Có lớp ở Trường THCS Lê Quý Đôn dự kiến kinh phí hoạt động hơn 165 triệu/năm học
Lớp 9/10 của Trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn, quận 3 đưa ra dự trù kinh phí hoạt động cả năm học là hết 165,2 triệu đồng, khiến phụ huynh cho là quá nhiều.
Ngày 3/10/2022, một phụ huynh có chuyển đến cho phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam bảng dự trù kinh phí hoạt động ghi là của lớp 9/10.
Theo vị phụ huynh nói trên, bảng dự trù kinh phí hoạt động, kế hoạch thu chi này xuất phát từ Trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Kế hoạch thu 1 năm học của 1 lớp là hơn 165 triệu đồng
Căn cứ theo bảng này thì có 17 hạng mục cần chi cho cả năm học 2022 – 2023. Trong đó, nhiều nhất có 2 hạng mục cần chi nhiều nhất (20 triệu đồng/mục) là Hoạt động ngoại khóa, văn nghệ; chụp hình phim kỷ yếu cuối năm.
Có 4 hạng mục cần chi 15 triệu đồng/mục là gửi giáo viên chủ nhiệm hoạt động học kỳ 1, gửi giáo viên chủ nhiệm hoạt động học kỳ 2, quà học kỳ 1 và quà học kỳ 2.
Mục hoa quà 20/11 và tết âm lịch cho các bộ phận chi 13 triệu đồng/mục.
Dự trù kế hoạch thu chi của lớp 9/10 Trường Lê Quý Đôn, quận 3 (ảnh: PHCC)
Ngoài ra, kế hoạch thu còn có mục tiền điện cho học kỳ 1, tiền điện cho học kỳ 2, tiền đồng phục học sinh (10 triệu đồng), tiền liên hoan học kỳ 1 và tiền liên hoan học kỳ 2, thuê áo tốt nghiệp…
Video đang HOT
Tổng chi phí cần cho đến hết cả năm học được ghi rõ trong kế hoạch thu là 165,2 triệu đồng. Đem con số này chia bình quân cho 52 học sinh, thì mỗi học sinh cần đóng hơn 3,1 triệu đồng cho cả năm học.
Phụ huynh cho biết, đây chỉ là con số dự kiến thu của một lớp, còn cả của một khối lớp thì không biết sẽ lớn như thế nào. Phụ huynh mong Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tìm hiểu, lên tiếng giúp cho các phụ huynh không có điều kiện về mặt kinh tế để đóng góp cho trường.
Hiệu trưởng đã chỉ đạo dừng việc thu tiền
Cùng ngày, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Văn Diệu – Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn, quận 3 cho biết, nhà trường tổ chức họp cha mẹ học sinh của các lớp trong ngày 2/10.
Tuy nhiên, trong các biên bản từ các lớp gửi về cho trường không thấy có nội dung này. Còn các dự trù kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường cũng không có bất cứ khoản kinh phí nào dành cho thầy cô, mà chỉ dành để khen thưởng, chăm lo cho học sinh theo đúng quy định.
Quan điểm của thầy Nguyễn Văn Diệu nêu rõ rằng, các lớp chỉ cần thu đủ chi đủ, chứ không thể thu một lần cho cả năm như lớp 9/10 dự kiến như vậy.
Ngay lập tức, thầy Diệu đã gọi điện thoại, tìm hiểu từ giáo viên chủ nhiệm của lớp 9/10 là cô Dung.
Trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh minh họa: P.L)
Sau khi tìm hiểu, thầy Nguyễn Văn Diệu đã xác nhận với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam là cô chủ nhiệm của lớp nói bảng kế hoạch thu này đúng là của lớp 9/10.
Ban đầu, Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp dự trù kinh phí hoạt động nguyên năm là hết nhiêu đó tiền, chia đều ra học sinh là các em đóng 3,1 triệu đồng cho cả năm.
Thế nhưng, về sau do thấy kinh phí cả năm nhiều quá, nên lớp đã chia ra theo từng học kỳ và học sinh có khả năng thì đóng 1,5 triệu đồng.
Thầy Nguyễn Văn Diệu cho hay, đây là kế hoạch của Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp đưa ra dự trù kinh phí, chứ không phải của giáo viên chủ nhiệm lớp, và cũng có phụ huynh không ủng hộ, đồng thuận việc kế hoạch thu như vậy.
Thế nhưng, cuối cùng thầy Diệu cũng đề nghị giáo viên chủ nhiệm nói cha mẹ học sinh của lớp dừng ngay việc kêu gọi thu tiền như vậy, và thực hiện theo nguyên tắc “Cần tới đâu thu tới đó, cần tới đâu bàn tới đó” và đảm bảo việc thu đủ, chi đủ.
Chấp hành chỉ đạo của thầy hiệu trưởng, cô Phan Thị Thùy Dung – giáo viên chủ nhiệm lớp 9/10 đã đề nghị Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp không thu tiền của phụ huynh nữa, mà cần dùng gì, chi vào hoạt động gì mới bàn rồi thu tiền.
Trang bị kỹ năng sống qua 'Điều em muốn nói'
Ngày 15/4, Trường THCS Lê Quý Đôn (Long Biên, Hà Nội) tổ chức chuyên đề giáo dục kỹ năng sống Điều em muốn nói.
Bà Phan Thị Lan Hương chia sẻ tại chuyên đề giáo dục kỹ năng sống của Trường THCS Lê Quý Đôn (Long Biên, Hà Nội)
Sau gần 1 năm học online, em Trần Nguyễn Gia Bảo - học sinh lớp 6 A3 bộc bạch: Nhiều lúc em cảm thấy căng thẳng, stress nhưng không biết bày tỏ cùng ai. Những lúc như thế, em chọn cách viết nhật ký, đọc sách để giải tỏa và chuyển hóa cảm xúc tiêu cực của mình.
Với Bảo buổi chuyên đề giáo dục kỹ năng sống là dịp để em bày tỏ cảm xúc, nói lên những điều muốn nói của mình với bố mẹ, thầy cô. Qua đó, em muốn bố mẹ dành nhiều thời gian quan tâm đến con hơn và tôn trọng quền riêng tư cá nhân của em.
Dù con chưa có biểu hiện trầm cảm hay stress, nhưng anh Nguyễn Văn Sỹ - phụ huynh học sinh Nguyễn Trần Bảo Ngọc - lớp 6 A1 - nhận thấy con bắt đầu vào tuổi "ẩm ương" nên có những lúc cũng muốn khẳng định mình. Nhiều khi con khép mình, ít nói và ngại giao tiếp đông người.
"Ở tuổi này, tôi muốn con được trang bị kỹ năng sống, có những suy tích cực và biết cách giải quyết vấn đề trong học tập, cuộc sống. Với tôi, buổi giáo dục chuyên đề "Điều em muốn nói" rất có ý nghĩa. Qua đó, các con có thể giãi bày những tâm tư, tình cảm của mình; từ đó thầy, cô, bố mẹ hiểu các con hơn và ngược lại" - anh Sỹ bộc bạch.
Cô Nguyễn Thị Minh Thúy - Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (Long Biên, Hà Nội) - cho hay: thực tế cho thấy, sau thời gian dài học online, nhiều học sinh có biểu hiện stress, lo âu...; cá biệt có em bị trầm cảm nên rất cần được hỗ trợ từ thầy, cô giáo và phụ huynh.
"Sau chuyên đề "Điều em muốn nói", chúng tôi dự kiến sẽ tổ chức buổi tọa đàm với phụ huynh học sinh; bởi thực tế, không chỉ học sinh mà phụ huynh cũng cần được tư vấn tâm lý học đường" - cô Thúy chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh:
Nhà trường muốn tạo sợi dây kết nối để phụ huynh và con cái hiểu nhau hơn. Qua đó xây dựng và phát triển mối quan hệ kiềng 3 chân: nhà trường, gia đình, xã hội trong giáo dục học sinh, giúp các em phát triển toàn diện" - cô Thúy cho biết.
Trần Nguyễn Gia Bảo và các bạn của mình trong buổi giáo dục kỹ năng sống
Theo bà Phan Thị Lan Hương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền trẻ em, Liên hiệp các Hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, thời gian gần đây, những vụ việc đáng tiếng như học sinh tự tử đều có liên quan đến vấn đề tâm lý. Đôi khi không phải vì căng thẳng học tập, mà có thể các em bị áp lực từ những yếu tố khách quan, từ việc bố mẹ con cái chưa hiểu hiểu nhau nên dễ dấn đến bị căng thẳng, xung đột và bột phát.
"Chính vì vậy, những buổi giáo dục chuyên đề kỹ năng sống rất có ý nghĩa với học sinh, phụ huynh. Qua đó, giúp các em hiểu về bố mẹ, thầy cô của mình hơn và ngược lại" - bà Hương trao đổi.
Nhấn mạnh, gia đình là chỗ dựa quan trọng nhất đối với học sinh, nhất là với học sinh bậc THCS, vì thế, theo bà Hương, nếu có xung đột xảy ra, cách tốt nhất là các em không nên tranh cãi với bố mẹ. Các em có thể giải tỏa cảm xúc tiêu cực của mình bằng cách viết nhật ký hoặc viết thư để bố mẹ hiểu mình hơn.
"Đã bao lâu rồi, các em chưa nói những lời yêu thương với bố mẹ. Nếu vì lí do nào đó mình chưa thể nói được với bố mẹ thì hãy viết một vài dòng gửi đến đấng sinh thành của mình, bởi hơn bao giờ hết bố mẹ luôn là người đồng hành, hỗ trợ, yêu thương mình nhiều nhất" - bà Hương nhắn nhủ.
Tăng cường các hoạt động rèn luyện thể chất, kỹ năng sống cho học sinh Sau khi ổn định nền nếp học tập, phong trào rèn luyện thể chất, giáo dục kỹ năng sống được triển khai kịp thời tại các trường học ở Hà Tĩnh. Qua đó, tạo không khí hào hứng, hấp dẫn cho học sinh. Việc tổ chức các CLB giúp học sinh tiểu học phát triển năng khiếu, rèn luyện kỹ năng (Ảnh chụp...