Cơ hội việc làm cho sinh viên truyền thông, thiết kế
Mức lương khởi điểm của nhân lực ngành sáng tạo khoảng 300-400 USD, trong khi thu nhập bình quân cấp quản lý là 1.000-1.500 USD mỗi tháng.
Truyền thông, thiết kế, phim ảnh, thời trang, âm nhạc, văn học, nghệ thuật… là một số lĩnh vực trong ngành công nghiệp sáng tạo đa dạng. Để cho ra đời sản phẩm, nhà tuyển dụng đòi hỏi người lao động phải đầu tư nhiều chất xám, trí sáng tạo khác biệt và ý tưởng nổi bật. Vì vậy, ngành nghề mới mẻ này thu hút sự quan tâm của không ít bạn trẻ năng động, song cơ hội việc làm vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh.
Trên thực tế, đây là một trong những ngành nghề có tốc độ phát triển mạnh mẽ trên thế giới, thu hút đội ngũ nhân lực chất lượng cao với mức lương và cơ hội thăng tiến hấp dẫn. Tại các kinh đô như New York, London, Dubai…, các công việc sáng tạo rất được coi trọng và liên quan mật thiết với những ngành công nghiệp lâu đời khác. Ở Việt Nam, ngày càng có nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho sinh viên các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM.
Chẳng hạn như ngành thời trang, cơ hội không chỉ dành cho nhà thiết kế, người mẫu, nhiếp ảnh gia… Phía sau sân khấu là một bộ máy nhân lực khổng lồ chịu đảm nhiệm các công việc khác nhau trong một quy trình, từ nghiên cứu thị trường, thiết kế, sản xuất cho đến đàm phán hợp đồng, tiếp thị và phân phối sản phẩm… Hội nhập kinh tế và văn hóa khiến hàng loạt thương hiệu thời trang lớn gia nhập thị trường, đòi hỏi nguồn nhân lực trẻ được đào tạo bài bản, có hiểu biết sâu rộng về thị trường nội địa cũng như quy trình kinh doanh. Khảo sát của Tổng cục Thống kê Việt Nam cuối năm 2014 cho thấy, mức lương khởi điểm của nhân lực ngành sáng tạo khoảng 300-400 USD, trong khi thu nhập bình quân cấp quản lý là 1.000-1.500 USD mỗi tháng.
Bản thân sáng tạo không phải tố chất trời phú, mà là một kỹ năng có thể học hỏi và luyện tập. Nếu được nuôi dưỡng óc sáng tạo từ bé, các bạn trẻ dễ dàng bộc lộ thiên hướng sáng tạo khi lớn lên. Nếu chưa gặp môi trường và phương pháp phù hợp, bạn vẫn có thể phát triển kỹ năng này thông qua trường lớp.
Khả năng sáng tạo có thể rèn luyện trong quá trình học hỏi và luyện tập.
Tại các trường đào tạo ngành học sáng tạo, sinh viên sẽ được rèn luyện bài bản bằng các bài tập kích thích tư duy sáng tạo như phân tích các chiến dịch nổi tiếng, thảo luận ý tưởng theo nhóm… Để biến ý tưởng này thành hiện thực, giáo viên sẽ hướng dẫn cách lên kế hoạch chi tiết, liên hệ khách hàng đến giám sát quá trình sản phẩm thành hình…
Video đang HOT
Sinh viên RMIT Việt Nam tham gia chiến dịch “Phá vỡ bức tường vô cảm”.
Trước khi đăng ký học, điều quan trọng là bạn cần hiểu bản thân có thật sự phù hợp với ngành sáng tạo hay không. Chuỗi sự kiện tương tác “Ngày hội trải nghiệm” do Đại học RMIT Việt Nam tổ chức là cơ hội để học sinh tìm hiểu về ngành học mới mẻ này, lắng nghe những chia sẻ thực tế của giảng viên, cựu sinh viên và đại diện các công ty hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo. Ngoài ra, học sinh còn được thử sức với các lớp học lên ý tưởng quảng cáo, làm mô hình 3D, xây dựng phong cách thời trang… với giảng viên 3 ngành truyền thông, thiết kế, quản lý và kinh doanh thời trang.
Theo VNE
GS Ngô Bảo Châu: 'Đại học Tôn Đức Thắng đánh đồng khái niệm giáo sư'
Các cơ sở giáo dục tự bổ nhiệm chức vụ giáo sư là xu hướng của thế giới, song GS Ngô Bảo Châu cho rằng Đại học Tôn Đức Thắng đã đánh đồng khái niệm này trong bối cảnh ở Việt Nam.
- Việc phong hàm giáo sư ở Việt Nam và nước ngoài khác nhau thế nào thưa ông?
- Đầu tiên là cách hiểu nghĩa từ "giáo sư" ở Việt Nam và nước ngoài không giống nhau. Ở nước ngoài, nội hàm của từ này là một vị trí làm việc tương đương với trách nhiệm và mức thu nhập nhất định. Việc phong giáo sư là quyết định tuyển dụng giữa cơ sở giáo dục với nhà khoa học - một cá nhân.
Còn ở Việt Nam, từ xưa tới nay giáo sư không phải là vị trí công tác mà là một học hàm, là sự công nhận của Nhà nước đối với nhà khoa học, rất danh dự. Ở đây, việc phong hàm giáo sư của Việt Nam hơi trái khoáy so với các nước khác. Theo tôi, chúng ta nên trả lại từ giáo sư về đúng nghĩa của nó, tức là một vị trí làm việc. Nhà nước cũng nên trao quyền bổ nhiệm này cho các cơ sở giáo dục bởi phù hợp với chủ trương chung là giao quyền tự chủ cho các trường đại học.
GS Ngô Bảo Châu: "Việt Nam nên trả từ giáo sư về với bản chất của nó". Ảnh:Nguyễn Loan
- Giáo sư nghĩ gì về việc trường Đại học Tôn Đức Thắng bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư?
- Trên thế giới các trường bổ nhiệm giáo sư là chuyện bình thường.Nhưng tôi nghĩ việc làm của trường Tôn Đức Thắng là đánh đồng nghĩa của từ giáo sư ở nước ngoài với Việt Nam. Rõ ràng những giảng viên của Đại học Tôn Đức Thắng nếu mang ra Hội đồng giáo sư Nhà nước sẽ không được công nhận.
Giáo sư họ bổ nhiệm đương nhiên là giáo sư của trường Đại học Tôn Đức Thắng, song ở Việt Nam dễ gây hiểu nhầm với học hàm giáo sư do Nhà nước phong. Đây là trường đã tránh tráo khái niệm. Nếu trường tự phong giảng viên xuất sắc của Đại học Tôn Đức Thắng thì không có vấn đề gì.
- Ông đánh giá thế nào về việc phong hàm giáo sư ở Việt Nam hiện nay?
- Nói thật, tôi thấy một số người được Hội đồng giáo sư Nhà nước phong hàm nhưng lại không xứng đáng vì chức danh giáo sư gắn liền với việc nghiên cứu khoa học. Vấn đề không phải là cần nới lỏng các tiêu chí hay quy trình để phong học hàm giáo sư cho nhiều người hơn nữa. Nhưng về quy trình thì theo tôi cần phải thay đổi để chức danh giáo sư tương xứng với công việc nghiên cứu khoa học của họ. Chứ giáo sư không phải liên quan tới những chức quyền như một số người ở Việt Nam.
- Quy trình phong hàm giáo sư ở một số nước trên thế giới như thế nào thưa ông?
- Pháp cũng có Hội đồng giáo sư quốc gia thẩm định những người đủ tiêu chuẩn ứng cử vào chức danh giáo sư. Những người đạt tiêu chuẩn trước đây do Tổng thống ký, còn hiện nay là do Bộ trưởng Giáo dục công nhận.Tuy nhiên, đây chỉ là vòng đầu, khá dễ.
Sau đó, từng cơ sở giáo dục sẽ tuyển chọn trong số người đã được Hội đồng giáo sư quốc gia công nhận để bổ nhiệm vào trường. Đây mới là vòng khó bởi có hay không được các cơ sở giáo dục uy tín chọn.
Nó giống với Việt Nam là quyết định phong giáo sư vẫn là của Hội đồng giáo sư Nhà nước quyết định. Nhưng về quy trình thì ngược lại. Ở Việt Nam những ứng cử viên được các trường đề cử lên, sau đó Hội đồng giáo sư nhà nước sẽ thẩm định, phong hàm.
Trong khi đó ở Mỹ ai muốn có chức danh giáo sư cũng được. Có những người không có bằng tiến sĩ, không có trình độ đại học cũng có thể là giáo sư miễn là họ được Hội đồng giáo sư trong trường công nhận. Khi họ có những nghiên cứu xuất sắc thì các trường sẽ tuyển và bổ nhiệm vào trường. Tất cả những quyết định phong hàm, bổ nhiệm đều do các cơ sở giáo dục quyết định.
- Chức danh giáo sư của ông được bổ nhiệm như thế nào?
- Tôi có nhiều chức danh giáo sư khác nhau. Một là giáo sư do Pháp phong vào năm 2004, quy trình bổ nhiệm giống như những gì tôi đã nói. Sau khi được Hội đồng giáo sư quốc gia công nhận tôi được bổ nhiệm làm giáo sư ở cơ sở giáo dục vào năm 2005. Đến năm 2010, khi tham gia giảng dạy ở Đại học Chicago (Mỹ) tôi được cơ sở giáo dục này phong làm giáo sư của trường thông qua Hội đồng giáo sư nhà trường.
Theo Nguyễn Loan (Vnexpress)
Lách quy định, nhiều trường chia nhỏ các khoản để lạm thu VOV.VN - Tại Hà Nội, nhiều phụ huynh cho biết, năm nay để lách quy định, nhiều trường đã chia nhỏ các khoản đóng góp ra thành nhiều đợt. Năm nào cũng vậy, cứ sau lễ khai giảng, các trường lại tổ chức họp phụ huynh để phổ biến việc triển khai nhiệm vụ năm học mới và thông báo các khoản thu...