Cơ hội tái cấu trúc kinh tế khu vực
Dù chưa đạt được đột phá đáng kể, nhưng khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) vẫn đang là một nền tảng hứa hẹn tái cấu trúc nền kinh tế khu vực.
Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp tại Diễn đàn kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ( APEC) 2023 trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra tại TP.San Francisco (bang California, Mỹ) vừa diễn ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định: “Mỹ vẫn có vai trò quan trọng đối với tương lai của khu vực. Và khu vực này quan trọng hơn bao giờ hết đối với Mỹ”. Cũng trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC, Tổng thống Biden cùng với lãnh đạo 13 nền kinh tế còn lại trong IPEF đã có cuộc họp chung.
Mỹ đang đẩy mạnh tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh Reuters
Mỹ nỗ lực phối hợp với các đồng minh
Tại cuộc họp, các nhà lãnh đạo của 14 thành viên IPEF đạt được thỏa thuận chung hướng tới một nền kinh tế “sạch” và xanh hơn, cũng như một nền kinh tế “công bằng” chống trốn thuế và tham nhũng. Các lãnh đạo IPEF khẳng định một thỏa thuận riêng đạt được vào tháng 5 về việc hình thành chuỗi cung ứng mạnh mẽ hơn. Cùng với nhau, các thỏa thuận này bao gồm ba trong số bốn trụ cột của IPEF.
Đến nay, Mỹ vẫn chưa đưa ra một kế hoạch hành động chi tiết mang tính đột phá cho IPEF. Mặc dù vậy, Washington đang nỗ lực phối hợp với các đồng minh có trong IPEF để có thể thúc đẩy, tăng cường hợp tác của khuôn khổ này. Ngày 18.11, tờ Nikkei Asia đưa tin Mỹ, Nhật và Úc đồng ý đóng góp khoảng 30 triệu USD cho một quỹ mới để hỗ trợ chương trình giảm khí thải ở các nền kinh tế mới nổi. Nhật Bản dự kiến chi bổ sung khoảng 927 triệu USD để hỗ trợ các thành viên IPEF cùng các nước mới nổi và đang phát triển ở phía nam ngay trong năm tài chính 2023.
Tokyo kỳ vọng thúc đẩy sự hợp tác trong IPEF để tái cấu trúc chuỗi cung ứng nhằm hạn chế lệ thuộc tập trung vào một nền kinh tế khác. Qua đó, Nhật Bản khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các nước IPEF.
IPEF cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản đầu tư được nhà nước hỗ trợ ở các nước mới nổi trong các lĩnh vực khác mà Nhật Bản có lợi thế, chẳng hạn như các nhà máy nhiệt điện khử carbon và năng lượng tái tạo.
Các nhà lãnh đạo IPEF cũng quyết định khởi động các cuộc đàm phán về nhiều loại khoáng sản quan trọng nhằm củng cố chuỗi cung ứng thông qua việc Mỹ, Nhật Bản hay một số bên đầu tư vào các nhà cung cấp nguyên liệu quan trọng trong khối. Điển hình, điểm đến đầu tư có thể là Indonesia và Philippines, những nước có trữ lượng niken lớn, đều là thành viên của IPEF.
Công cụ kinh tế toàn diện
Video đang HOT
Trả lời Thanh Niên ngày 19.11, GS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả tại Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật) nhận định: “IPEF là một công cụ kinh tế toàn diện cho phép một nhóm các quốc gia không đồng nhất về trình độ phát triển hoạt động hướng tới các hoạt động kinh tế chung, không ràng buộc. Điều này nhằm góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế xanh, minh bạch và bền vững cũng như kết nối Mỹ với khu vực”.
Theo ông, các thành viên IPEF hiện tại vẫn hy vọng khả năng tiếp cận thị trường như Mỹ sẽ là một phần của khuôn khổ này. “Tuy nhiên, tình hình chính trị của Mỹ hiện tại chưa phù hợp để có được những khả năng ấy, nhất là trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần”, GS Nagy đánh giá.
Ông cho rằng: “Điểm hấp dẫn của IPEF đối với Đông Nam Á và các quốc gia như VN là không cần phải tham gia tất cả các trụ cột của khuôn khổ. Một điểm hấp dẫn khác là trụ cột xanh trong IPEF có thể góp phần vào nỗ lực xây dựng nền kinh tế xanh của Đông Nam Á và VN”.
“Thành viên IPEF hiện tại sẽ tiếp tục hy vọng vào sự lãnh đạo bền vững và cụ thể của Mỹ và các quốc gia khác được phát triển để tối đa hóa lợi ích có thể tích lũy được trong khuôn khổ, để các thành viên có thể tiếp tục đa dạng hóa và mở rộng hợp tác kinh tế, an ninh và khả năng phục hồi giữa bối cảnh tình hình khu vực có nhiều bất ổn”, chuyên gia này nhận xét.
IPEF là sáng kiến do Tổng thống Biden đưa ra vào ngày 23.5.2022. Sáng kiến này bao gồm 4 trụ cột chính: thương mại, chuỗi cung ứng, năng lượng sạch và kinh tế công bằng. Khi ra mắt, IPEF có sự tham gia của 14 thành viên gồm: Mỹ, VN, Úc, Brunei, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan.
Không giống như các hiệp định thương mại tự do, IPEF là một khuôn khổ hợp tác mà không có quy định cắt giảm thuế. Dựa vào các trụ cột, các thành viên IPEF sẽ đàm phán cơ sở hợp tác.
Thế giới dõi theo cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có buổi gặp mặt vào Thứ tư (15/11) tại San Francisco (Mỹ), bên lề Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Đây là cuộc gặp trực tiếp lần thứ hai trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden.Cuộc gặp này có thể giúp ổn định quan hệ Mỹ-Trung nhưng vẫn còn nhiều trở ngại lớn cản trở bước đột phá ngoại giao.
Đây là một cuộc họp quan trọng bởi nó đề cập đến nhiều chủ đề như xung đột Israel-Hamas, vấn đề Đài Loan hay chiến sự ở Ukraine. Trong khi hai nhà lãnh đạo dường như đã trở nên thân thiết hơn trong cuộc gặp cuối cùng vào năm ngoái thì một vài tình tiết sau đó đã làm xấu mối quan hệ Mỹ-Trung, khởi nguồn từ vụ khinh khí cầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại San Francisco, bên lề Diễn đàn APEC 2023.
Hàn gắn từ những đổ vỡ
Đã đến lúc phải xoa dịu căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đây là thông điệp mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn truyền tải trong buổi gặp mặt tại San Francisco (Mỹ), bên lề Diễn đàn APEC.
Cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn nối lại tình hữu nghị, đặc biệt là để tránh căng thẳng leo thang vì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh giải thích: "Mọi nỗ lực nhằm định hình một quốc gia khác theo ý muốn và mô hình của riêng họ từ đầu sẽ chỉ là một điều ước viển vông và không thể thành hiện thực. Trung Quốc không tìm cách thay đổi Mỹ và Mỹ cũng không nên tìm cách định hình hay thay đổi Trung Quốc".
Phái đoàn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Woodside (California), ngày 15/11/2023.
Bất chấp tình hình địa chính trị và an ninh căng thẳng, bất chấp cuộc chiến thương mại đã và đang diễn ra, Mỹ và Trung Quốc đều đồng lòng cho rằng nền kinh tế của cả hai quốc gia không thể tách rời. Có một điều mà tất cả đều phải tôn trọng: Tính thực tế của thị trường. Các chuyên gia Trung Quốc cũng đồng tình như vậy. Ngay cả khi Bắc Kinh và Washington cáo buộc bên kia không tôn trọng quy tắc cạnh tranh tự do, ngay tại đỉnh điểm căng thẳng, tàu container vẫn ra vào tấp nập. Chắc chắn, vào tháng 9/2022, Mỹ nhập khẩu hàng hóa từ Mexico nhiều hơn, vượt mặt cả hàng hóa từ Canada và Trung Quốc. Thế nhưng, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn lệ thuộc lẫn nhau rất nhiều.
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung diễn ra bên lề APEC 2023.
Sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế là điều đưa hai nước đến với nhau. Đối mặt với tình trạng kinh tế suy thoái, Chủ tịch Tập Cận Bình và phái đoàn của ông sẽ làm mọi cách nhằm cố gắng trấn an các nhà đầu tư ở Mỹ - những người đang nâng cảnh giác với Trung Quốc. Về phía Mỹ, chính quyền của ông Joe Biden, từ lâu, đã từ bỏ quan điểm "chia cắt" của ông Donald Trump và áp dụng chiến lược của người châu Âu: "Giảm thiểu rủi ro". Ông Gao Zhikai - Phó Chủ tịch Trung tâm về Trung Quốc và toàn cầu hóa (CCG) chia sẻ: "Chia cắt Trung Quốc và Mỹ, nó giống như cố gắng chia cắt Trái đất và Mặt trăng, điều đó là không thể. Và, nếu làm thật thì sẽ để lại hậu quả cực kỳ nguy hiểm. Cần phải xác định và lên án những thực thể và quan chức Mỹ nào đưa ra ý tưởng này. Trên thực tế, việc xem "Trung Quốc như một rủi ro" mới chính là rủi ro lớn nhất".
Nhiều vấn đề lớn của thế giới được đưa ra bàn thảo tại APEC 2023.
Jack Sullivan, Cố vấn An ninh Nhà Trắng cho biết: "Hoa Kỳ và Trung Quốc có nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau". Bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo, nếu quan hệ Mỹ-Trung sụp đổ hoàn toàn thì nền kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay: "Chúng tôi phản đối định nghĩa quan hệ Trung-Mỹ theo thuật ngữ cạnh tranh". Nhật báo Global Times (Trung Quốc) giải thích rằng San Francisco đang quan tâm đến vấn đề ổn định quan hệ kinh tế giữa hai nước, nhằm phục hồi tăng trưởng toàn cầu.
Điều gì đang thôi thúc cả hai bên?
Cả hai nhà lãnh đạo đều đang trải qua giai đoạn nhạy cảm trong nước và họ cần kết quả kinh tế tích cực hơn tại quê nhà. Để duy trì đà tăng trưởng đáng kinh ngạc trong quá khứ, Mỹ cần xoa dịu những căng thẳng có thể gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ. Còn tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với sự thật là Trung Quốc không thể thay thế được cường quốc hàng đầu thế giới nhanh như mong đợi. Tốc độ tăng trưởng đang chậm lại, trong khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Thị trường Mỹ là một lối thoát để duy trì hoạt động của các nhà máy và khởi động lại hoạt động bị ảnh hưởng do cơn khủng hoảng bất động sản.
Đoàn tuần hành bên ngoài diễn đàn APEC 2023 phản đối cuộc xung đột Israel-Hamas.
Vài ngày trước, Bắc Kinh đã thể hiện thiện chí bằng cách nhập khẩu 3 triệu tấn đậu nành, một loại hạt mà Trung Quốc thường mua ở Brazil vì giá rẻ. Ngoài ra còn có tin đồn về một đơn đặt hàng của Trung Quốc từ Boeing, nhà sản xuất máy bay hiện đang bị các hãng hàng không Trung Quốc phớt lờ. Đổi lại, Bắc Kinh mong Washington sẽ dỡ bỏ các hạn chế đối với việc xuất khẩu chất bán dẫn nhưng có lẽ khó thành hiện thực vì Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa gia hạn thêm lệnh cấm này. Mặt khác, căng thẳng giảm bớt có thể đưa các công ty Mỹ quay trở lại thị trường Trung Quốc. Những doanh nhân hàng đầu thế giới như Elon Musk sẽ tham gia bữa tối được tổ chức để vinh danh ông Tập Cận Bình. Những khoản đầu tư cũng như các đơn đặt hàng của họ đều được hoan nghênh để hỗ trợ tăng trưởng của Trung Quốc.
Báo Le Monde của Pháp phỏng vấn ông Vương Nhất Vĩ (Wang Yiwei) - Giám đốc Viện Quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh về cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Mỹ
Le Monde: Thông qua hội nghị thượng đỉnh San Francisco lần này, liệu quan hệ Mỹ - Trung sẽ có một khởi đầu mới?
Vương Nhất Vĩ (Wang Yiwei) - Giám đốc Viện Quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh.
Vương Nhất Vĩ: Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ gần đây đã ổn định, nhưng khó mà nói rằng tình hình sẽ tiếp tục sáng sủa lên. Cả hai bên phải làm rõ ý định của mình. Phía Mỹ gần đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập các quy tắc chung và duy trì sự hợp tác liên tục. Bây giờ, họ cần thảo luận những điểm cụ thể của mối hợp tác này. Có thể mâu thuẫn sẽ xuất hiện nhưng điều quan trọng ở đây là xung đột phải diễn ra bên trong những khuôn khổ đã được xác lập sẵn, giúp tránh tình trạng sử dụng đơn thuần những công cụ như luật pháp quốc gia, lệnh hành chính hoặc điều chỉnh chiến lược nhằm tạo nên những thay đổi đột ngột.
Le Monde: Chính quyền ông Joe Biden đã chuyển từ chiến lược "chia cắt" sang "giảm rủi ro". Liệu điều này có làm thay đổi cục diện?
Vương Nhất Vĩ: Thương mại là nền tảng tạo nên mối quan hệ giữa hai nước. Bất chấp chiến tranh thương mại và công nghệ, khối lượng hàng hóa trên sàn giao thương vẫn tiếp tục tăng. Hiện nay, khối lượng đã vượt quá 800 tỷ USD. Điều này chứng tỏ rằng các nguyên tắc kinh tế quan trọng không thể bị lung lay; thoát khỏi các quy luật thị trường là điều rất khó. Cái gọi là nỗ lực nhằm giảm thiểu rủi ro từ phía Mỹ, bằng cách đa dạng hóa, chỉ có thể gây ra nhiều rủi ro hơn. Nếu muốn đa dạng hóa chỉ để tránh những rủi ro hiện có ở thị trường Trung Quốc thì điều này thực sự chỉ có thể gây ra thêm nhiều rủi ro hơn. Và xét đến lợi thế thị trường Trung Quốc trong chuỗi công nghiệp, tôi nghĩ khó mà có thể rời bỏ Trung Quốc".
Le Monde: Bên cạnh vấn đề Đài Loan, phái đoàn Trung Quốc còn có những ưu tiên nào?
Vương Nhất Vĩ: Một trong những ưu tiên của Chính phủ Trung Quốc là đạt được quyền tự chủ về công nghệ. Quan điểm của Bắc Kinh rất rõ ràng. Họ phải được làm chủ những công nghệ cốt lõi quan trọng nhằm phát triển năng lực của đất nước, dựa trên hoạt động nghiên cứu và phát triển tại địa phương. Nếu khó có được quyền tự chủ hoàn toàn thì giải pháp thay thế là trông cậy vào thị trường quốc tế, thay vì chỉ dựa vào Mỹ.
Le Monde: Còn việc nối lại trao đổi con người thì sao?
Vương Nhất Vĩ: Sự gia tăng số lượng chuyến bay, việc cấp thị thực giữa Trung Quốc và Mỹ, cũng như sự gia tăng chương trình trao đổi giữa các nhà báo, sinh viên và các tổ chức nghiên cứu... Hoạt động có thể sẽ trở nên sôi nổi hơn. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn là, liệu các tổ chức như Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô và Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston có mở cửa trở lại hay không? Vẫn còn một chặng đường dài phía trước: Trong số 100 cơ chế đối thoại mà cả hai bên muốn kích hoạt, chỉ có 5 cơ chế đã được cập nhật. Và, khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chuẩn bị diễn ra vào năm tới, không rõ Tổng thống Biden sẽ dành ra bao nhiêu sự chú ý và sức lực nhằm quản lý quan hệ với Trung Quốc. Đấy có thể sẽ là một phần của chiến dịch; cũng có thể các ứng cử viên sẽ cạnh tranh xem ai là người có quan điểm cứng rắn nhất đối với Trung Quốc. Điều này có thể làm gia tăng căng thẳng mối quan hệ giữa hai nước.
Quyết tâm hành động vì tương lai tự cường Sau hai ngày làm việc tại thành phố San Francisco, bang California của Mỹ, Hội nghị Các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 đã kết thúc tốt đẹp. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với các Nhà lãnh đạo kinh tế APEC. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN Với việc thông...