Cơ hội sang Đức làm điều dưỡng, lương cao
Sau 3 năm ở Đức, điều dưỡng viên được bố trí việc làm lâu dài, hưởng lương cao và phúc lợi như người bản địa
Trung tâm Lao động Ngoài nước (Colab) đang tổ chức đợt tuyển điều dưỡng viên sang Đức theo chỉ tiêu năm 2015. Việc được sang một nước phát triển làm việc, hưởng lương cao và có cơ hội ở lại làm việc lâu dài khiến nhiều người quan tâm đến chương trình này.
Điều kiện dễ dàng
Chương trình tuyển chọn, đào tạo và đưa điều dưỡng viên Việt Nam sang học tập, làm việc tại Đức được thí điểm triển khai từ năm 2013. Trong 2 năm đầu, chương trình được giao cho Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (Dolab) và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) thực hiện. Kết quả, có 98/100 lao động của đợt tuyển năm 2013 đã xuất cảnh sang Đức giữa năm 2014 và 125 lao động của đợt tuyển năm 2014 dự kiến xuất cảnh vào tháng 7 tới.
Đại diện Colab và Vivantes ký thỏa thuận tuyển chọn, đào tạo và đưa điều dưỡng viên sang Đức làm việc.
Ảnh: Anh Giang
Kể từ năm 2015, chương trình được giao lại cho Colab thực hiện, phía Đức là Công ty TNHH Vivantes. Ngày 20-4, Colab và Vivantes ký thỏa thuận triển khai chương trình, thống nhất chỉ tiêu tuyển dụng năm 2015 là 150 lao động. Việc tuyển dụng đang được tổ chức rộng rãi trên cả nước.
Đối tượng tuyển là những người đã tốt nghiệp hoặc đang học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên ngành điều dưỡng thỏa mãn điều kiện: từ 21 đến 25 tuổi; nữ cao trên 1,5 m, nặng từ 45 kg trở lên và nam cao trên 1,6 m, nặng từ 50 kg trở lên; không có tiền án, tiền sự; đủ sức khỏe đi làm việc ở nước ngoài theo quy định. Theo Colab, do điều kiện tuyển dụng không quá khó nên những ngày qua có khá nhiều người đăng ký hồ sơ.
Nhiều quyền lợi
Video đang HOT
Theo quy định, những người trúng tuyển phải tham gia khóa đào tạo tiếng Đức trong thời gian 12 tháng do Viện Gớt tại Hà Nội tổ chức (dự kiến khai giảng ngày 1-8). Sau đào tạo, chỉ những ứng viên thi đỗ, có chứng chỉ trình độ B2 tiếng Đức mới được xuất cảnh học tập chuyên môn thời hạn 3 năm; hưởng học bổng học nghề mỗi tháng tối thiểu 800 euro trong năm thứ nhất, 870 euro năm thứ hai và 970 euro năm thứ ba.
Lao động trúng tuyển sang Đức làm điều dưỡng năm 2014Ảnh: Lê Hân
Kết thúc 3 năm học tập chuyên môn, ứng viên phải tham gia kỳ thi cấp chứng chỉ quốc gia của Đức. Những người thi đỗ được tiếp nhận làm việc theo hợp đồng lao động thời gian từ 2 đến 3 năm; sau đó có thể tiếp tục ở lại làm việc lâu dài, hưởng lương 1.800 đến 2.300 euro/tháng, chế độ phúc lợi như lao động bản địa.
Đáng chú ý là những người có chứng chỉ hành nghề điều dưỡng trong nước sẽ được xem xét rút ngắn thời gian học tập chuyên môn từ 3 năm xuống còn 2 năm để sớm chuyển tư cách lao động.
Chi phí bao nhiêu?
Đây là nội dung mà người lao động cần nắm bắt bởi gần đây xuất hiện tình trạng một số cá nhân, tổ chức tuyển dụng trái phép với chi phí cả chục ngàn euro. Trong 2 năm thí điểm, người lao động gần như được miễn hoàn hoàn chi phí. Tuy nhiên, hiện nay, do chương trình tổ chức lại theo hướng xã hội hóa với sự tham gia doanh nghiệp tư nhân (Vivantes) nên người lao động phải tốn một khoản chi phí nhất định.
Theo đó, ứng viên phải chi trả học phí học tiếng Đức tại Việt Nam tương ứng 150 euro/tháng, toàn khóa 1.800 euro. Trong 3 năm học nghề tại Đức, ứng viên cũng phải trả chi phí đào tạo 100 euro/tháng. Hai khoản phí này người lao động được ứng trước, sau đó khấu trừ vào học bổng học nghề với mức 150 euro/tháng. Ngoài ra, ứng viên phải đóng chi phí tuyển chọn, đào tạo… cho Colab với số tiền tương ứng 300 euro.
Ông Phan Văn Minh, Giám đốc Colab, cho biết sau 3 năm học tập chuyên môn, nếu ký hợp đồng làm việc với Vivantes, người lao động sẽ được hoàn trả toàn bộ chi phí học nghề (3.600 euro). Như vậy, tổng chi phí phải nộp là 2.100 euro (trong đó 1.800 euro chi phí học tiếng trả dần sau khi sang Đức). Toàn bộ chi phí ăn, ở trong thời gian đào tạo tiếng trước khi đi và chi phí làm hộ chiếu, xin visa, khám sức khỏe, vé máy bay được Vivantes đài thọ.
Hạn cuối cùng đăng ký: 15-6
Theo thông báo của Colab, hạn cuối cùng đăng ký tham gia chương trình là ngày 15-6. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ (trực tiếp hoặc qua bưu điện): Văn phòng Colab, số 1 Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Trước khi gửi hồ sơ, ứng viên phải đăng ký dự tuyển trực tuyến, qua trang thông tin điện tử colab.gov.vn.
Theo NLĐO
Trung Quốc trả bộn tiền thuê người nước ngoài làm 'khỉ diễn xiếc'
Chỉ cần nước da trắng và vẻ phương Tây, nhiều người nước ngoài không hề có bằng cấp chuyên môn đến Trung Quốc sẽ được thuê làm "khỉ diễn xiếc", tức đóng giả giám đốc, doanh nhân. Họ thậm chí có thể trở thành người mẫu, ca sĩ, giáo viên tiếng Anh... với mức lương gấp ba, bốn lần người bản địa.
Một thầy giáo nước ngoài dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc - Ảnh: AFP
Vào năm 2010, tác giả Mitch Moxley có bài viết đăng trên tạp chí The Atlantic (Mỹ) mang tựa đề Thuê người da trắng, kể lại chuyến đi của anh đến thành phố Đông Dinh, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), theo chuyên san The Diplomat (trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản) ngày 5.5.
Mitch được một doanh nghiệp Trung Quốc thuê đóng giả người đại diện một công ty trụ sở tại bang California (Mỹ) đang có dự án xây một nhà máy ở thành phố này; công ty này thực chất không hề tồn tại.
Một người bạn của Mitch tên là Ernie (quốc tịch Canada) được thuê đóng giả giám đốc "đứng phát biểu nghiêm trang trước đám đông". Sau bài phát biểu của giám đốc giả mạo Ernie trên sân khấu, "tràng pháo tay vang lên cùng màn bắn pháo hoa và Ernie chụp ảnh với các lãnh đạo thành phố", tờ tạp chí Mỹ miêu tả.
Những người tham dự sự kiện này là những nhà đầu tư tiềm năng và công ty tổ chức sự kiện muốn mượn danh nước ngoài để lừa đảo các nhà đầu tư rót tiền vào dự án của họ.
Đài CNN (Mỹ) hồi năm 2010 từng đăng tải trên website phóng sự về vấn nạn các công ty Trung Quốc thuê người nước ngoài, nhất là người phương Tây da trắng, làm nhân viên hoặc đối tác kinh doanh giả mạo của họ. Một số người nước ngoài đã bị cảnh sát Trung Quốc "sờ gáy" do công ty thuê họ phạm pháp, lừa đảo, chiếm đoạt hàng triệu nhân dân tệ của các khách hàng.
Mới đây, trong một đoạn phim tài liệu ngắn đăng tải trên website của tờ The New York Times (Mỹ) hồi tháng 4.2015, một nữ nhân viên môi giới Trung Quốc đã lý giải rằng sự hiện diện của người nước ngoài giúp các doanh nghiệp "thị oai" và "nâng tầm quốc tế".
"Chi phí thuê người nước ngoài da trắng rất đắt. Nhưng nếu khách hàng không trả nổi, chúng tôi giới thiệu người da màu bởi vì họ rẻ hơn", nhân viên môi giới tiết lộ với The New York Times.
"Ở Trung Quốc, chỉ cần là người da trắng, bạn có thể trở thành bác sĩ, ca sĩ, người mẫu, giáo viên... mà không cần có kiến thức chuyên môn hay bằng cấp gì", một người phương Tây được thuê giả làm người mẫu từng đoạt giải America's Next Top Model, cho biết.
Trò thuê người nước ngoài da trắng để diễn, đóng giả vai doanh nhân, lãnh đạo công ty nước ngoài... ở Trung Quốc thường được ví von là "những màn xiếc khỉ", theo The Diplomat.
Ở Trung Quốc, một người nước ngoài chỉ cần da trắng là có thể trở thành giáo viên dạy tiếng Anh tại các trường Anh ngữ, nhận được mức lương cao gấp 3-4 lần giáo viên người Trung Quốc có bằng cấp và được đào tạo bài bản.
Một số người Nga nói tiếng Anh không thành thạo, một số người nước ngoài nghiện rượu cũng được các trường ở Trung Quốc tuyển dụng làm giáo viên dạy tiếng Anh, chỉ vì họ là người da trắng.
Thậm chí không biết chút gì về chơi guitar, nhưng người nước ngoài da trắng vẫn được tuyển vào các ban nhạc Trung Quốc, giả vờ chơi nhạc cụ để "thị oai". Nhiều người nước ngoài kiếm tiền tại Trung Quốc dễ hơn ở nước sở tại nhờ vào thói "sính ngoại" này, theo The Diplomat.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Lương cao, nhân viên hàng không vẫn "buôn lậu" Lương cao, được xem là ngành nghề mơ ước của nhiều người, nhưng phi công và tiếp viên hàng không vẫn liều mang hàng lậu. Hành vi này không những vi phạm luật mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành hàng không quốc gia, tạo nên cái nhìn thiếu thiện cảm với Việt Nam. Siêu lợi nhuận từ hàng "xách tay"...