Cơ hội nào cho sinh viên ngành công tác xã hội?
Với định hướng chăm lo an sinh xã hội là mục tiêu hàng đầu thì TPHCM là địa bàn sử dụng nhân lực ngành công tác xã hội (CTXH) rất cao.
Ngoài TPHCM, nhiều tỉnh, thành khác cũng đang ráo riết triển khai đề án phát triển nghề CTXH nên nhu cầu nhân lực của nghề này trong tương lai rất khả quan.
Nhu cầu việc làm cao
Tại hội thảo định hướng nghề CTXH đầu tháng 9 vừa qua tại Trường ĐH Mở TPHCM, ông Trần Từ Duy – Ban Tư vấn hướng nghiệp ĐH Quốc gia TPHCM nhận định: “Ngành CTXH có mục tiêu đào tạo các chuyên gia có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khỏe, có tinh thần phục vụ nhân dân, có tinh thần yêu nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề nghiệp công tác xã hội. Đặc biệt là khả năng tư vấn và xúc tác với cá nhân, cộng đồng; khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề xã hội và nâng cao năng lực con người; khả năng vận dụng kiến thức đã học vào việc nhận thức và giải quyết những vấn đề thực tiễn xã hội đặt ra”.
Ông Duy cũng đề cập đến định hướng việc làm của những sinh viên chọn ngành học CTXH: “Sau khi ra trường, cử nhân ngành CTXH có thể làm việc tại các trung tâm, các công ty, xí nghiệp, bệnh viện, trong các lĩnh vực khác nhau như: sức khỏe, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, xã hội, văn hóa, môi trường… hoặc làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, các trung tâm đào tạo, kiểm huấn công tác xã hội”.
Trung tâm Công tác xã hội thanh niên TPHCM phố phối hợp cùng huyện đoàn Củ Chi trao con giống cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn được phát triển kinh tế. Ảnh: Quốc Bình
Video đang HOT
Đề cập đến thực tế tìm việc làm của những sinh viên ngành CTXH, ThS Lê Thị Mỹ Hiền, Khoa Xã hội học-CTXH-Đông Nam Á học (Trường ĐH Mở TPHCM) cho biết: “Nhu cầu tìm việc làm của sinh viên ngành này rất cao nhưng gặp nhiều khó khăn, nhất là những sinh viên sau khi tốt nghiệp trở về những tỉnh, thành xa”.
Cần niềm đam mê và chịu khó
Tại hội thảo, các sinh viên ngành CTXH cũng đặt nhiều câu hỏi đối với lãnh đạo những ban ngành, cơ sở xã hội, tổ chức phi chính phủ… liên quan đến lĩnh vực này. Hầu hết đều xoay quanh các vấn đề như: Cơ hội để thực tập hoặc làm tình nguyện viên? Tốt nghiệp ngành CTXH có thể làm việc ở đâu? Cơ hội, điều kiện tuyển dụng là gì?… Ông Trần Công Bình, cán bộ Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã chia sẻ câu chuyện của bản thân: “Khi còn đi học và mới ra trường, mình phải chấp nhận những công việc nhỏ, những công việc khó khăn. Nhờ vậy, mình rèn luyện được kiến thức, kỹ năng, thái độ, tích lũy thêm kinh nghiệm và nâng cao năng lực bản thân, từ đó mới có thể có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp”.
Rất nhiều ý kiến của những người đi trước trong lĩnh vực CTXH cho rằng sinh viên ngành CTXH cần phải được tạo điều kiện thực tập, thực hành nhiều hơn nữa, mới có thể đáp ứng nhu cầu xã hội. Ông Trần Minh Hải – Giám đốc Trung tâm Tương Lai, cựu sinh viên ngành CTXH lưu ý: “Những kiến thức, kỹ năng về CTXH cá nhân, nhóm, cộng đồng thì ai cũng có, điều đó đã trở thành bình thường. Vì vậy, để tạo ra sự khác biệt và có được việc làm, các bạn cần tăng cường kỹ năng về truyền thông CTXH như mạng xã hội, tiếp thị xã hội, trang bị thêm kỹ năng gây quỹ như tổ chức sự kiện gây quỹ, viết dự án vận động…”.
Đề cập đến những cơ hội việc làm và thực tập cho sinh viên ngành CTXH, ông Lê Chu Giang -Trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐ,TB&XH TPHCM) cho biết, hiện nay Sở đang quản lý khoảng 40 trung tâm xã hội liên quan đến trẻ em, ma túy, người già, bệnh nhân AIDS… Ngoài ra, còn có nhiều trung tâm, cơ sở ngoài công lập cũng có nhu cầu về nhân sự ngành CTXH. ThS Lê Thị Mỹ Hiền cũng cho hay, Trường ĐH Mở TPHCM cũng đã từng làm một cuộc khảo sát trong 98 sinh viên CTXH ra trường và có việc làm cho thấy, 57% số sinh viên này đã có việc làm chắc chắn trước khi tốt nghiệp, chủ yếu là từ những cơ hội thực tập tại các cơ sở xã hội.
Ông Trương Công Bình cho hay, sinh viên CTXH phải có sự đam mê, chịu khó. Bởi bản chất của nghề này là hỗ trợ để giải quyết các vấn đề của xã hội, nếu không có đam mê thì rất khó làm việc. Đặc biệt, trong giai đoạn khởi đầu nghề nghiệp thì sinh viên ngành này phải làm việc rất gian khổ với những công việc cực nhọc, có thể là nguy hiểm mà thu nhập không cao, nếu không chịu khó rất khó đeo đuổi nghề.
Theo TNO
Vinamilk hỗ trợ miền Trung bị bão lụt
Cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk đã cùng nhau đóng góp hỗ trợ đồng bào miền Trung bị thiệt hại trong cơn bão số 10.
Tặng quê hương Quảng Bình 700 triệu
Hưởng ứng lời kêu gọi của Uỷ Ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, cả nước hướng về đồng bào các tỉnh Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 10. Từ ngày 12/10 đến 15/10/2013, Vinamilk tổ chức đến thăm và trao quà tận tay người dân bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 10 gây ra tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An và Thanh Hóa.
Ông Nguyễn Thanh Tú - Chủ tịch Công đoàn Vinamilk đến thăm và tặng quà trực tiếp cho người dân nghèo, bị thiệt hại do bão lũ tại Quảng Bình
Tổng chi phí cho đợt cứu trợ này là 1,3 tỷ đồng (bằng tiền mặt). Trong đó, đặc biệt đoàn cứu trợ sẽ ưu tiên đến thăm và tặng quà cho người dân nghèo, bị thiệt hại do bão lũ tại Quảng Bình 700 triệu đồng, và riêng xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp 100 triệu đồng. Việc Vinamilk dành sự quan tâm đặc biệt tới bà con vùng lũ xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy nói riêng, và tỉnh Quảng Bình nói chung thể hiện tình cảm yêu mến, kính trọng và tri ân của CBCNV Vinamilk đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là dịp để CBCNV Vinamilk chia sẻ suy nghĩ, tình cảm với Đại tướng và trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ông Nguyễn Thanh Tú, Chánh văn phòng, Chủ tịch công đoàn, Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk) cho biết: "Đây là số tiền đóng góp một ngày lương của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Công ty Vinamilk. Ngoài hiệu quả về sản xuất kinh doanh, Vinamilk luôn quan tâm về hiệu quả đóng góp cho xã hội. Ngay sau khi cơn bão số 10 hoành hành tại các tỉnh Bắc Trung bộ, ban lãnh đạo và công đoàn của công ty đã phát động toàn thể người lao động trong công ty đóng góp, ủng hộ người dân bị thiên tai, lũ lụt và chỉ trong thời gian 3 ngày là quyên góp được số tiền kể trên".
Trong những năm qua Vinamilk luôn dành nhiều tỷ đồng ủng hộ, hỗ trợ góp phần giúp đồng bào vùng bão lũ các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên vượt qua khó khăn, mất mát về người và của cải. Hàng năm, Vinamilk đều dành hàng chục tỷ đồng cho công tác xã hội từ thiện và phát triển cộng đồng, đặc biệt là đóng góp, xây dựng Qũy sữa Vươn cao Việt Nam, Qũy 1 triệu cây xanh cho Việt Nam, Qũy học bổng Vinamilk - Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam...
Hàng tỷ đồng cho công tác xã hội
Trong hơn 37 năm phát triển, Vinamilk luôn nỗ lực mang đến những giải pháp dinh dưỡng tối ưu phù hợp với thể trạng người Việt. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, Vinamilk không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, thường xuyên giới thiệu ra thị trường những sản phẩm mới mang đến nhiều giá trị gia tăng cho người tiêu dùng. Trong 9 tháng năm 2013, Vinamilk vẫn tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường toàn quốc với gần 49% thị phần (theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen).
Trong hai năm qua, kim ngạch xuất khẩu sữa tươi Vinamilk 100% tăng trưởng bình quân đến 70% một năm. Mới đây, theo khảo sát của Kantar World Panel được công bố vào ngày 10/05/2013, tai Việt Nam, thương hiệu sô một Vinamilk, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là các sản phẩm sữa nước, hâu như có mặt ơ moi gia đình người Việt (chiếm đến 94% tông sô hộ gia đình).
Hàng năm Vinamilk dành rất nhiều tỷ đồng cho các hoạt động xã hội của mình như: Quỹ Sữa vươn cao Việt Nam, tính đến nay Quỹ sữa đã dành 75 tỷ đồng với hơn 300.000 em được thụ hưởng uống sữa miễn phí. Quỹ học bổng "Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam", với hơn 19 tỷ đồng dành cho học sinh tiểu học trên toàn quốc. Quỹ "1 triệu cây xanh dành cho Việt Nam", chăm lo và hỗ trợ suốt đời cho các Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng tại Bến Tre và Quảng Nam...
Vừa qua, Vinamilk đã chính thức đưa vào hoạt động 2 nhà máy: Nhà máy Sữa Bột trẻ em Việt Nam, được khánh thành vào tháng 4/2013, tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, công suất 52.000 tấn/năm, trang thiết bị hiện đại nhất Châu Á hiện nay, chuyên sản xuất sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em. Nhà máy này ra đời phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhà Máy Sữa Việt Nam, được gọi là siêu nhà máy chuyên sản xuất sữa nước, với tổng vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng, được khánh thành vào 10/09/2013, công suất giai đoạn 1 là 400 triệu lít/năm (công suất bằng 9 nhà máy hiện tại của Vinamilk), giai đoạn 2 nâng lên 800 triệu lít/năm. Đây là nhà máy sử dung công nghệ tích hơp và tư động hiện đai bậc nhât thê giơi mà Tetra Pak (Thụy Điển) tưng xây dưng, tự động 100% từ khâu nhập liệu tới kho thành phẩm. Hệ thống robot LGV hoàn toàn tự động, được điều khiển bởi hệ thống máy tính trung tâm sẽ chịu trách nhiệm chuyển cuộn giấy tiệt trùng vào máy rót và tự động chuyển hàng thành phẩm vào kho thông minh. Nhờ đó nhà máy kiểm soát được chất lượng và hiệu quả sản xuất đạt ở mức cao nhất...
Theo Kiến thức
Trường ĐH Lao động xã hội cơ sở II: Tặng quà trẻ em và người có công tỉnh Quảng Trị Ngày 5.10, đoàn cán bộ, giảng viên Trường Đại học Lao động xã hội cơ sở II tại TPHCM do TS Bùi Anh Thủy - Giám đốc - dẫn đầu đã đến thăm, tặng quà cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi và người có công tại Trường Trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị và Trung tâm Điều dưỡng thương...