Cơ hội vàng cho ngành giáo dục
Sáng 23/1, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị triển khai chiến lược phát triển giáo dục và kết luận 51 – KL/TW. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “Đây là cơ hội vàng cho ngành giáo dục”.
Nhiều chính sách bất cập
Góp ý về vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học, ông Nguyễn Xuân Trạch – phó hiệu trưởng ĐH Nông nghiệp Hà Nội cho rằng: “Sức ỳ nội tại hiện nay rất lớn làm cản trở quá trình đổi mới giáo dục đó là do nhận thức”.
Theo ông Trạch, mâu thuẫn giữa nhu cầu tăng học phí với nhu cầu tăng quy mô còn lớn. Mức trần học phí đã chạm. Tiêu cực đã tràn vào nhà trường. Việc tuyển dụng, đề bạt cán bộ còn nhiều bất cập. Đặc biệt, ở cấp sau ĐH thường gọi là học giả. Mục đích của người học lúc này không phải là tích lũy kiến thức, kỹ năng mà là tích lũy bằng cấp.
Ông Trạch đề nghị Bộ GD-ĐT nên xây dựng hệ thống tiêu chí khách quan, minh bạch trong việc phân bổ ngân sách cho các trường, nên căn cứ vào số lượng giảng viên. Xây dựng lại hệ thống văn bằng, phân theo các hướng như chuyên khoa (kỹ sư, luật sư, bác sĩ, dược sĩ…), hệ thống bằng cấp theo hướng nghiệp (ĐH 3 – 4 năm và Cao học 2 năm). Hệ thống bằng cấp của ta không tương thích với bằng cấp quốc tế. Nên phân loại và xây dựng hệ thống trường ĐH phù hợp.
Đồng quan điểm, ông Trần Đắc Sử – hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải cho hay những khó khăn thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục là do nguồn lực tài chính hạn chế do chính sách học phí còn bất cập. Kinh phí dành cho nâng cấp bổ sung thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Bên cạnh đó, cơ chế sử dụng lao động còn nặng về bằng cấp, chế độ chính sách nhà giáo còn bất cập, đời sống giảng viên trẻ khó khăn nên chưa thu hút được những người giỏi.
“Bộ cần có cơ chế chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu hút người giỏi. Cơ chế để các cơ quan doanh nghiệp; coi trọng chất lượng thực sự của kỹ sư khi tuyển dụng. Bên cạnh đó, bộ cần cho phép các trường tự chủ cao hơn nữa và đi đôi với giám sát” – ông Sử kiến nghị.
Về vấn đề đào tạo sư phạm, giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định, ông Nguyễn Văn Tuấn kiến nghị cần có chính sách để thu hút học sinh giỏi vào sư phạm.
Ông Tuấn cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến các trường sư phạm chỉ tuyển được học sinh có học lực trung bình là trước đây chúng ta thu hút học sinh giỏi vào sư phạm bằng cách miễn học phí. Tuy nhiên, gần đây chúng ta lại có chương trình cho sinh viên được vay tiền để đi học. Vì vậy đầu vào của sư phạm hiện nay không còn là sinh viên có điểm cao mà thí sinh có điểm trung bình cũng có thể vào được. Sau 4 năm đào tạo, không thể biến được một sinh viên trung bình thành một người giỏi. Có bột mới gột nên hồ, nếu sinh viên có tư chất, được các thầy giáo giỏi dạy thì mới thành giỏi.
“Nếu không có giáo viên giỏi, chất lượng giáo dục vẫn có thể đi lên nhưng chắc chắn không thể lên mạnh mẽ như chúng ta mong muốn” – ông Tuấn khẳng định.
“3 công khai” chính là để xã hội giám sát chất lượng giáo dục.
Cơ hội vàng cho ngành giáo dục
Video đang HOT
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: “Những yếu kém của giáo dục là chưa tạo ra lợi thế cạnh tranh. Ngoài vấn đề cơ chế, địa lý thì vấn đề con người có yếu tố quan trọng. Chúng ta chưa hài lòng với chất lượng nhân lực. Nguyên nhân do tư duy giáo dục chậm đổi mới. Do chưa nhận thức được quy hoạch nhân lực phải đi kèm với quy hoạch kinh tế. Giáo dục còn nặng về hành chính, chưa tạo được sự chủ động, đòi hỏi từ bên trong của ngành giáo dục, đó chính là sức ỳ lớn”.
Theo Phó Thủ tướng Nhân, nhà trường muốn tồn tại thì phải vươn lên. Quản lý Nhà nước về giáo dục chính là làm cho xã hội hiểu đúng bản chất của các nhà trường. Yêu cầu các trường thực hiện ba công khai chính là làm việc này. Các trường phải thường xuyên đổi mới, đánh giá cập nhật. Giáo viên trong trường tham gia đánh giá hiệu trưởng, sinh viên tham gia đánh giá giáo viên. Chính sách đối với cán bộ trong trường không bình quân. Làm sao thu nhập với giáo viên phù hợp với đóng góp chứ không phải thâm niên hay vị trí làm việc. Trả lương theo hiệu quả công việc. Trước hết phải coi trọng đào tạo sư phạm vì đây là tiền đề của đổi mới chương trình giáo dục.
Phó Thủ tướng khẳng định: “Kết luận 51 – KL/TW chính là cơ hội vàng để tạo cơ chế, thu hút mọi trí tuệ tham gia vào việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Vì vậy Bộ GD-ĐT cần có lộ trình để tạo sự đồng thuận trong ngành và xã hội để có tính khả thi, hiệu quả.Ngành giáo dục địa phương có kế hoạch quản lý, kiểm tra làm rõ trách nhiệm các cấp trong việc khắc phục 3 vấn đề: thu chi, dạy thêm học thêm và thi tuyển sinh. Nên có hội nghị chuyên đề, sau đó có kiểm tra định kỳ. Bộ GD chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch đầu tư xây dựng kế hoạch đầu tư cho GD theo định hướng GD là quốc sách”.
Về vấn đề quy hoạch mạng lưới các trường ĐH-CĐ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ đã làm xong dự thảo quy hoạch và đã gửi văn phòng chính phủ thẩm định để trình Thủ tướng.
Bộ trưởng Luận cũng cho rằng hiệu trưởng các trường cần tôn trọng thương hiệu uy tín của trường, coi trọng chất lượng thật.
Để triển khai Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 và thực hiện Kết luận số 51-KL/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TƯ Đảng khóa XI. Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường ĐH,CĐ nghiên cứu, quán triệt các nội dung của Chiến lược và Kết luận số 51, Chương trình hành động của ngành; xây dựng/điều chỉnh và triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn đến năm 2020 phù hợp với Chiến lược; xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu hoạt động của nhà trường; xây dựng kế hoạch và lộ trình hành động từ nay đến 2015 để đạt được các mục tiêu đã đề ra, phù hợp với sứ mệnh đã xác định.
Bên cạnh đó cần có những giải pháp, mục tiêu cụ thể để tổ chức triển khai có hiệu quả, nghiêm túc, trung thực các nhiệm vụ trong Chương trình hành động, các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ GD-ĐT; tập trung nâng cao chất lượng đào tạo đápứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; khắc phục cơ bản tiêu cực trong đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo liên kết với nước ngoài, thi cử. Nâng cao tính chịu trách nhiệm trước xã hội.
Thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành Giáo dục; phát triển đội ngũ giảng viên các trường, khoa sư phạm; thực hiện nghiêm túc các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.
Xây dựng các giải pháp và lộ trình triển khai để góp phần thực hiện thành công mục tiêu cụ thể về giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học đã nêu trong Chiến lược.
Riêng khối trường sư phạm, xây dựng định hướng phát triển đào tạo của nhà trường đến năm 2025, đặc biệt tập trung định hướng đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và giáo dục mầm non sau năm 2015.
Đẩy mạnh đào tạo ngoại ngữ theo các mục tiêu và chuẩn quy định của Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020. Có chiến lược và kế hoạch đổi mới tổ chức hoạt động khoa học công nghệ, nghiên cứu và triển khai trong nhà trường, sử dụng hiệu quả kinh phí nghiên cứu khoa học, gắn kết chặt chẽ nghiên cứu khoa học với đào tạo tiến sĩ, hình thành môi trường học thuật sôi động và phát triển.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Cắt chỉ tiêu ngành kinh tế, sư phạm
"Nếu việc xây dựng định mức không thay đổi thì nhân sự của Vụ Kế hoạch - tài chính có thể sẽ phải thay đổi". Câu nói trên của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận vừa dứt, cả hội trường ồ lên.
Lần đầu tiên vị tư lệnh ngành giáo dục bày tỏ quyết tâm như thế - tại hội nghị kế hoạch ngân sách năm 2013 các trường, các đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT được tổ chức ngày 27/12.
Ngày 27/12, Bộ Giáo dục - đào tạo đã đưa ra giải pháp để ngăn chặn tình trạng dư thừa nhân lực ngành sư phạm, đẩy sinh viên kinh tế và tài chính ra trường rơi vào cảnh không có việc làm.
Tại đây, Bộ GD-ĐT đã cấp tập đưa ra nhiều giải pháp để giải bài toán dư thừa nhân lực của ngành sư phạm và nguy cơ thất nghiệp đối với SV kinh tế, tài chính.
"Nếu việc xây dựng định mức không thay đổi thì nhân sự của Vụ Kế hoạch - tài chính có thể sẽ phải thay đổi". Câu nói trên của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận vừa dứt, cả hội trường đã ồ lên, khi lần đầu tiên vị tư lệnh ngành giáo dục bày tỏ quyết tâm như thế.
Biểu đồ cơ cấu nhóm ngành đào tạo hệ chính quy ĐH, CĐ năm 2012 (Nguồn: Bộ GD-ĐT). Ảnh: nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2012 Đồ họa: vĩ cường - Ảnh: Như Hùng
Đồng tình với phương án ngân sách chi cho đào tạo dựa trên đầu ra, không áp cào bằng đầu vào như hiện nay, ông Luận giao nhiệm vụ cho Vụ Kế hoạch - tài chính phải xây dựng được định mức kinh tế - kỹ thuật cụ thể, tính toán chi phí đào tạo thực tế của các ngành, làm cơ sở để cấp ngân sách cho các trường dựa trên đầu ra đạt chuẩn.
Trường nào cũng có ngành kinh tế
Trong hơn 60 trường ĐH, CĐ, ĐH thành viên... trực thuộc Bộ GD-ĐT, quy mô đào tạo nhóm ngành kinh tế - tài chính - ngân hàng chiếm hơn 1/4 so với tổng chỉ tiêu, nhưng ở toàn hệ thống các trường ĐH, CĐ hiện có thì tỉ lệ này lên đến 37,4%. Đó là kết quả thống kê được ông Nguyễn Ngọc Vũ, vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính, công bố ngay từ đầu hội nghị.
Đào tạo dư thừa, chạy theo nhu cầu bề nổi của người học, nhóm ngành kinh tế - quản trị kinh doanh chen chân trong hầu khắp các trường ĐH, từ trường vốn chuyên ngành kỹ thuật, nông nghiệp đến cả những trường vốn xuất thân chỉ đào tạo... giáo viên. Quy mô phình ra trong khi đội ngũ không đáp ứng, tỉ lệ giảng viên/SV tại nhiều trường khối kinh tế ở mức quá cao so với quy định đào tạo chuẩn. Có trường ĐH kinh tế - kỹ thuật chỉ có chưa đầy 300 giảng viên mà quy mô đào tạo lên đến hàng vạn SV chính quy, trong đó chủ yếu SV thuộc nhóm ngành kinh tế.
Bên cạnh việc "nói không" với mở ngành mới, trường mới gắn mác ngành kinh tế - kế toán - quản trị kinh doanh, nỗi lo về đào tạo vượt quá nhu cầu được nhắc đến nhiều tại hội nghị thuộc ngành sư phạm và đào tạo cán bộ quản lý giáo dục. Do tình trạng thừa giáo viên diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương, nên việc cắt giảm chỉ tiêu sẽ được thực hiện liên tục từ năm 2013 đến những năm tiếp theo trên cơ sở đánh giá lại thực trạng đội ngũ nhà giáo hiện nay so với nhu cầu.
Trong những năm gần đây, thí sinh không còn mặn mà với ngành sư phạm, nhưng thực tế chỉ tiêu đào tạo ngành này vẫn chiếm đến trên 14% so với tổng chỉ tiêu ở các trường trực thuộc bộ. Một biện pháp mạnh tay sẽ được thực hiện ngay trong năm 2013 là cắt giảm đến 1/5 chỉ tiêu của ngành sư phạm. Từ 20.000 tân SV của năm 2012, năm 2013 bộ đã "áp" sẵn con số chỉ tuyển mới 16.000 tân SV ĐH ngành sư phạm. Ở hệ CĐ, ngành này cũng bị giảm 10% với định mức tuyển mới là 2.900.
Ông Nguyễn Trường Giang - phó vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp Bộ Tài chính - cho hay bên cạnh biện pháp hành chính, để giảm chỉ tiêu đào tạo nhóm ngành kinh tế cần có sự phối hợp của biện pháp tài chính. "SV kinh tế - tài chính phải chấp nhận mức học phí cao. Ví dụ học phí tính đủ là 10 triệu đồng, SV bình thường chỉ phải đóng 4 triệu đồng, còn lại được hỗ trợ, nhưng riêng với SV kinh tế sẽ phải đóng đủ mức 10 triệu đồng".
Không biết gì về giáo dục lại đi học quản lý giáo dục
Không chỉ bất cập đào tạo theo nhóm ngành, sự vô lý trong phát triển quá nhanh trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ (ThS, TS) cũng khiến chất lượng tấm bằng sau ĐH không tương xứng với tên gọi của trình độ đào tạo cao. Năm 2012, trong hệ thống các trường trực thuộc bộ, chỉ tiêu đào tạo TS tăng 34%, ThS tăng 14%. Ông Nguyễn Ngọc Vũ thừa nhận việc tăng quy mô đào tạo TS, ThS trong khi đội ngũ giảng viên có trình độ TS, PGS, GS chưa tăng với tỉ lệ tương ứng về số lượng và chuyên ngành đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo sau ĐH của các trường trực thuộc bộ và toàn ngành nói chung.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định việc giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh ThS, TS để nâng cao chất lượng sẽ được bắt đầu ngay từ bây giờ với ngành đào tạo cán bộ quản lý giáo dục như một cách "làm gương từ trong nhà". "Không thể có chuyện người chẳng biết gì về giáo dục lại đi học về quản lý giáo dục, làm ThS, TS. Rất lạ và rất buồn là cuối cùng họ lại có được bằng khá, giỏi. Sợ rằng với tình trạng này, nếu không điều chỉnh, ngành giáo dục không những không mạnh lên mà còn bị yếu đi" - ông Luận băn khoăn.
Bộ GD-ĐT cũng công bố sẽ rất chặt chẽ trong việc mở phân hiệu cho các trường ĐH. Hiện một số trường đang trình đề án thành lập phân hiệu như Trường ĐH Ngoại thương, ĐH Thái Nguyên..., nhưng việc xem xét sẽ chỉ thực hiện sau khi Thủ tướng phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ. Theo ông Nguyễn Ngọc Vũ, từ nay đến năm 2015 bộ chỉ giải quyết những hồ sơ, đề án thành lập trường đã có đồng ý chủ trương của Thủ tướng, không giải quyết việc thành lập mới các trường, giữ ổn định quy mô đào tạo đến năm 2020. Như vậy, trong năm 2013 số lượng các trường trực thuộc Bộ GD-ĐT sẽ không thay đổi.
Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2012 - Ảnh: Như Hùng
Sẽ xử lý hiệu trưởng...
Trao đổi tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết việc dừng mở ngành mới, trường mới đối với các ngành kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh sẽ được thực hiện một cách toàn diện. "Ở các trường có truyền thống đào tạo các ngành này như ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Thương mại..., bộ sẽ không can thiệp yêu cầu cắt giảm chỉ tiêu, nhưng sẽ giám sát rất chặt việc xác định chỉ tiêu tương xứng với năng lực đội ngũ thực tế" - ông Luận nói.
Theo ông Luận, trong đợt kiểm tra 30 trường ĐH, CĐ vừa qua về xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nhiều trường sai phạm, trong đó có những trường sai phạm rất nghiêm trọng về việc xác định vượt chỉ tiêu so với số lượng giảng viên có thể đảm bảo chất lượng đào tạo.
"Mọi năm, phương án xử lý chỉ là xử phạt hành chính các trường. Trường xác định vượt chỉ tiêu cùng lắm bị phạt 80-100 triệu đồng. Các trường bất chấp việc chịu phạt vì nếu tuyển được nhiều SV sẽ có thêm khoản thu, bị phạt nhưng vẫn có lãi. Năm nay, lần đầu tiên bộ sẽ xử lý cá nhân hiệu trưởng bên cạnh việc thu phạt hành chính thông thường" - ông Luận nhấn mạnh.
Theo Ngọc Hà (Tuổi trẻ)
Hiệu trưởng bị bỏ quên chế độ Gần 40 năm đứng lớp, dạy từ đời "bố trẻ đến trẻ" nhưng khi đến tuổi nghỉ một số giáo viên và hiệu trưởng mầm non ở huyện Mê Linh, Hà Nội chỉ được nhận chế độ chi trả một lần....Đó là lý do giáo viên và hiệu trưởng nơi đây đã đi "gõ cửa" khắp nơi hỏi về chế độ. Nỗi lòng...