Cơ hội và rủi ro khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học
Đến nay, đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đã hoàn tất. Sau khi biết điểm thi THTP cũng là lúc thí sẽ bước vào giai đoạn thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển từ ngày 29/8 đến ngày 5/9 tới.
Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay nhích cao hơn năm trước. Do vậy thí sinh rất cần cân nhắc, nghiên cứu kỹ khi lựa chọn nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, tránh để rơi vào thế bất lợi do chủ quan.
Cần cân nhắc, nghiên cứu kỹ khi lựa chọn nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH, tránh để rơi vào thế bất lợi do chủ quan.
Lựa chọn nguyện vọng sao cho hợp lý và chắc chắn
Trong quy chế tuyển sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyến 3 lần trong thời gian quy định.
Hiện Bộ GD&ĐT thống kê trên hệ thống đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2021 có 3,8 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
Trong đó, ngành có đông nguyện vọng nhất là nhóm ngành kinh doanh và quản lý với hơn 1,2 triệu nguyện vọng, tiếp đó là nhóm ngành công nghệ thông tin, khoa học xã hội và hành vi, nhân văn…
Một số ý kiến cho rằng, nếu dựa vào con số này thì có sự mất cân đối ngành nghề trong mùa tuyển sinh năm nay. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cho biết, để đánh giá xu hướng đăng ký ngành nghề năm nay thì cần phải căn cứ số liệu đăng ký nguyện vọng 1 – đây là nguyện vọng thể hiện sự ưu tiên số 1 của thí sinh khi lựa chọn ngành nghề.
Xét theo tỷ lệ nguyện vọng 1 trên tổng số chỉ tiêu tuyển sinh của các trường cho thấy, những ngành có sự cạnh tranh mạnh nhất, nhiều thí sinh đăng ký nhất năm nay là: An ninh Quốc phòng; Báo chí và thông tin, Nghệ thuật; Du lịch khách sạn, dịch vụ cá nhân, Khoa học xã hội và hành vi.
Nhóm ngành kinh doanh quản lý tuy chiếm tỷ lệ đăng ký nguyện vọng cao nhất, nhưng khi xét nguyện vọng 1 thì nhóm ngành này chỉ đứng thứ 6 trong những nhóm ngành có thí sinh đăng ký nhiều nhất.
Theo TS. Nguyễn Thị Cúc Phương – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội, điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển hay không tuỳ thuộc vào nhu cầu của thí sinh. Các em cần căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp THPT để đưa ra quyết định.
Chẳng hạn, với thí sinh đạt mức điểm an toàn và các nguyện vọng đăng ký xét tuyển được cân nhắc kỹ, đúng sở trường, sở thích thì không nhất thiết phải điều chỉnh nguyện vọng.
ThS. Lê Anh Đức – Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Kinh tế quốc dân (Hà Nội) trao đổi: Việc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển tuỳ thuộc vào nhu cầu của thí sinh và không bắt buộc.
Đầu tiên, thí sinh cần liệt kê danh sách trường, ngành thực sự yêu thích và muốn theo học. Sau đó, xem điểm chuẩn các năm trước của những trường này. Các em nên loại khỏi danh sách trường có điểm chuẩn quá cao so với điểm của mình.
Để tăng khả năng trúng tuyển, ThS. Lê Anh Đức khuyến nghị: Trong danh sách nên có trường với mức điểm chuẩn những năm trước cao hơn, bằng và thấp hơn tổ hợp điểm xét tuyển của mình năm nay. Ngoài ra, cần có phương án lựa chọn nguyện vọng hợp lý.
Video đang HOT
Việc chọn ngành cần theo sở thích, sở trường để khi theo học các em luôn có đam mê, động lực học tập từ đó sẽ có kết quả học tập tốt, nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
Theo TS. Kiều Xuân Thực, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển giúp thí sinh có cơ hội trúng tuyển vào ngành học ở trường ĐH phù hợp nhất với sở thích và học lực.
Để khai thác tối đa quyền lợi từ cơ hội này, thí sinh cần lưu ý, chỉ để lại những nguyện vọng đăng ký xét tuyển mà mình đủ điều kiện về ngưỡng bảo đảm chất lượng do các trường ĐH công bố.
Chọn trường theo tiêu chí nào?
Theo PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, việc thí sinh ưu tiên lựa chọn một số nhóm ngành là điều hết sức bình thường vẫn diễn ra ở mỗi kỳ tuyển sinh, thể hiện nguyện vọng của thí sinh và thể hiện phần nào nhu cầu, sự dịch chuyển của thị trường lao động, của nền kinh tế.
Về việc chọn ngành, TS. Kiều Xuân Thực lưu ý, các em cần sắp xếp lại thứ tự nguyện vọng theo mức ưu tiên từ cao xuống thấp theo nguyên tắc chọn ngành trước, chọn trường sau. Việc chọn ngành cần theo sở thích, sở trường để khi theo học các em luôn có đam mê, động lực học tập từ đó sẽ có kết quả học tập tốt, nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
Khi chọn trường, thí sinh cần quan tâm đến chất lượng đào tạo, tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp và điều kiện khác như: học phí, vị trí địa lý, cơ sở vật chất… của trường ĐH có đào tạo ngành mình yêu thích.
Các em thí sinh cần lưu ý, những ngành có tỷ lệ nguyện vọng đăng ký xét tuyển cao cũng đồng nghĩa với mức độ cạnh tranh sẽ rất lớn. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là rủi ro, thách thức. Vì vậy, thí sinh cần cân nhắc thật kỹ khi thực hiện thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào cuối tháng 8 này.
Giải đáp tất tần tật thắc mắc về đổi nguyện vọng đại học năm 2021: 4 nguyên tắc vàng khi điều chỉnh để dễ trúng tuyển vào ngành mong muốn
Khi nào được điều chỉnh nguyện vọng, được điều chỉnh bao nhiêu lần và đổi nguyện vọng thế nào để dễ trúng tuyển vào ngành mình thích? Những thắc mắc về đổi nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2021 sẽ được giải đáp cụ thể sau đây.
Theo công văn số 1444/BGDĐT-GDĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các thí sinh có quyền thay đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Những quy định về điều chỉnh nguyện vọng 2021 thí sinh cần lưu ý.
1. Điều chỉnh nguyện vọng vào lúc nào? Bao nhiêu lần?
Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2021, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần từ 7/8/2021 đến 17h ngày 17/8/2021.
Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2021, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần. Ảnh: Gia Đoàn
2. Điều chỉnh nguyện vọng theo phương thức trực tuyến hay nộp phiếu thay đổi nguyện vọng?
Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2021, thí sinh chỉ được thay đổi nguyện vọng theo hình thức trực tuyến qua Cổng thông tin tuyển sinh và không được nộp phiếu thay đổi nguyện vọng như các năm trước.
Tất cả các em đã đăng ký xét tuyển bằng phiếu hay trực tuyến đều có thể điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến.
Các thí sinh phúc khảo các bài thi/môn thi sẽ điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển sau khi có kết quả phúc khảo thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh điều chỉnh không lớn hơn số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu, sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để thực hiện việc điều chỉnh.
3. Các bước điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến
Học sinh truy cập vào địa chỉ http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn để điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển theo hình thức trực tuyến.
Để thay đổi nguyện vọng các thí sinh thực hiện theo các bước dưới đây:
Chọn chức năng Thay đổi nguyện vọng xét tuyển sinh từ menu Hệ thống.
Bước 1: Truy cập vào địa chỉ http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn và tiến hành đăng nhập bằng tài khoản được Bộ GD-ĐT cấp trước đó khi đăng ký dự thi THPT.
Bước 2: Nhấn chuột vào thanh Menu và chọn mục Thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh.
Bước 3: Có một cửa sổ hiển thị thông tin thí sinh đã đăng ký trước đó. Sau đó, nhấn vào mục Chỉnh sửa nguyện vọng để thay đổi nguyện vọng mong muốn.
Bước 4: Thí sinh tiến hành thay đổi nguyện vọng và lần lượt lựa chọn: Trường, ngành, tổ hợp môn. Để thay đổi thứ tự nguyện vọng, thí sinh nhấn nút mũi tên để di chuyển nguyện vọng.
Bước 5: Sau khi nhập thông tin thay đổi nguyện vọng, bạn nhấn vào mục Lưu thông tin để cập nhật nguyện vọng đã thay đổi.
Bước 6: Hệ thống sẽ gửi mã OTP về số điện thoại, hãy nhập chính xác mã OTP được gửi. Cuối cùng, thí sinh nhấn vào mục Xác nhận đăng ký.
Bước 7: Hệ thống sẽ bắt buộc thí sinh xác nhận thêm một lần nữa. Nhấn vào OK để xác nhận, muốn hủy bỏ bạn nhấn vào Cancel.
5. Quên mật khẩu đăng nhập tài khoản trên trang thisinh.thithptquocgia.edu.vn phải làm thế nào?
Trường hợp mất hoặc quên mã đăng nhập và mật khẩu, có 2 cách để lấy lại mật khẩu như sau: Cách 1: Thí sinh nhấn vào link "quên mã đăng nhập" trên màn hình đăng nhập, sau đó làm theo các bước để lấy lại mã đăng nhập. Cách 2: Trường hợp thí sinh không có hoặc nhớ email, thí sinh liên hệ điểm thu nhận hồ sơ để xin cấp lại mã đăng nhập.
6. Điều chỉnh nguyện vọng là có được xoá hết các nguyện vọng để ghi lại những nguyện vọng mới hay không? Hay chỉ được thay đổi thứ tự các NV cũ thôi?
Các em có quyền thay đổi các nguyện vọng ban đầu, các thông tin được thay đổi là khối tổ hợp xét tuyển, các ngành, trường... miễn là các trường, ngành có xét tuyển khối các em đăng ký.
7. Đỗ NV1 và NV2 nhưng lại muốn học ở trường đăng ký NV2 có được không?
Nếu thí sinh đã đỗ NV1, hệ thống sẽ tự ngừng xét tuyển các NV sau. Vì thế, thí sinh dù đủ điểm đỗ NV2 không thể học ngành có nguyện vọng ưu tiên thấp hơn (NV2) trong cùng một đợt xét tuyển.
Trường hợp nếu trong đợt xét tuyển đầu tiên, thí sinh không xác nhận nhập học với trường đã trúng tuyển ở NV1 thì sẽ coi như từ chối học và có thể tham gia xét tuyển đợt bổ sung. Tuy nhiên, việc này rất rủi ro vì ngành bạn muốn vào có thể đã xét tuyển đủ chỉ tiêu ở đợt 1 và không xét tuyển đợt bổ sung.
8. Có được đăng ký một ngành nhưng sử dụng 2 tổ hợp khác nhau không?
Thí sinh hoàn toàn có thể đăng ký một ngành, một trường với 2 tổ hợp xét tuyển khác nhau. Tuy nhiên, thí sinh sử dụng 2 tổ hợp xét tuyển cùng 1 ngành thì phải ghi thành các nguyện vọng khác nhau (NV1, NV2). Nghĩa là mỗi ngành, mỗi tổ hợp xét tuyển khác nhau được coi là các nguyện vọng khác nhau.
Thí sinh hoàn toàn có thể đăng ký một ngành, một trường với 2 tổ hợp xét tuyển khác nhau. Ảnh: Gia Đoàn
9. Có được đăng ký một tổ hợp cho nhiều ngành trong cùng một trường Đại học?
Trả lời: Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh hoàn toàn có thể đăng ký một tổ hợp cho 2 ngành hoặc nhiều ngành trong cùng một trường.
Lưu ý: Thí sinh điền mỗi ngành là một nguyện vọng riêng. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng một tổ hợp để xét tuyển vào các ngành, trường khác nhau.
10. Đổi nguyện vọng thế nào để dễ trúng tuyển vào ngành mình thích?
Thứ 1: Phải đăng ký nguyện vọng theo thứ tự ngành yêu thích và trường yêu thích, vì nếu nguyện vọng cao hơn đã trúng tuyển thì các nguyện vọng thấp hơn sẽ không được xét trúng tuyển cho dù thí sinh có mức điểm cao hơn điểm chuẩn.
Thứ 2: Phải chọn đúng ngành yêu thích, đừng vì trường yêu thích mà cố gắng chọn ngành dễ đậu nhưng lại không muốn học sau này.
Thứ 3: Phải có ít nhất 1 nguyện vọng có mức điểm chuẩn năm ngoái thấp để đảm bảo cơ hội trúng tuyển.
Thứ 4: Thí sinh nên chọn tổ hợp môn có tổng điểm cao nhất để đăng ký xét tuyển nếu ngành đó xét tuyển nhiều tổ hợp.
Lưu ý, thí sinh ghi đúng mã cơ sở đào tạo, mã ngành/nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển theo quy định của cơ sở đào tạo. Nguyện vọng nào ghi không đúng sẽ không được hệ thống phần mềm chấp nhận và bị loại.
Các mốc thời gian quan trọng xét tuyển đại học Theo lịch xét tuyển sinh năm 2021 mà Bộ GD-ĐT điều chỉnh mới nhất, thời gian để các thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học từ ngày 29/8 đến 17h ngày 5/9. Trước 17h ngày 16/9, các trường sẽ công bố kết quả trúng tuyển đợt 1. Các mốc thời gian quan trọng xét tuyển đại học năm 2021: Theo...