Cô Linh “nhí nhố” tạo môi trường học vui nhộn
Tốt nghiệp đại học với tấm bằng giỏi, sau ba năm công tác tại Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (quận Ngô Quyền, Hải Phòng) cô giáo Lê Vũ Diệu Linh liên tục là giáo viên dạy giỏi, đạt nhiều thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm.
Tuy tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ nhưng với tình yêu nghề, yêu trẻ cô giáo Diệu Linh vẫn đang ngày ngày miệt mài cống hiến tuổi trẻ cho sự nghiệp trồng người.
Cô giáo Lê Vũ Diệu Linh kiểm tra bài học trò
Giỏi nghề
Cô giáo Lê Vũ Diệu Linh (SN 1993) được Phòng GD&ĐT quận Ngô Quyền giới thiệu là tấm gương giáo viên trẻ tiêu biểu, có nhiều cống hiến và thành tích cao trong các năm học. Tuy nhiên, khi nhắc lại điều này, Diệu Linh khiêm tốn nói: “Trong ngành còn rất nhiều đồng nghiệp đạt thành tích cao hơn em. Em cũng là giáo viên mới ra trường, thành tích còn rất mỏng”.
Vừa vào trường, Linh đã được lãnh đạo nhà trường tin tưởng giao nhiệm vụ chủ nhiệm. Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm thực tế, cô giáo trẻ cũng khá lo lắng. Nhưng được sự động viên của gia đình, đồng nghiệp, Linh đã làm tốt công tác của mình. Cuối năm học 2016 – 2017, lớp 4A3 cô Diệu Linh chủ nhiệm đạt nhiều thành tích cao trong học tập, được lãnh đạo nhà trường tuyên dương.
Năm 2016 – 2017 là năm học đầu tiên Diệu Linh công tác tại Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, mặc dù công tác chủ nhiệm mất khá nhiều thời gian nhưng Linh vẫn đầu tư công sức để tham gia một số cuộc thi do ngành Giáo dục tổ chức. Năm đó, Linh được giải Ba cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử E-learning cấp quốc gia và được lãnh đạo quận Ngô quyền tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong các kì thi năm học 2016 – 2017.
Để theo đuổi đam mê nghề nghiệp, Linh phấn đấu học và tốt nghiệp Thạc sỹ Khoa Giáo dục Tiểu học vào năm 2018.
Trong quá trình công tác, Lê Vũ Diệu Linh còn đạt nhiều thành tích cao trong công tác như: Giải Ba cuộc thi Chữ viết đẹp cấp quận năm học 2017 – 2018, giải Xuất sắc cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ cấp quốc gia năm học 2018 – 2019, giải Nhì cuộc thi Chữ viết đẹp cấp thành phố năm học 2018 – 2019, giải Nhất cuộc thi Chữ viết đẹp cấp quận năm học 2018 – 2019 và đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp quận năm học 2018 – 2019.
Linh cho biết, với cô thành tích trong nghề là điều cần phải có để khẳng định nghiệm vụ của bản thân nhưng những thành tích đó đều xuất phát từ tình yêu nghề, khát vọng được cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
Video đang HOT
Yêu trẻ
Chia sẻ về kinh nghiệm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm giỏi, Diệu Linh nói: “Mọi việc làm của em xuất phát từ tình yêu với bọn trẻ. Em có lợi thế là giáo viên trẻ, mới ra trường, khoảng cách tuổi tác với học trò không xa nên các em cũng dễ dàng chia sẻ cảm xúc, dễ hoà nhịp với cô hơn”.
Cô Diệu Linh kể, mọi việc làm của học trò cô đều nhìn theo hướng tích cực và lạc quan. Trước khi nhận xét một việc gì đó, cô luôn nhận xét điểm tốt trước để khích lệ các em, sau đó chỉ nhấn mạnh điểm cô chưa hài lòng để lớp cố gắng.
Hơn nữa, trong lớp mình chủ nhiệm, cô Linh chia từng tổ, có tiêu chí thưởng, phạt rõ ràng cho từng tuần, từng tháng. Các tổ được quyền kiểm tra chéo phong trào học tập, nề nếp lẫn nhau nên mỗi buổi sinh hoạt đầu tuần lớp khá vui nhộn.
Xây dựng được nề nếp học tập cho học sinh nên cô Linh rất nhàn và hoàn toàn yên tâm về khả năng hoạt động độc lập của trò. “Đó là điều mà mỗi giáo viên nên làm để rèn tính tự giác và tự quản của học sinh, tránh việc học trò ỷ lại, thụ động vào cô”, Diệu Linh chia sẻ.
Cô Linh hay “nhí nhố” với học trò để tạo môi trường vui vẻ trước và sau giờ học nhưng mỗi khi bước vào tiết học, cả lớp đều chăm chú, hăng say học bài bởi biết tính cô giáo nghiêm nghị.
Cũng chính vì cách làm việc nghiêm túc của cô giáo Linh mà lớp 4A3 năm học 2018 – 2019 do cô Linh chủ nhiệm luôn có nhiều học sinh học tốt, có tố chất: Em Trần Đức Huy vừa đoạt giải Đồng cuộc thi Toán Sasmo Singapore; Rồi em Lâm Bảo Châu đoạt giải Nhì cuộc thi Tin học trẻ cấp quận; các em Vũ Phương Nga, Lâm Bảo Châu, Trần Đức Huy lọt vào vòng 2 Toán MYTS – Tìm kiếm tài năng Toán học Việt Nam.
Nguyễn Dịu
Theo GDTĐ
Thay đổi trong công nhận trình độ của của giáo viên, chủ nhiệm giỏi
Dự kiến, việc công nhận trình độ của giáo viên, chủ nhiệm giỏi sẽ theo hướng chuyển từ việc thi sang xét thông qua tiêu chí quy chuẩn...
Sáng 26/3, Bộ GD-ĐT tổ chức họp báo định kỳ Quý I năm 2019. Một trong những câu hỏi đang thu hút sự quan tâm của giáo viên hiện nay liên quan đến các cuộc thi giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cũng đã được đại diện Bộ giải đáp.
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết, Bộ GD-ĐT đã có dự thảo sửa đổi quy định về 2 cuộc thi giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi theo hướng chuyển việc thi sang xét giáo viên giỏi thông qua tiêu chí quy chuẩn.
Dự kiến, việc công nhận trình độ của giáo viên, chủ nhiệm giỏi sẽ tiến bộ của người học, qua tín nhiệm của phụ huynh học sinh (ảnh minh họa)
Với giáo viên chủ nhiệm giỏi thì gắn với các tiêu chí về giáo dục; với giáo viên dạy giỏi, gắn với tiêu chí về giảng dạy trong chuẩn nghề nghiệp. Bộ GD-ĐT sẽ tiến tới công nhận trình độ của giáo viên thông qua hậu kiểm, qua tiến bộ của người học, qua tín nhiệm của phụ huynh học sinh, cộng đồng và xã hội.
Đặc biệt, không gắn kết quả thi giáo viên giỏi, chủ nhiệm giỏi với thành tích tập thể mà chỉ coi đây là sân chơi, qua đó giáo viên không chỉ được tôn vinh mà còn bồi dưỡng nâng cao năng lực.
Cục Nhà giáo đã trình Bộ trưởng dự thảo này và trong thời gian sớm nhất sẽ công khai trên mạng Internet để lấy ý kiến góp ý.
Trước các ý kiến quan tâm đến việc giảm áp lực cho đội ngũ giáo viên, ông Hoàng Đức Minh khẳng định, việc này luôn được Bộ GDĐT quan tâm trong những năm qua.
Theo đó, ngày 18/1/2019, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ký ban hành Chỉ thị số 138/CT-BGDĐT về việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường. Theo Chỉ thị, Giám đốc Sở GD-ĐT, Trưởng phòng GDĐT và Hiệu trưởng nhà trường tuyệt đối không được quy định thêm hoặc yêu cầu giáo viên có thêm các loại hồ sơ, sổ sách ngoài những loại hồ sơ, sổ sách theo quy định tại Điều lệ hoặc Quy chế nhà trường do Bộ GDĐT ban hành.
Toàn cảnh cuộc họp báo định kỳ Quý I năm 2019 do Bộ GD-ĐT tổ chức sáng 26/3
Giáo viên được phép chọn hình thức trình bày, viết tay hoặc đánh máy khi sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định. Từng bước sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử thay cho các loại hồ sơ, sổ sách hiện hành theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường và khả năng thực hiện của giáo viên.
Theo ông Hoàng Đức Minh, những nội dung trên đã được địa phương ủng hộ và chỉ đạo thực hiện quyết liệt.
Sẽ tập trung vào triển khai sách thực nghiệm SGK lớp 1 trước
Liên quan đến tiến độ triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (SGK GDPT) mới, ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học thông tin: Thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về việc đổi mới chương trình, SGK GDPT, để chủ động triển khai Chương trình GDPT mới, Bộ GD-ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ SGK đầy đủ cho tất cả các môn học.
Dự kiến, học kỳ 1 năm 2019-2020, bản thảo SGK được triển khai thực nghiệm ở một số cơ sở GDPT, tập trung vào lớp 1 (ảnh minh họa)
Trong vài ngày tới, Bộ GD-ĐT sẽ có thư mời và tuyển đội ngũ chủ biên tác giả; sau đó tập huấn để đảm bảo SGK thể hiện được mục tiêu, nội dung của chương trình mới theo phương pháp phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
"Sau khi biên soạn, học kỳ 1 năm 2019-2020, bản thảo SGK được triển khai thực nghiệm ở một số cơ sở GDPT, tập trung vào lớp 1. Thực nghiệm những nội dung mới, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học để đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất năng lực học sinh" - ông Nguyễn Xuân Thành cho biết.
Liên quan đến bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho chương trình GDPT mới, theo ông Nguyễn Xuân Thành, Bộ GD-ĐT đã chuẩn bị kế hoạch cụ thể để triển khai, tập trung bồi dưỡng cho 4 đối tượng: cán bộ quản lý cấp Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở GDPT; giáo viên; giảng viên sư phạm chủ chốt. Nội dung tập huấn bám theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng cơ sở GDPT.
Năm 2019 sẽ tập trung bồi dưỡng cho các đối tượng nói trên hiểu về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá cũng như các điều kiện cần thiết để triển khai chương trình GDPT mới với nội dung sát với từng đối tượng được tập huấn.
Để làm được việc này, phương thức bồi dưỡng sẽ kết hợp giữa bồi dưỡng qua mạng và trực tiếp. Việc thiết kế nội dung bồi dưỡng trên mạng được quan tâm. Các khóa tập huấn không chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết mà còn tập trung nhiều vào nghiên cứu trường hợp cụ thể, có bài học minh họa; nội dung bồi dưỡng được thiết kế sát với công việc hàng ngày của mỗi giáo viên trong quá trình triển khai dạy học trong nhà trường.../.
Theo vov
Bài 4: Suy tôn phải đúng người, đúng việc Nếu cứ bỏ hết tất cả các cuộc thi, hội thi sẽ dẫn đến việc đánh giá giáo viên, thậm chí suy tôn "hòa cả làng". Thầy Trần Huy - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Thủy (Phú Thọ) - nêu quan điểm cá nhân khi trao đổi về việc công nhận giáo viên dạy giỏi. Cuộc thi giáo viên dạy giỏi tổ...