Cô Khuyên cả tuổi trẻ gắn bó giáo dục vùng cao và niềm đam mê làm thiện nguyện
“Đi riết thành quen, có những cung đường người khác nhìn vào phải ” lắc đầu, lè lưỡi” mà mình vẫn chở các em học sinh ngồi sau vô tư”, cô Khuyên cười tươi chia sẻ
Sinh năm 1987, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên năm 2008, cô sinh viên Bùi Thị Minh Khuyên quê ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ được phân công lên công tác tại trường Phổ thông cơ sở Nậm Manh (Nậm Nhùn, Lai Châu) theo diện cử tuyển.
Đến tháng 10 năm 2010, cô chuyển vào giảng dạy tại trường Phổ thông cơ sở Nậm Khao, huyện Mường Tè, Lai Châu.
Tháng 8/2016, được lãnh đạo đề nghị, cô lại khăn gói lên trường tiểu Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Ủ, xã Pa Ủ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu cũng đồng thời mở ra cơ duyên giúp cô gắn bó với công tác thiện nguyện như ngày hôm nay.
Ít được về nhà, cô Khuyên coi học sinh nơi đây như những đứa con, đứa cháu trong gia đình mình. Ảnh: NVCC
Nhớ lại những ngày đầu nhận nhiệm vụ bám bản, nhận lớp với biết bao gian nan vất vả không thể kể xiết như địa hình đường xá xa xôi, hiểm trở; đặc thù học sinh là con em đồng bào dân tộc, kinh tế kém phát triển, trình độ nhận thức còn hạn chế nên cô Khuyên cùng các đồng nghiệp phải leo rừng, lội suối đến tận nhà vận động từng phụ huynh, phổ biến chính sách của Nhà nước để họ yên tâm cho con em đi học.
“Cứ dịp đầu năm đi nhận mặt học sinh và thuyết phục các em quay trở lại trường đôi lúc học sinh còn bỏ trốn khi thấy cô giáo đến, thậm chí đánh cả các thầy cô. Từ điểm trường cách nhà em gần nhất cũng 4 -5 cây số, bản xa nhất cách 25 cây lại vòng vèo khó đi, không cẩn thận đi xe rất dễ bị trượt ngã, tai nạn.
Nhưng với thâm niên 6 năm công tác tại Nậm Khao đều đi cơ sở nên tôi chỉ lo học sinh bỏ lớp, bỏ trường chứ không lo khó khăn vất vả. Đi riết thành quen, có những cung đường người khác nhìn vào phải ” lắc đầu, lè lưỡi” mà mình vẫn chở các em học sinh ngồi sau vô tư”, cô Khuyên cười tươi chia sẻ.
Đại đa số các em học nội trú tại trường sau đó cuối tuần đi bộ hoặc bố mẹ đi xe máy đón về, có em vừa đi vừa chơi dọc đường 4 tiếng mới về tới nhà. Đầu tuần hoặc chiều chủ nhật các thầy cô lại đi đón hoặc gặp các em ở dọc đường đi bộ chở về trường.
Năm 2019, trường Phổ thông dân tộc bán trú Pa Ủ được gộp từ hai điểm trường số 1 và số 2, một ở trung tâm xã Pa Ủ và một điểm cách 16 km.
Cuối năm 2015 – đầu năm 2016 mới được kéo điện lên xã, đời sống bớt đi phần nào khó khăn tuy nhiên chỉ được một vài điểm trường còn lại các thầy cô giáo vẫn phải thắp nến soạn bài hoặc vào nhà dân sạc nhờ điện thoại.
Những giáo viên không có gia đình thì ở lại nhà công vụ còn ai có gia đình riêng thì đi thuê hoặc ở nhờ người quen, lại có 2 con nhỏ nên một năm, cô Khuyên chỉ được về thăm nhà vào dịp Tết và nghỉ hè khiến cô càng gắn bó với mái trường và coi học sinh nơi đây như những đứa con, đứa cháu trong gia đình mình. Nhiều khi cuối tháng lĩnh lương cô lại trích ra mua quà cho lũ trẻ để động viên chúng đến trường.
Cô Bùi Thị Minh Khuyên đã có 13 năm gắn bó với giáo dục vùng cao Tây Bắc. Ảnh: NVCC
Nói về cơ duyên đến với thiện nguyện, cô Khuyên liền nhắc tới chị Ngô Thị Hồng Nhung – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tình Nguyện Trẻ. Qua một chuyến thiện nguyện quyên góp giúp đỡ quần áo và nhu yếu phẩm cho nhà trường đã nhen nhóm trong lòng cô Khuyên sự ngưỡng mộ, từ đó chuyển biến thành hành động lúc nào không hay.
Thông qua nhóm “Chúng tôi là giáo viên Tiểu học”, cô chia sẻ những khó khăn khi đi vận động học sinh trở lại trường vào mùa mưa lũ, học sinh phải lội qua suối, đất đá có thể bị sạt lở bất cứ lúc nào mà không có biện pháp đảm bảo an toàn đã được một số bạn phóng viên báo chí theo dõi phản ánh. Đồng thời chị Nhung cũng chính là người kết nối giúp cô biết tới cộng đồng AVIVA và đăng ký dự án quỹ cộng đồng AVIVA.
Hai trong ba sáng kiến “thắp sáng bản em” dùng quỹ lắp pin năng lượng mặt trời cho điểm bản Cò Lò xã Pa Ủ và ” Tuyên truyền kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước” nhằm giúp học sinh có thêm những kiến thức cũng như kỹ năng phản ứng khi có tình huống tai nạn đuối nước xảy ra do cô Khuyên gửi đi tham dự đã được trao giải thưởng và cấp quỹ trong chương trình của Quỹ năm 2019.
Hiện tại, bằng nguồn quỹ được cấp và sự giám sát của Trung Ương Đoàn cô đã triển khai lắp được 6 bộ pin năng lượng mặt trời cho 3 điểm trường với tổng kinh phí 84.000.000 đồng trong tổng số 25 điểm trường chưa có điện trên toàn huyện.
Video đang HOT
Ngoài thời gian dạy trên lớp, cô Bùi Thị Minh Khuyên còn tranh thủ giờ nghỉ để chia sẻ các hoàn cảnh đáng thương của các học sinh bị khuyết tật có điều kiện khó khăn lên các nhóm mạng xã hội để tìm kiếm sự giúp đỡ từ cộng đồng.
Gần đây nhất, trong khi đang chuẩn bị cho 6 bé từ độ tuổi 3 -6 tuổi xuống Hà Nội để thăm khám và chữa trị thì trường hợp của bé Vàng Nhù Xa ở bản Chà Kế bị chấn thương đốt sống lưng trong 1 lần đi nương dẫn đến cháu không thể đứng hay ngồi thẳng được mà phải nằm xoài ra bàn học ở lớp đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ các nhà từ thiện. Số tiền quyên góp lên tới 160.000.000 đồng vượt xa mức cô mong đợi và gia đình mong đợi.
Đến nay ngoài 2 dự án đang triển khai mang tính dài hơi là lắp pin năng lượng mặt trời cho các điểm trường và lên kế hoạch tập hợp, tổ chức đưa các em bị khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn đi thăm khám theo để kịp thời điều trị. Cô Khuyên còn kết nối thành công với Ban chấp hành Trung ương đoàn thông qua Câu lạc bộ tình nguyện Niềm Tin, và Tổ chức Sao Biển – một tổ chức phi Chính phủ của Thụy Điển thông qua Câu lạc bộ VPV hỗ trợ xây dựng thành công 6 điểm trường tại các xã Nậm Chà (huyện Nậm Nhùn), xã Pa Tần,( huyện Sìn Hồ ), Pa Vệ Sử, xã Pa Ủ (huyện Mường Tè).
Để có được kết quả hỗ trợ như thời gian qua, ngoài sự thiện tâm của mình, cô Bùi Thị Minh Khuyên phải xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác thiện nguyện, từ việc nắm bắt, khảo sát các hoàn cảnh cần được trợ giúp đến phương thức đưa thông tin, hình thức cần giúp đỡ, kêu gọi ủng hộ.
Kịp thời và minh bạch mọi sự ủng hộ, cho thấy rõ sự thay đổi tích cực của đối tượng được ủng hộ là điều mà cô Khuyên luôn luôn tuân thủ. Chính vì thế, facebook của cô Khuyên ngày càng được bạn bè gần xa chia sẻ, ủng hộ cùng chung tay giúp đỡ các trường hợp mà cô đưa lên.
Con đường các thầy cô đi đón các học sinh không hề đơn giản. Ảnh: NVCC
Cô Khuyên chia sẻ: “Thời gian đầu, mình chưa nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của nhiều người nên vận động từ thiện không hiệu quả. Mình lại hoạt động độc lập nên khó khăn trong việc xác minh lại trường hợp cần trợ giúp khi nhận được thông tin hay trong vận chuyển đồ, quà hỗ trợ… Mình phải tranh thủ ngoài giờlên lớp, có khi giờ nghỉ trưa hay chập tối mình đều tranh thủ đi, thậm chí là cả thứ Bảy và Chủ nhật nữa.
Nhiều khi rất vất vả, rồi cũng có dị nghị của những người không hiểu việc mình làm, rồi băn khoăn của ban giám hiệu trong việc mình có đảm bảo tốt chuyên môn nhưng nghĩ đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc, xúc động, biết ơn của những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, khi con em mình được chữa trị khỏi bệnh, những thầy cô có ánh sáng để soạn bài hay đơn giản là sạc được pin cho chiếc điện thoại gọi về gia đình cũng khiến mình thêm động lực tiếp tục công việc”.
Hơn 13 năm làm công tác giảng dạy, hơn 4 năm làm thiện nguyện, giờ đây mong mỏi duy nhất của cô Khuyên là được giúp đỡ của cơ quan chức năng, hỗ trợ về mặt pháp lý, thủ tục, thống nhất cách làm, cách hỗ trợ để gia tăng thêm niềm tin trong kết nối ủng hộ. Làm được điều này sẽ có nhiều em bé được khỏe mạnh đến trường, nhiều người hiểu và lan tỏa giá trị tốt đẹp mà cô đang hướng tới.
Hóa giải khó khăn phát triển GD vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Những năm qua, nhờ các chính sách hỗ trợ đặc thù, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi có nhiều khởi sắc.
Học sinh Trường Phổ thông dân tộc Nội trú Ba Vì (Hà Nội). Ảnh: Kiều Anh
Chỉ riêng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chính sách hỗ trợ đã mang lại một diện mạo đổi khác. Báo Giáo dục và Thời đại có cuộc trao đổi với ông Lê Như Xuyên - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Bộ GD&ĐT về vấn đề này.
Chính sách đồng bộ
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc Lê Như Xuyên. Ảnh: TG
- Xin ông chia sẻ những nét nổi bật trong phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi trong thời gian qua?
- Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và xã hội dành sự quan tâm đặc biệt tới công tác giáo dục ở vùng DTTS và miền núi. Thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển, sự nghiệp GD-ĐT vùng DTTS, miền núi có những chuyển biến đáng kể: Hệ thống trường, lớp học được quan tâm đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, đủ điều kiện để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học.
Tỷ lệ học sinh đến trường tăng cao, HS lưu ban, bỏ học ngày càng giảm, qua đó kết quả phổ cập GDMN 5 tuổi, GD tiểu học, GD THCS được duy trì bền vững.
Hệ thống giáo dục chuyên biệt trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), trường dự bị đại học (DBĐH) phát huy hiệu quả tích cực vào công tác tạo nguồn nhân lực có chất lượng.
Chế độ cử tuyển góp phần đáng kể trong việc đào tạo cán bộ người DTTS có trình độ ở địa phương. Các chế độ, chính sách với cán bộ quản lý (CBQL), GV và người học là người DTTS được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Qua đó khuyến khích công tác dạy và học, tạo sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần phát triển KT-XH.
- Trong hệ thống các chủ trương, chính sách phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi thì việc thực hiện Nghị định 57/2017/NĐ-CP quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, HS, SV dân tộc thiểu số rất ít người đem lại những hiệu quả thế nào, thưa ông?
- Thực hiện chính sách ưu tiên trong tuyển sinh DTTS rất ít người, nhiều trẻ mẫu giáo, HS, SV thuộc diện này được ưu tiên vào học tại cơ sở giáo dục phù hợp theo nguyện vọng. Trẻ mẫu giáo được học tại trường mầm non; trường, lớp mẫu giáo công lập. HS tiểu học được học tại trường PTDTBT, trường tiểu học.
HS hoàn thành chương trình tiểu học được vào học tại trường PTDTNT, PTDTBT, trường trung học cơ sở. HS tốt nghiệp trung học cơ sở được tuyển thẳng vào học tại trường PTDTNT, trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp. HS tốt nghiệp trung học phổ thông được xét tuyển thẳng vào học tại trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Về hỗ trợ chi phí học tập, với trẻ em, HS, SV 16 DTTS rất ít người, từ 2017 -2020 có 15.384 lượt trẻ mầm non, 32.899 lượt HS các cấp học phổ thông, 236 HS, SV đại học, cao đẳng, trung cấp được hỗ trợ chi phí học tập...
Tạo động lực cho thầy, trò
Học sinh Trường THPT dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng (Đắk Lắk). Ảnh: NTCC
- Để góp phần vào việc phát triển đội ngũ trí thức, nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng DTTS, ngành GD có chế độ ưu tiên thế nào với HS sau khi tốt nghiệp THPT tiếp tục học lên đại học, cao đẳng?
- Xác định nguồn nhân lực DTTS sẽ quyết định đến sự phát triển KT-XH của các địa phương, Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên hỗ trợ đối với HS, SV người DTTS.
Tuyển thẳng vào đại học: Thí sinh là người DTTS rất ít người và thí sinh thuộc các huyện nghèo được xét tuyển thẳng vào học đại học, cao đẳng.
Cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh: Thí sinh là người DTTS ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn được hưởng ưu tiên theo đối tượng (nhóm ưu tiên 1) và ưu tiên theo khu vực khi dự thi vào trường đại học, cao đẳng theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.
Thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các địa phương thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ khi xét tuyển vào cơ sở đại học đóng trên địa bàn được ưu tiên 1 điểm
Ưu tiên trong tổ chức đào tạo: Tổ chức bồi dưỡng bổ sung văn hóa 1 năm cho SV được xét tuyển thẳng vào đại học theo Nghị quyết số 30a của Chính phủ và SV cử tuyển theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP.
Chính sách cử tuyển: Cử tuyển là một trong nhiều giải pháp quan trọng có hiệu quả góp phần tăng cường đội ngũ cán bộ là người DTTS cho các tỉnh miền núi, vùng DTTS. Theo đó, từ năm 2006 đến nay, có hơn 20.000 HS, SV DTTS được cử tuyển vào học các trình độ ĐH, CĐ, trung cấp. Cơ bản đáp ứng nhu cầu về đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cho các địa phương vùng DTTS, miền núi.
Ngoài ra còn có chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho SV hộ nghèo, cận nghèo ở vùng KT-XH đặc biệt khó khăn. Chính sách học bổng khuyến khích học tập cho SV khá giỏi, xuất sắc; khen thưởng HS dân tộc thiểu số đoạt giải cao trong các kì thi quốc gia, quốc tế... góp phần phát triển đội ngũ trí thức, nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng DTTS và miền núi.
- Thời gian qua, ngành Giáo dục đã thực hiện nhiều chính sách cho CBQL, giáo viên công tác ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Ông nhìn nhận gì về vấn đề này?
- Nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, ngoài việc được hưởng chính sách chung theo quy định, còn được hưởng thêm các chính sách khác, như: Phụ cấp ưu đãi, thu hút, công tác lâu năm ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; trợ cấp lần đầu, trợ cấp chuyển vùng...
Chính sách hỗ trợ nhà giáo công tác ở vùng đặc biệt khó khăn là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm động viên, thu hút và tạo điều kiện cho nhà giáo, CBQL GD đến công tác tại vùng đặc biệt khó khăn đóng góp công sức đối với sự nghiệp GD-ĐT.
Các chính sách hỗ trợ đã góp phần giảm bớt những khó khăn về vật chất, cải thiện cuộc sống với nhà giáo, CBQLGD công tác ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; giúp nhà giáo, CBQLGD yên tâm công tác, gắn bó và tâm huyết với con em đồng bào DTTS, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thầy cô nhận được sự quan tâm của Nhà nước càng xác định rõ hơn trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp GD ở vùng còn nhiều khó khăn.
Trang bị tiếng Việt cho học sinh DTTS
- Tiếng Việt cho học sinh DTTS là khó khăn rất lớn đối với thầy và trò, nhất là khi các em bước vào lớp 1. Ngành GD có những giải pháp nào để khắc phục "rào cản" ngôn ngữ này?
- Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS được Bộ GD&ĐT chú trọng chỉ đạo các địa phương vùng DTTS, miền núi thực hiện thường xuyên thông qua thực hiện chương trình và các hoạt động giáo dục.
Đặc biệt, giai đoạn từ 2016 đến nay, Bộ có Kế hoạch số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 5/8/2016 triển khai thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 2/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025.
Kế hoạch tập trung vào những nhiệm vụ: Biên soạn tài liệu chuẩn bị và tăng cường tiếng Việt phù hợp với thực tế địa phương, qua đó chuẩn bị vốn tiếng Việt cho trẻ. Xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ em, học sinh DTTS: Chú trọng xây dựng môi trường giao tiếp, giao lưu tiếng Việt cho trẻ em, học sinh DTTS thông qua hoạt động dạy học của các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, trải nghiệm; tổ chức hiệu quả chương trình giao lưu "Tiếng Việt của chúng em" cho học sinh DTTS cấp tiểu học.
Bộ GD&ĐT đang tổng kết Đề án 1008 giai đoạn 2016 - 2020, xác định những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể phù hợp cho giai đoạn 2021 - 2025.
-Bộ GD&ĐT đã ban hành Chương trình tiếng dân tộc thiểu số trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (8 thứ tiếng). Xin ông cho biết một số công việc Bộ đang triển khai để thực hiện Chương trình này?
- Thưc hiên chủ trương, chính sach của Đang va Nha nươc về bao tồn va phat triển ngôn ngữ các DTTS, viêc day hoc tiếng DTTS được triển khai trong trương phổ thông ở nhiều địa phương vùng DTTS.
Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ngày 15/9/2020, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông môn học Tiếng Bahnar, Chăm, Ê đê, Jrai, Khmer, Mông, Mnông, Thái.
Để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông môn học tiếng DTTS, Bộ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ xây dựng SGK, tài liệu hướng dẫn dạy học và tập huấn GV triển khai thực hiện SGK tiếng DTTS; in ấn và cấp phát SGK tiếng DTTS theo nhu cầu cho các cơ sở giáo dục triển khai dạy học tiếng DTTS.
- Để bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc các DTTS, Bộ GD&ĐT đã và đang triển khai những cách thức nào vào trường học, thưa ông?
- Bộ chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đội ngũ nhà giáo khai thác ngữ liệu, văn hóa các DTTS phù hợp với đặc điểm vùng miền, đối tượng HS để đưa vào nội dung bài dạy; đặc biệt trong việc xây dựng Chương trình, SGK GDPT mới, quan điểm chỉ đạo này đã được quán triệt xuyên suốt.
Hướng dẫn các địa phương xây dựng nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình GDPT mới, đặc biệt với ở vùng DTTS miền núi, văn hóa dân tộc chiếm hàm lượng lớn.
Chỉ đạo các cơ sở GD tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, các văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân tộc, tái hiện lễ hội, ngày tết dân tộc... Các hoạt động này được tổ chức bài bản trong trường PTDTNT và BT kết hợp với sự phối hợp của ngành văn hóa, thể thao.
Tiêu biểu như: Lễ hội Lồng Tồng ở Trường PTDTNT Lào Cai; tái hiện sinh hoạt thường ngày của dân tộc Mường ở Trường PTDTNT Ngọc Lạc - Thanh Hóa; Lễ hội Cồng chiêng ở các trường DTNT Kon Tum, Đắk Lắk, Gia Lai; hát Xoan ở một số trường của Phú Thọ...
Mời chuyên gia, trí thức, nghệ nhân DTTS giới thiệu, truyền dạy văn hóa, nghề truyền thống cho HS trong cơ sở giáo dục. Sắp tới, mô hình này sẽ được triển khai mạnh mẽ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025.
-Xin trân trọng cảm ơn ông!
Hiện, có 6 tiếng DTTS được tổ chức dạy chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông với hơn 700 trường, quy mô khoảng 150.000 HS học tiếng: Chăm, Khmer, Mông, Jrai, Ba na, Ê đê. Bên cạnh đó còn một số thứ tiếng được các địa phương dạy thực nghiệm như: Thái, Mnông, Hoa, Cơ Tu... với hàng chục nghìn HS theo học.
Chuyện chưa kể về giáo viên cắm bản sáng gõ từng nhà, trưa vượt hàng km đưa cơm cho trẻ Mỗi sáng, các cô giáo mầm non cắm bản tại xã Lâm Hóa phải thức dậy từ sớm, gõ cửa từng nhà sàn để đón trẻ đến trường; trưa, chiều lại lặn lội vượt hàng cây số về trung tâm, chở cơm, cháo lên bản cho học trò. Vượt hàng km đưa cơm cho trẻ Trước thềm ngày Hiến chương Nhà giáo Việt...