Mỹ từ chối cấp thị thực cho đại biểu Nga tham dự APEC
Ngày 15/8, Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov cho biết Mỹ đã từ chối cấp thị thực và cản trở Moskva tiếp cận các sự kiện APEC bằng hình thức trực tuyến.
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết Mỹ đã từ chối cấp thị thực và cản trở Moskva tiếp cận các sự kiện APEC bằng hình thức trực tuyến. Ảnh: AFP/TTXVN
Những vụ việc như vậy đã xảy ra trong một loạt hội nghị quan chức cấp cao trong khuôn khổ sự kiện của APEC ở Seattle (Mỹ).
Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Antonov cho biết một loạt đại diện của một số bộ ngành và cơ quan chính phủ của Nga không được cấp thị thực nhập cảnh. Ngoài ra còn có nhiều trường hợp, đại diện của Nga không có cơ hội kết nối với các cuộc họp quan trọng thông qua liên kết video.
Video đang HOT
Đại sứ Antonov bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về hội nghị thượng đỉnh APEC sắp diễn ra tại San Francisco vào tháng 11 tới và kêu gọi Mỹ thực hiện nghĩa vụ nước chủ tịch luân phiên, cấp đúng hạn tất cả các thị thực được yêu cầu cho phái đoàn Nga.
Đại sứ Nga: Mỹ đang lún sâu vào 'vực thẳm' của khủng hoảng Ukraine
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov tuyên bố gói viện trợ quân sự trị giá 325 triệu USD dành cho Ukraine đang đẩy Mỹ lún sâu hơn vào "vực thẳm" của cuộc xung đột.
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov chỉ trích việc Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, ông Antonov đưa ra phát biểu trên trong một bài đăng ngày 14-6 trên Telegram của Đại sứ quán Nga tại Mỹ.
Gói hỗ trợ 325 triệu USD được nhắc tới bao gồm đạn dược cho hệ thống phòng không, đạn dược các loại và nhiều phương tiện quân sự khác. Mỹ đã cung cấp gói viện trợ mới nhất trong bối cảnh Ukraine chuẩn bị cho cuộc phản công được chờ đợi từ lâu.
Tuần trước, lực lượng Ukraine đã mất một số xe tăng và xe thiết giáp do các đồng minh phương Tây cung cấp, trong khi chỉ giành được một số lãnh thổ nhỏ ban đầu.
"Mỹ đang ngày càng lún sâu hơn vào vực thẳm của cuộc khủng hoảng Ukraine", ông Antonov nói.
Đại sứ Nga tiếp tục: "Rõ ràng, các chiến lược gia Mỹ bằng cách nào đó không hiểu rằng không có số lượng vũ khí nào, bất kể sự tham gia của lính đánh thuê, sẽ có thể xoay chuyển tình thế trong chiến dịch quân sự đặc biệt của (Nga)".
Mỹ, Liên minh châu Âu và các đồng minh khác của Ukraine đã gửi hỗ trợ quân sự trị giá hàng tỉ USD cho Kiev, kể từ khi Nga bắt đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt" hồi tháng 2-2022.
Ngày 13-6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hoan nghênh khoản viện trợ mới của Mỹ.
Tuyên bố trên Twitter, ông Zelensky cho rằng đó là những gì lực lượng quốc phòng Ukraine cần. Ông cho rằng đó là "sự hỗ trợ hiệu quả" để giúp Ukraine giành lại các vùng lãnh thổ bị Nga kiểm soát.
Trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng ngày 13-6, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tin rằng thành công của Ukraine trên chiến trường sẽ buộc Nga trở lại bàn đàm phán.
"Sự hỗ trợ mà chúng ta cùng nhau cung cấp cho Ukraine hiện đang tạo ra sự khác biệt trên chiến trường", tổng thư ký NATO khẳng định và cho biết chiến dịch phản công của Ukraine đang tiến triển khả quan.
Mỹ gửi đạn rocket HIMARS tầm bắn 150km cho Ukraine: Nga cảnh báo "gắt" Đại sứ Nga tại Mỹ - ông Anatoly Antonov - cho rằng, bằng việc cung cấp rocket tầm xa hơn, Washington đang "xúi giục Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga". Rocket GLSDB được vận chuyển (ảnh: Reuters) "Mỹ không thấy có ranh giới trong việc tìm cách gây thất bại chiến lược cho Nga. Việc cung cấp vũ khí ngày càng tiên...