng hạn lúc quân Pháp rút khỏi miền Bắc, họ đã tích cực chống lại việc cưỡng ép di cư, kiên quyết ở lại miền Bắc với cách mạng.

Nhiều người trong số họ còn đứng lên đấu tranh không cho địch phá hủy hoặc di chuyển máy móc, thiết bị, vật tư, tài liệu vào Nam. Để bồi dưỡng cho tầng lớp trí thức này, Đảng và Chính phủ giao cho trường Đại học Nhân dân Việt Nam một nhiệm vụ mới dù các khóa học đã kết thúc. Đó là mở thêm 3 lớp nghiên cứu chính trị ngắn hạn tại khu Thái Hà trong 2 năm 1955 – 1957. Mỗi lớp chỉ kéo dài khoảng 4 tháng, chủ yếu giúp họ nghiên cứu đường lối chính sách của Đảng, lịch sử cách mạng Việt Nam và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, lớp nào khai giảng cũng đều được Bác Hồ đến thăm và nói chuyện ân cần, trọng thị.

Riêng với những trí thức Nho học, khi nói chuyện Bác thường dẫn những câu kinh điển được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh của đất nước Việt Nam mới. Ví dụ như câu: “Đại học chi đạo: tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện” (trích sách Đại Học, một trong Tứ thư kinh điển của Nho gia – PV). Bác cắt nghĩa: “Minh đức là rèn luyện lòng trong sáng, ngay thẳng, không tà tâm. Thân dân là gần dân, tôn trọng dân, phục vụ tốt cho dân. Muốn vậy phải nắm vững kiến thức”. Với những lời giản dị, Bác đã khiến các trí thức hiểu rõ hơn về cách mạng, về Đảng. Khi về lại cơ quan công tác, họ đã nhanh chóng hòa nhập vào guồng máy, xóa đi sự phân biệt trong cán bộ cũ và mới.

Trường Đại học Nhân dân Việt Nam là một hình thức đào tạo đặc biệt, một sáng kiến của Đảng và Bác Hồ, tuy tồn tại chỉ một thời gian ngắn, nhưng đã mang lại kết quả tốt đẹp. Nhà nước ta đã tạo ra được một đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, công chức lành nghề, có chuyên môn cao, lập trường chính trị vững chắc sau ngày Thủ đô được giải phóng.

Năm 2021 Trường ại học Y Dược Cần Thơ tuyển 1.920 sinh viên

Thông tin từ Trường ại học Y Dược Cần Thơ: Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021 của trường là 1.920 sinh viên ở các ngành đào tạo trình độ đại học chính quy, trong đó có 320 chỉ tiêu đào tạo liên thông chính quy.

Cụ thể, Trường tuyển sinh các ngành: Y khoa, Y khoa (phục vụ ngành hiếm), Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Dược học, iều dưỡng, Răng - Hàm - Mặt, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Y tế công cộng, Hộ sinh và Kỹ thuật hình ảnh y học.

Năm 2021 Trường ại học Y Dược Cần Thơ tuyển 1.920 sinh viên - Hình 1

Ảnh minh họa

Tuyển sinh năm nay của Trường ại học Y Dược Cần Thơ cơ bản giữ ổn định như năm trước, nhưng có vài điểm mới: có thêm ngành Kỹ thuật Hình ảnh y học (tuyển 30 sinh viên), trong khi chỉ tiêu tuyển sinh ngành Y học dự phòng giảm còn khoảng 40 chỉ tiêu. Trường ngưng tuyển sinh hệ vừa làm vừa học và chuyển sang tuyển sinh các ngành đào tạo hệ liên thông chính quy.

Trường xét tuyển theo hình thức đại trà và theo nhu cầu xã hội (đặt hàng). Trường xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của 3 môn Toán, Hóa, Sinh. Riêng hệ liên thông chính quy theo hình thức xét tuyển, với 3 hình thức: kết quả thi THPT, điểm học bạ lớp 12, điểm học bạ và điểm trung cấp, cao đẳng. Ngoài ra, tất cả thí sinh trúng tuyển Y khoa phục vụ ngành hiếm phải có quyết định cử đi đào tạo của UBND tỉnh, thành phố; tỉnh, thành phố cam kết hỗ trợ kinh phí đào tạo thể hiện trong quyết định cử đi học. Thí sinh trúng tuyển bất cứ ngành đào tạo nào của trường cũng sẽ không được xét tuyển diện địa chỉ sử dụng của địa phương.

Năm 2020, điểm trúng tuyển đại học chính quy của các ngành đào tạo đại trà của Trường ại học Y Dược Cần Thơ dao động từ 19 đến 26,95 điểm, tùy ngành. Trong đó, ngành Y khoa có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất: 26,95 điểm (Y khoa phục vụ ngành hiếm là 24 điểm).

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoà Minzy đăng video thừa nhận: "Xin lỗi khán giả, không thể lừa dối mọi người thêm nữa"
17:32:27 16/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh cúi đầu xin lỗi
20:59:48 16/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: "Em gái quốc dân" lộ mặt sưng phù gây sốc, Triệu Lệ Dĩnh "chặt đẹp" dàn mỹ nhân trong bài test cam thường
22:06:03 16/11/2024
Xoài Non bị nhận xét "còn non và thiếu tinh tế" khi liên tục làm 1 việc trước mặt bố mẹ Gil Lê
19:14:49 16/11/2024
Cái kết nào cho giấc mơ 10 năm của Kỳ Duyên ở Miss Universe?
17:38:48 16/11/2024
Bố dượng bán nhà cửa, kỷ vật, trả nợ thay con gái riêng của vợ
20:52:29 16/11/2024
Sao cũ đã hết thời giữa dàn nghệ sĩ thế hệ mới?
20:03:00 16/11/2024
Triệu Lộ Tư trở thành trò cười
21:17:17 16/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

1 Hoa hậu lên tiếng về nghi vấn livestream nói xấu Kỳ Duyên

Sao việt

23:51:06 16/11/2024
Miss Universe Kazakhstan hiện vướng nghi vấn chơi xấu các đối thủ trước thềm chung kết, trong đó có đại diện Việt Nam.

Nhã Phương 'phá lệ' cùng Đỗ Mạnh Cường mang về 95 triệu cho trẻ mồ côi

Tv show

23:13:43 16/11/2024
Vì mong muốn giúp sức cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, Nhã Phương nỗ lực cùng đồng đội là nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường vượt qua các thử thách của ban tổ chức.

Thu Trang và giới làm phim kêu cứu, Cục Điện ảnh: "Mong Quốc hội cân nhắc"

Hậu trường phim

22:37:14 16/11/2024
Hơn 30 doanh nghiệp điện ảnh đã ký tên và đóng dấu vào văn bản khẩn, kiến nghị về việc điều chỉnh mức thuế giá trị gia tăng (VAT) trong Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng.

Sao nam bị vợ tố nghiện mua dâm lộ mức đền bù gây phẫn nộ

Sao châu á

22:18:28 16/11/2024
Yulhee tiết lộ Minhwan đã đề nghị đưa cho cô 50 triệu won (909 triệu đồng) bồi thường ly hôn và 2 triệu won (36 triệu đồng) tiền cấp dưỡng nuôi con.

Tai nạn máy bay V-22 Osprey: Phi công quên bật 'công tắc nguồn'

Thế giới

22:01:39 16/11/2024
Việc không tuân thủ quy trình này khiến máy bay không đủ sức mạnh để bay lên, dẫn đến va chạm. Ngoài ra, phi công cũng bị đánh giá là điều khiển không đúng kỹ thuật khi máy bay ở gần mặt đất, gây ra tình trạng rung lắc mạnh.

Lộ nhan sắc thật vợ bầu của cầu thủ điển trai nhất nhì U23 Việt Nam, sắp "vỡ chum" nhưng vẫn làm điều đặc biệt cho chồng

Netizen

21:30:31 16/11/2024
Cựu cầu thủ U23 Việt Nam Huỳnh Tấn Sinh và vợ Phạm Nguyễn Bích Trâm đã có cái kết đẹp sau 3 năm hẹn hò. Cặp đôi đăng ký kết hôn và tổ chức lễ ăn hỏi vào tháng 11 năm 2023.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Han So Hee

Phim châu á

21:22:27 16/11/2024
Heavy Snow (Tạm dịch: Bão Tuyết) đang khiến MXH rần rần thời gian qua, đem đến những thước phim mơ mộng đẹp như sách truyện tới khán giả

Giải Cứu Anh "Thầy": Phim hài đen kén thị hiếu đại chúng nhưng có thách thức cảm thụ của khán giả?

Phim việt

21:12:31 16/11/2024
Bộ phim là hành trình gợi lên nhiều suy ngẫm, là cuộc đồng ngộ của hai thế hệ người lớn và người trẻ đã và đang bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống hối hả, mất dần kết nối và thấu cảm hiện nay.

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh

Tin nổi bật

20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi tiếp tục ở cường độ cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, khoảng ngày 18/11, sau khi vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), bão di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 nhưng sẽ giảm cấp nhanh khi gặp không khí lạnh.

Tùng Dương tiết lộ bị một nghệ sĩ Gen Z mắng, dạy hát từng câu

Nhạc việt

20:14:55 16/11/2024
Sáng 16/11, nam ca sĩ Tùng Dương đã có buổi họp báo giới thiệu đến công chúng album mới nhất mang tên Multiverse - Đa Vũ Trụ với 12 bài hát mới.

NewJeans sẽ nợ HYBE bao nhiêu tiền nếu phá vỡ hợp đồng?

Nhạc quốc tế

20:09:45 16/11/2024
Khán giả Hàn Quốc đang bàn tán xôn xao về số tiền NewJeans sẽ phải trả cho tập đoàn nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng.