Cơ hội vào đại học trước khi thi THPT quốc gia
Với hình thức xét tuyển học bạ 5 học kỳ tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, thí sinh vừa có thể bỏ qua kết quả học kỳ 2 lớp 12, giảm được áp lực về kết quả thi THPT mà vẫn chinh phục được giấc mơ vào ĐH.
Để được ưu tiên xét tuyển, tăng cơ hội trúng tuyển vào Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, thí sinh có thể nộp trước phiếu đăng ký, hoặc đăng ký xét tuyển online từ nay đến 31.5.2020 – ẢNH: H.T
“Tấm vé” vào đại học trước khi thi THPT quốc gia
Năm 2020, phương thức xét tuyển học bạ THPT tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành ngoài tiêu chí xét tổ hợp 3 môn, điểm tổng kết cả năm lớp 12 như trước đây, trường còn có thêm hình thức xét điểm trung bình năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12.
Theo đó, các thí sinh sẽ không cần phải chờ kết quả học kỳ 2 lớp 12 vẫn có thể nộp hồ sơ xét tuyển sớm vào tất cả các chương trình đào tạo của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Điều kiện xét tuyển cực kỳ đơn giản, cơ hội trúng tuyển lại cao vì thí sinh chỉ cần có tổng điểm trung bình của 5 học kỳ THPT đạt từ 18 điểm trở lên.
Đây chính là lợi thế cho các thí sinh tận dụng điểm học bạ của mình để đăng ký xét tuyển, giúp giấc mơ chinh phục cánh cửa đại học của các em không bị gián đoạn. Các thí sinh có kết quả học tập tốt sẽ tăng cơ hội trúng tuyển vào đại học trước khi tham gia kỳ thi THPT quốc gia.
Nhờ đó các em không cần đặt nặng vấn đề ôn tập, thi cử và giảm áp lực về kết quả thi cao hay thấp, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh SARS-CoV-2 diễn biến phức tạp khiến năm học 2019 – 2020 kéo dài và lịch thi THPT cũng bị dời lại.
Đăng ký đơn giản qua nhiều đợt xét tuyển
Video đang HOT
Trong mùa tuyển sinh năm nay tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, thời gian xét tuyển học bạ THPT: xét điểm tổ hợp 3 môn xét tuyển lớp 12, điểm tổng kết năm 12, xét điểm học bạ lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 sẽ được linh động tổ chức thành nhiều đợt khác nhau cho phù hợp với tình hình thực tế. Trường cũng đã chính thức nhận hồ sơ xét tuyển đợt 1 từ ngày 6.4.2020 – 31.5.2020.
Để đăng ký xét tuyển và có cơ hội trúng tuyển vào các ngành học yêu thích tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, thí sinh chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp trực tiếp tại trung tâm tư vấn tuyển sinh của trường hoặc chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên qua đường bưu điện đến địa chỉ 300A Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TP.HCM. Hồ sơ đăng ký xét tuyển học bạ THPT gồm: Phiếu đăng ký xét tuyển học bạ THPT; Bản sao bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời; Bản sao học bạ THPT; Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Trường hợp thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2020 vẫn có thể nộp trước phiếu đăng ký, hoặc đăng ký xét tuyển online tại website: tuyensinh.ntt.edu.vn trong đợt nhận hồ sơ đầu tiên để được ưu tiên xét tuyển. Sau đó tiếp tục bổ sung bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời để được công nhận kết quả trúng tuyển.
Năm 2020, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành áp dụng đồng thời 5 phương thức tuyển sinh cho 48 chương trình đào tạo bậc đại học
Thêm nhiều ngành mới đáp ứng nhu cầu xã hội
Ngoài phương thức xét tuyển học bạ THPT, năm 2020, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành còn tuyển sinh theo các phương thức đã công bố là: xét điểm thi THPT quốc gia 2020; xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM; kỳ thi riêng do trường tổ chức; xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, cử tuyển.
5 phương thức xét tuyển trên đều được áp dụng cho 48 chương trình đào tạo tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, trong đó có 4 ngành mới là: kinh doanh quốc tế, quan hệ quốc tế, kỹ thuật phần mềm, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu. Đây đều là những ngành học “hút” thí sinh vì đáp ứng được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Để tăng cơ hội trúng tuyển đại học, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Nguyễn Tất Thành bằng nhiều phương thức cùng lúc, đồng thời lựa chọn phương thức trúng tuyển có lợi nhất để xác nhận nhập học và có cơ hội nhận được nhiều suất học bổng giá trị.
Hoàng Tiến
Thi tốt nghiệp THPT, ĐH tuyển sinh riêng
Hôm qua, Bộ GD&ĐT báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về phương án thi THPT quốc gia 2020. Dự kiến kỳ thi vẫn được tổ chức nhưng trả lại đúng bản chất của kỳ thi là để xét tốt nghiệp THPT.
Năm nay, kỳ thi THPT chỉ còn một mục đích là xét tốt nghiệp Ảnh: Như Ý
Học gì thi nấy, giảm độ khó, độ phân hóa thí sinh
Tại cuộc họp, các đại biểu nhấn mạnh nguyên tắc của thi tốt nghiệp phổ thông là "học gì, thi nấy" để đánh giá toàn diện chất lượng đào tạo, bảo đảm phân luồng trong định hướng giáo dục nghề nghiệp, có tính đến việc giảm tải nội dung (giảm độ khó, độ phân hóa của đề thi) cho phù hợp với hoàn cảnh của giáo dục trong điều kiện đất nước phải phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Bộ GD&ĐT ra đề thi thống nhất trong toàn quốc (1 đề chính, 1 đề dự phòng); với các môn thi trắc nghiệm, mỗi thí sinh có 1 mã đề thi riêng; đảm bảo chất lượng kỳ thi và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Các đại biểu đề nghị, Bộ GD&ĐT sớm công bố đề cương để các trường tổ chức giảng dạy và ôn tập cho học sinh sau khi đi học trở lại.
Các ý kiến đã thống nhất đây là kỳ thi thực hiện theo đúng quy định của Luật Giáo dục 2019 và lộ trình đổi mới thi cử, đổi mới giáo dục ĐH.
Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên kỳ thi năm nay phải tổ chức lùi lại sau ngày 1/7, thời điểm Luật Giáo dục 2019 đã có hiệu lực, vì vậy, kỳ thi phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Chia sẻ quan điểm này, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Ngô Thị Minh cho rằng, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên phương án tổ chức thi được chuẩn bị chi tiết, các đại biểu bàn thảo kỹ, thống nhất cao. Bà Minh cũng tán thành đề xuất giao thẩm quyền cho địa phương trong tổ chức kỳ thi để đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, chất lượng, tiết kiệm kinh phí cho xã hội,... phù hợp với hoàn cảnh đất nước đang phải chống dịch.
Lo nhất khâu coi thi
Các ý kiến cũng thống nhất giao UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, tổ chức kỳ thi; trong đó, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong từng mắt xích của quy trình tổ chức thi (quản lý đề, in sao đề, coi thi, chấm thi, công bố kết quả...); việc tổ chức coi thi do địa phương quyết định.
Hội đồng thi của tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, in sao đề thi. Trong những ngày thi thực hiện quản lý đề thi, bài thi tại điểm thi. Sau khi thi kết thúc, Hội đồng thi quản lý bài thi, tổ chức chấm thi, công bố kết quả thi.
Ngay sau khi thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT được đưa ra, lãnh đạo một trường ĐH tại Hà Nội cho biết nếu Bộ GD&ĐT ra đề thi thì trường vẫn có thể lấy kết quả để xét tuyển năm nay. Nhưng điều vị lãnh đạo này lo nhất là khâu coi thi. Nếu khâu này giao hoàn toàn cho các địa phương thì những kịch bản về gian lận thi cử như Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang vừa qua có thể sẽ vẫn xảy ra.
Giải pháp cho vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết nếu như năm trước, cán bộ coi thi có sự tham gia của các trường ĐH thì năm nay đều là người địa phương. Nhưng để đảm bảo khách quan, sẽ đảo giáo viên các trường trong tỉnh, thành phố; giáo viên dạy môn nào sẽ không được coi thi môn đó.
Các biện pháp về công nghệ thông tin vẫn được Bộ GD&ĐT áp dụng để đảm bảo tính khách quan, chống gian lận như Bộ chấm thi trắc nghiệm, phòng chấm thi có lắp camera... Ngoài lực lượng thanh tra của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT thì năm nay còn có thêm lực lượng thanh tra của ủy ban nhân dân các tỉnh. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định Bộ sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát, để đảm bảo mục đích của kỳ thi, đảm bảo được yêu cầu khách quan, trung thực, minh bạch.
Kết luận tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay cho rằng, do dịch COVID-19 nên phải điều chỉnh chương trình học, thời gian kết thúc năm học. Do đó, kỳ thi THPT cũng phải lùi lại đến sau ngày 1/7, khi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục ĐH sửa đổi có hiệu lực. Vì vậy, kỳ thi phải tuân theo nguyên tắc thực hiện đúng quy định của hai luật này.
Theo ông Đam, cần dần trả lại đúng bản chất cho mục đích của kỳ thi THPT quốc gia là để xét tốt nghiệp THPT; còn tuyển sinh ĐH là quyền tự chủ của các trường ĐH. Thời gian vừa qua, các trường ĐH đã qua cả quá trình chuẩn bị cho vấn đề này. "Tuy nhiên, yêu cầu không thay đổi của kỳ thi THPT này là phải đảm bảo rất an toàn, nghiêm túc, khách quan, trung thực và không nặng nề quá mức cần thiết", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu quan điểm.
Thí sinh vẫn thi 4 bài thi. Trong đó 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài thi tổ hợp tự chọn (Bài thi Khoa học xã hội hoặc bài thi Khoa học tự nhiên). Đối với bài thi tổ hợp, sẽ lấy điểm trung bình của 3 môn thi thành phần, không lấy điểm từng môn thi như những năm trước.
Nghiêm Huê
ĐH Bách Khoa TP.HCM điều chỉnh phương án tuyển sinh nếu kỳ thi THPT Quốc gia thay đổi Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM vừa công bố 5 phương thức tuyển sinh cho năm học 2020-2021. Sáng nay, Bộ GD-ĐT đã báo cáo Thường trực Chính phủ về phương án thi THPT năm 2020 khi học sinh cả nước phải kéo dài thời gian nghỉ học vì dịch Covid -19. Theo đó,cuộc họp đã chọn phương án nếu vẫn tổ chức thi...