Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu cổ tức cao
Lãi suất tiết kiệm giảm đang khiến dòng vốn tiền gửi ngân hàng chảy qua các kênh đầu tư khác, trong đó có chứng khoán…
Ảnh: Quý Hòa.
Dòng chảy tiền gửi ngân hàng
Giữa tháng 5.2020, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ thông qua việc giảm 50 điểm cơ bản các loại lãi suất điều hành.
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Mirae Asset, hành động trên đã có những tác động tích cực đến thị trường tiền tệ, thông qua đó kích thích tín dụng và đối tượng được lợi chính sẽ là doanh nghiệp.
Video đang HOT
Mặt trái của việc giảm lãi suất điều hành là nguy cơ tạo lãi suất thực âm. Trong trường hợp lạm phát kỳ vọng năm 2020 ở mức 4%, theo đó người gửi tiền sẽ là đối tượng chịu thiệt.
Trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm giảm, khả năng dòng vốn tiền gửi ngân hàng sẽ tìm kiếm các kênh đầu tư khác có suất sinh lời tốt hơn như trái phiếu, vàng, USD, bất động sản và chứng khoán. Sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán bởi tác động của dịch COVID-19 trong thời gian gần đây đã tạo ra nhịp hồi phục mạnh, kênh chứng khoán đã bắt đầu được chú ý nhiều hơn thể hiện ở số lượng tài khoản mở mới và thanh khoản đang cải thiện rất tốt.
Trong nửa đầu năm 2020, số lượng mở mới tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư tăng đột biến, và dòng tiền của nhà đầu tư nội trong thời gian qua đã là yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán.
Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ky Chưng khoan Viêt Nam (VSD), tại ngày 30.6 trên hệ thống của VSD có hơn 2,508 triệu tài khoản giao dịch trong nước, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân.
Như vậy, đã có tới hơn 35.000 tài khoản của nhà đầu tư trong nước được mở mới vào tháng 6, chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân. Tính trong quý II, đã có tới hơn 105.700 tài khoản của nhà đầu tư trong nước được mở mới.
Thị trường chứng khoán trở nên hấp dẫn khi đại dịch COVID-19 đã đẩy VN-Index lùi về vùng giá 650 điểm hồi tháng 3.2020. Kèm theo đó là lãi suất tiết kiệm giảm đã thúc đẩy nhà đầu tư tìm kiếm kênh đầu tư có mức sinh lời tốt hơn.
Cơ hội đầu tư nhóm “Con bò sữa”
Bên cạnh diễn biến hồi phục về giá tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, trên thị trường còn có nhiều doanh nghiệp có mức cổ tức tốt, duy trì mức cao trong nhiều năm qua. Mirae Asset gọi đây là nhóm các doanh nghiệp có tính chất “Con bò sữa” với dòng cổ tức tốt. Thực tế tại một số ngân hàng nhỏ, để cạnh tranh sẽ có thể những mức lãi suất khuyến mãi, đưa mức lãi suất kỳ hạn 1 năm lên trên 7,0%/năm, có trường hợp gần với mức 8,0%/năm. Dựa trên khảo sát này, Mirae Asset chia danh mục các cổ phiếu “Con bò sữa” thành 3 nhóm.
Cổ phiếu nhóm 1, ít ảnh hưởng bởi COVID-19 và có cổ tức cao.
Nhóm đầu tiên là các phiếu ít ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và có mức thu nhập cổ tức cao. Đây là những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh quý I/2020 tăng trưởng so với cùng kỳ, kèm theo mức chi trả cổ tức các năm qua duy trì ở mức cao. Điểm trừ của các doanh nghiệp này là yếu tố thanh khoản duy trì ở mức thấp có thể do nhà đầu tư có xu hướng nắm giữ để hưởng cổ tức.
Cổ phiếu nhóm 2, chịu ảnh hưởng COVID-19 nhẹ và có khả năng duy trì cổ tức.
Nhóm thứ hai là các doanh nghiệp có ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng có mức cổ tức cao và có khả năng duy trì. Đây là nhóm các doanh nghiệp có chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh tuy nhiên không quá lớn, cũng do bị ảnh hưởng nên thị giá các doanh nghiệp này giảm mạnh, đưa tỉ suất cổ tức các năm 2015-2019 tăng cao. Căn cứ vào mức trả cổ tức ổn định trong quá khứ, Mirae Asset cho rằng các doanh nghiệp này có hoạt động kinh doanh ổn định và sẽ hồi phục trở lại bình thường sau dịch bệnh.
Cổ phiếu nhóm 3, nhà đầu tư có thể theo dõi.
Nhóm thứ ba là nhóm các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện nhưng có thể theo dõi thêm trong trường hợp giá giảm về mức hợp lý. Danh sách này bao gồm các doanh nghiệp có mức cổ tức/ thị giá trên 5%, thuộc các ngành nghề ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và có tính ổn định cao trong quá khứ. Mirae Asset cho biết, danh sách này đã có sự cân nhắc tỉ lệ lợi nhuận dùng để trả cổ tức (cổ tức/ lợi nhuận sau thuế) để xem xét khả năng tăng cổ tức của doanh nghiệp trong tương lai.
* Có thể bạn quan tâm
Vừa đón cổ đông lớn SK, Imexpharm chia thưởng tổng tỷ lệ 40%
Công ty dự kiến tiến hành chia cổ tức 20% và thưởng cổ phiếu 20% trong quý II hoặc III.
Vốn điều lệ công ty sau chia thưởng dự kiến tăng lên 642 tỷ đồng.
Công ty Dược phẩm Imexpharm (HoSE: IMP) thông báo quyết định HĐQT thông qua phương án chia cổ tức tiền mặt, cổ phiếu năm 2019 và thưởng cổ phiếu.
Cụ thể, công ty dự kiến trả cổ tức năm 2019 tổng tỷ lệ 20%. Trong đó, công ty trả 10% bằng tiền mặt và 10% cổ phiếu, tương đương với việc phát hành 4,9 triệu cổ phiếu. Nguồn thực hiện lợi nhuận sau thuế năm 2019.
Ngoài ra, Imexpharm dùng thặng dư vốn để phát hành 9,9 triệu cổ phiếu, tương đương 20% lượng cổ phiếu đang lưu hành hưởng cho cổ đông hiện hữu.
Doanh nghiệp sẽ thực hiện việc chia cổ tức và thưởng cổ phiếu trong quý II-III, vốn điều lệ sau phát hành tăng lên 642 tỷ đồng. Ngày đăng ký cuối cùng dự kiến trong thời hạn 20 ngày sau khi có thông báo chấp thuận phát hành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Cơ cấu cổ đông Imexpharm vừa có biến động lớn khi SK Investment Vina III (thuộc tập đoàn đa ngành Hàn Quốc SK Group) nhận quyền sở hữu hơn 12,3 triệu cổ phiếu IMP, tương ứng 24,9% vốn điều lệ. Bên bán thuộc nhóm quỹ Dragon Capital, CAM Vietnam Mother Fund, Kingsmead, Mirae Asset... Giao dịch được tư vấn bởi CTCP Chứng khoán SSI (HoSE: SSI).
Trong năm 2020, Imexpharm đặt mục tiêu tăng 23% doanh thu, đạt 1.750 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 260 tỷ đồng, tăng 28%. Quý I, doanh thu thuần đạt gần 304 tỷ đồng, tăng 11% và lợi nhuận sau thuế 41 tỷ đồng, tăng 14% cùng kỳ năm trước.
23 doanh nghiệp niêm yết trên HoSE có vốn hóa tỷ USD Đến cuối 2019, 378 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSE với tổng giá trị vốn hóa 142 tỷ USD. Trong đó, có 23 doanh nghiệp đạt mức vốn hóa từ 1 tỷ USD trở lên. Thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập cho biết từ 2 mã cổ phiếu đầu tiên...