Có ‘kho vắc xin’ khổng lồ, Mỹ bị bỏ lại đằng sau trong cuộc đua tiêm ngừa
Dù nắm trong tay kho vắc xin khổng lồ nhưng tốc độ tiêm chủng COVID-19 ở Mỹ vẫn giậm chân tại chỗ so với thế giới, thậm chí đã bị hàng chục nước vượt qua mặt về tỉ lệ phủ vắc xin.
Biểu tình chống vắc xin ở New York ngày 13-9 – Ảnh: USA Today
Từng có lúc chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 của Mỹ được cả thế giới thèm thuồng. Hàng triệu liều vắc xin và cả núi tiền đổ vào công tác hậu cần đã giúp nước này “đè bẹp” số ca nhiễm trong suốt mùa đông đầu năm nay.
Tuy nhiên, hiện tại Mỹ thua hàng chục nước về tỉ lệ dân số được tiêm ngừa. Không tính khối G7 như Canada, Anh, Đức…, các nước như UAE, Đan Mạch, Campuchia, Mông Cổ và Chile cũng đã vượt qua Mỹ.
Video đang HOT
Báo USA Today nhận xét Mỹ không gặp khó với nguồn cung, cái chính là nhu cầu trong dân thấp, mà cái này lại xuất phát từ những lý do phức tạp.
“Mỹ là một quốc gia khác thường. Phản ứng chống dịch đã bị chính trị hóa quá mức nên ảnh hưởng đến nhu cầu tiêm chủng” – ông Michael Bang Petersen, giáo sư Đại học Aarhus (Đan Mạch), nhận xét.
Ông Petersen kể rằng nói về khía cạnh chính trị COVID, ở Đan Mạch người ta hay hỏi “chính phủ có đang điều hành tốt?”, trong khi ở Mỹ các chính đảng hầu như bất đồng về mọi thứ – từ quy định đeo khẩu trang, phong tỏa, cho đến hộ chiếu vắc xin.
“Cử tri Đảng Dân chủ có nhiều khả năng đã tiêm ngừa hơn (so với cử tri Đảng Cộng hòa). Với một số người bảo thủ, việc phản đối vắc xin và quy định buộc tiêm vắc xin là bài kiểm tra lòng trung thành (chính trị)” – bác sĩ Céline Gounder, chuyên gia bệnh truyền nhiễm cố vấn cho chính quyền Tổng thống Biden, nêu quan sát.
Tốc độ tiêm chủng chậm, kết hợp với sự xuất hiện của chủng Delta, góp phần vào sự tàn phá của đại dịch mãi cho đến bây giờ. Ca nhiễm mới mỗi ngày ở Mỹ vẫn thuộc hàng cao nhất thế giới, trong khi ca tử vong đã vượt mốc 700.000.
Tính đến ngày 8-10, tỉ lệ tiêm ngừa ở Mỹ là 65,7% (ít nhất 1 mũi), và 56,7% (2 mũi).
Phải nói rằng chính trị không phải là thứ duy nhất khiến hàng chục triệu người Mỹ ngại vắc xin. Niềm tin cũng chi phối nhiều. Nhà xã hội học Jennifer Reich giải thích do vắc xin được dùng trên người khỏe mạnh để ngăn ngừa bệnh, để thúc đẩy tiêm chủng cần phải có mức độ niềm tin cao trong dân chúng. Nhưng ở Mỹ đây lại là vấn đề.
Giáo sư người Anh Patrick Sturgis so sánh với trường hợp Pháp – một quốc gia “nổi tiếng ngại vắc xin”, vậy mà Pháp đã vượt qua Mỹ về tỉ lệ tiêm ngừa, đó là nhờ họ giữ không để những thông tin nghi ngại trở thành “chính thống”.
“Chúng ta hẳn không phải là quốc gia duy nhất chứng kiến người dân không tin vắc xin. Nhưng ở các nước khác, hầu hết mọi người đủ tin tưởng vào khả năng đánh giá lợi ích và rủi ro của chính phủ” – chuyên gia Reich bổ sung thêm.
Đức, Đan Mạch cho hồi hương nữ công dân và trẻ em liên quan tới IS
Đức và Đan Mạch đã cho hồi hương 11 nữ công dân của hai nước này từng gia nhập tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cùng 37 người con của họ từ trại tị nạn Roj ở miền Bắc Syria.
Đây là đợt hồi hương chung lớn nhất kể từ năm 2019.
Phụ nữ và trẻ em Syria tại trại tị nạn al-Hol ở tỉnh Hasakeh, miền Đông Bắc Syria. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố vào sáng 7/10, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nêu rõ: "Trẻ em không chịu trách nhiệm về tình cảnh của chúng... Các bà mẹ sẽ phải có câu trả lời cho hành động của mình". Trong số này, Đức đã đưa về nước 8 phụ nữ và 23 trẻ em, trong khi Đan Mạch tiếp nhận trở lại 3 phụ nữ và 14 trẻ em trong khuôn khổ một chiến dịch mà hai nước cùng thực hiện với sự hỗ trợ của quân đội Mỹ.
Theo các công tố viên liên bang Đức, khi tới sân bay Frankfurt, 3 trong số 8 phụ nữ này đã bị bắt với cáo buộc là thành viên của một tổ chức khủng bố cũng như xao nhãng trách nhiệm chăm sóc, nuôi dạy con cái.
Trong khi đó, giới chức Đan Mạch cho biết đã bắt giữ 3 nữ công dân được hồi hương này, cáo buộc "cổ xúy cho các hoạt động khủng bố" cũng như việc đến và sinh sống tại một khu vực xung đột". Đan Mạch vẫn đang tìm cách hồi hương thêm 5 trẻ em mà cha mẹ các em vẫn ở Syria, song mẹ các em đã bị tước quốc tịch Đan Mạch và chưa đồng ý cho con mình về nước.
Nhiều nước trên thế giới đang tranh cãi về cách thức đối xử với những công dân nước mình từng gia nhập IS và đang bị giam giữ ở Syria kể từ khi tổ chức khủng bố này bị sụp đổ vào tháng 3/2019.
Lần hồi hương chung gần đây nhất của Đức là thực hiện cùng với Phần Lan vào tháng 12/2020, khi đưa trở về nước 5 nữ công dân và 18 người con của họ.
Lego công bố lợi nhuận và doanh thu kỷ lục bất chấp đại dịch Ngày 28/9, Tập đoàn sản xuất đồ chơi Lego của Đan Mạch đã công bố lợi nhuận và doanh thu kỷ lục trong nửa đầu năm 2021 nhờ nhu cầu mạnh mẽ khi các cửa hàng bán lẻ mở cửa trở lại sau một thời gian dài nghỉ dịch COVID-19. Biểu tượng LEGO tại hội chợ đồ chơi New York, Mỹ. Ảnh tư...