Cơ hội của Trung Quốc nếu ông Biden đắc cử Tổng thống Mỹ
Trong cuộc tranh luận cuối cùng trước bầu cử Mỹ, ông Biden nhắc đến cách tiếp cận rất khác trong vấn đề Triều TIên và đó có thể là cơ hội để các đồng minh Mỹ và cả Trung Quốc xây dựng mối quan hệ gắn kết hơn.
Ông Biden đến Trung Quốc khi còn là Phó Tổng thống Mỹ vào năm 2011.
Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền với những lời cảnh báo sắc lạnh nhằm vào Triều Tiên, gia tăng cấm vận và sau đó bất ngờ hạ nhiệt căng thẳng, gặp nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Trong khi đó, ông Biden đã nhắc đến cách tiếp cận có phần quen thuộc hơn trong vấn đề Triều Tiên. Đó là tận dụng quan hệ của Mỹ với các đồng minh Hàn Quốc, Nhật Bản, cũng như hối thúc Trung Quốc tháo gỡ vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Trong cuộc tranh luận ngày 23.10 (giờ Việt Nam), ông Biden chỉ trích Tổng thống Trump trong vấn đề Triều Tiên.
“Ông Trump nói về mối quan hệ tốt với ông Kim. Ông Trump nói về những điều tốt đẹp trong khi Triều Tiên giờ đây có thể phóng tên lửa vươn đến lãnh thổ Mỹ một cách dễ dàng hơn”, ông Biden nói. “Chúng ta cũng có mối quan hệ tốt với Hitler trước khi ông ta xâm lược châu Âu”.
Ông Biden cũng chỉ trích cách ông Trump chấm dứt các cuộc tập trận cùng Hàn Quốc, gây ảnh hưởng đến quan hệ giữa Mỹ với Hàn Quốc. Cựu phó Tổng thống Mỹ cũng không hài lòng với cách ông Trump gây sức ép lên đồng minh Nhật Bản.
Daniel Russel, người từng phụ trách vấn đề Đông Á trong chính quyền Obama, nói cách tiếp cận của ông Biden sẽ trái ngược với kiểu “bốc đồng, không nhất quán, cá nhân hóa cao và không hiệu quả của ông Trump”.
Video đang HOT
“Ông Biden biết cách tận dụng nguồn lực trong đội ngũ an ninh quốc gia Mỹ”, Russel nói. “Ông ấy sẽ siết chặt quan hệ giữa Mỹ và Hàn Quốc, Nhật Bản, cũng như cả đối thủ như Trung Quốc, dù rất khó”.
Trung Quốc, quốc gia láng giềng có ảnh hưởng lớn đến Triều Tiên, có thể cảm thấy dễ dàng hợp tác với ông Biden hơn trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, vì ông Biden “không tạo ra mối đe dọa trực tiếp đến Trung Quốc”, Tong Zhao, chuyên gia về chính sách toàn cầu tại Trung tâm Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh, nói.
Ông Biden cũng nói rằng, bên cạnh việc tăng cường liên minh, ông cũng muốn hối thúc Bắc Kinh thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.
“Bắc Kinh có thể coi đây là cơ hội khởi động lại quan hệ Mỹ-Trung”, Zhao nói. “Để làm thay đổi quan hệ với Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ tập trung vào lĩnh vực mà hai nước có thể cùng hợp tác, trong vấn đề an ninh và hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên”.
“Chính sách thực dụng hơn với Triều Tiên của ông Biden cũng có thể tạo cơ hội để Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực bắt đầu đối thoại thực chất, có chiều sâu, theo hướng phi hạt nhân hóa, hình thành một Triều Tiên hòa bình hơn, Zhao nói thêm.
Cuối cùng, dù ai đắc cử, tân Tổng thống Mỹ vẫn sẽ phải giải quyết vấn đề Triều Tiên, trong bối cảnh Bình Nhưỡng ngày càng cụ thể hóa sức mạnh hạt nhân và tên lửa đạn đạo so với cách đây 4 năm.
Cuộc chạm trán cuối cùng với ông Biden: Ông Trump đang "bài binh bố trận" ra sao?
Ba tuần sau màn tranh luận gay gắt đầu tiên, Tổng thống Trump và ông Biden sẽ có cuộc đối đầu cuối cùng vào ngày 22.10. Đây là cơ hội quan trọng để ông Trump thu hẹp khoảng cách với đối thủ được cho là đang chiếm ưu thế.
Ông Trump đang chuẩn bị kỹ càng cho buổi tranh luận cuối cùng với đối thủ (ảnh: NY Times)
Tới ngày 3.11, bầu cử tổng thống Mỹ mới chính thức diễn ra, nhưng hơn 30 triệu dân Mỹ đã đi bỏ phiếu sớm. Đa số các cuộc thăm dò gần đây cho thấy, ông Trump đang bị ông Biden dẫn trước về tỷ lệ người ủng hộ. Tuy nhiên, khoảng cách là không lớn và Tổng thống Mỹ vẫn còn cơ hội.
Theo New York Times, đội ngũ cố vấn tranh cử đang gấp rút chuẩn bị cho ông Trump trong lần đối đầu quyết định với ông Biden. Họ liên tục thúc giục ông Trump không nên ngắt lời ông Biden quá nhiều, tránh khiến cử tri theo dõi khó chịu.
Trong cuộc tranh luận lần thứ nhất, có lúc ông Biden đã gắt lên với Tổng thống Mỹ rằng: "Ông im đi có được không".
Dự kiến, Tổng thống Trump sẽ có màn công kích kịch liệt vào các giao dịch kinh doanh "mờ ám" đang bị điều tra của cha con ông Biden.
"Tôi đã nói với Tổng thống rằng, để có một cuộc tranh luận thành công, ông ấy cần bình tĩnh và tránh đưa ra những phát biểu xúc phạm", Brett O'Donnell - chuyên gia tư vấn tranh cử của đảng Cộng hòa - cho biết.
"Ông Trump sẽ công kích nhưng cũng không đi quá sâu vào vụ việc của con trai ông Biden. Người Mỹ quan tâm đến gia đình họ hơn là gia đình Biden, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát như hiện nay", ông O'Donnell nói thêm.
Theo hãng tin Fox, nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa đã đề nghị ông Trump lắng nghe ý kiến của các cố vấn trong lúc "dầu sôi lửa bỏng".
Trong lần tranh luận đầu tiên, Tổng thống Trump đã liên tục ngắt lời ông Biden (ảnh: CNN)
Về phía đối thủ của ông Trump, cựu Phó Tổng thống Mỹ Biden đã nhờ ông Obama ra mặt để thay mình vận động tranh cử tại một số bang "chiến địa". Ông Biden sẽ tận dụng thời gian này để chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc tranh luận vào tối 22.10 theo giờ Mỹ.
"Khi ông ấy xuất hiện và đưa ra những lời nói dối, tôi sẽ nắm được và phản công", ông Trump tiết lộ về chiến thuật tranh luận với ông Biden.
Các cố vấn tranh cử cho ông Biden cũng nhấn mạnh rằng, ông cần phải giữ bình tĩnh và tránh bị rối loạn khi tức giận nếu Tổng thống Trump liên tục công kích chuyện "cái laptop của Hunter Biden".
Chiếc laptop của con trai ông Biden hiện đã bị FBI thu giữ để điều tra về cáo buộc thu lợi bất chính từ Nga, Trung Quốc.
Trước đó, hôm 21.10, ông Trump đã có 2 cuộc họp với các cố vấn tranh cử để chuẩn bị đối sách trong buổi tranh luận cuối cùng. Các trợ lý đã đã giúp ông Trump liệt kê các chủ đề có thể công kích ông Biden trong một danh sách, theo New York Times.
Theo ông O'Donnell, Tổng thống Trump nên tiết chế cảm xúc và để ông Biden trình bày rõ ràng trong buổi tranh luận. Việc ông Trump liên tục ngắt lời đối thủ có thể đã khiến người xem quên mất những phát biểu sai mà ông Biden đưa ra.
"Trong buổi tranh luận đầu tiên, tôi cho rằng không ai làm tốt hơn người còn lại", ông O'Donnell nhận xét.
"Tôi đã đề nghị Tổng thống nói đúng trọng tâm những điều mà cử tri muốn ông làm cho họ. Ông ấy nên nói về vấn đề tái thiết nền kinh tế Mỹ trong đại dịch. Nói về kinh tế thì tốt cho ông Trump hơn là về phản ứng với dịch bệnh hay gia đình ông Biden", Brad Todd - chiến lược gia tranh cử của đảng Cộng hòa - nhận xét.
Bầu cử Mỹ: Cử tri lớn tuổi "rời bỏ" Trump, Biden đắc lợi Ứng cử viên của đảng Dân chủ đã thu hút những người cao tuổi bằng cách thể hiện mình là một nhà lãnh đạo ổn định, có năng lực, nghiêm túc lắng nghe các nhà khoa học và phát triển một kế hoạch quốc gia để chống lại đại dịch Covid-19. Ông Biden được cho là đang chiếm được cảm tình của các...