Cơ hội cho thí sinh cận điểm sàn
Ngày 17.7, tại buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề ‘Điểm sàn và sự lựa chọn của thí sinh’, các chuyên gia đã đưa ra những lưu ý quan trọng cho thí sinh khi các trường công bố điểm sàn xét tuyển.
Đại diện các trường tham gia tư vấn tại Báo Thanh Niên ngày 17.7 – ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Chương trình được trực tuyến ở các địa chỉ thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Theo tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, năm nay trừ nhóm ngành sư phạm, các trường ĐH khác được xác định điểm sàn dựa vào các yếu tố như số thí sinh (TS), mức điểm đạt cho 3 tổ hợp, chỉ tiêu xét, tỷ lệ TS đạt mức điểm trên tổng số chỉ tiêu.
PGS-TS Nguyễn Minh Hà, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM, cho rằng TS có điểm thi gần điểm sàn nên chọn thêm nguyện vọng khác vào ngành ít cạnh tranh hơn ở trường khác hoặc thêm ngành khác ít cạnh tranh hơn tại trường mình đã đăng ký. Khi đó cơ hội trúng tuyển sẽ cao hơn.
Theo thạc sĩ Huỳnh Tổ Hạp, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, sự chênh lệch giữa điểm sàn và điểm chuẩn có sự khác nhau giữa các trường. Trường ĐH Sài Gòn năm trước điểm sàn là 16, 17 nhưng điểm chuẩn thấp nhất là 17,5 và 18. Có trường điểm chuẩn lại sát với điểm sàn. Sự chênh lệch này phụ thuộc nhiều yếu tố và mỗi năm khác nhau. Nếu TS có mức điểm ngang sàn hoặc trên sàn một chút thì nên giữ nguyên nguyện vọng cũ, bổ sung một vài nguyện vọng để tránh sự xáo trộn và tăng thêm cơ hội.
Lưu ý các phương thức đào tạo khác nhau
Theo tiến sĩ Lý, năm trước có TS đã đăng ký vào một ngành học nhưng quên mất hình thức đào tạo của ngành này. Như ngành công nghệ sinh học của trường có hệ đại trà, chất lượng cao, liên kết quốc tế. Mỗi hình thức đào tạo có điểm sàn và điểm chuẩn khác nhau. Kinh nghiệm cho thấy ở các trường chương trình chất lượng cao có điểm chuẩn thấp hơn đại trà.
Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cũng cho rằng: “Khi điều chỉnh nguyện vọng, TS cần đọc kỹ thông báo tuyển sinh của các trường. Hiện nay có trường xét tuyển theo chuyên ngành, có trường theo ngành, nhóm ngành. Hình thức đào tạo thì có đại trà, chất lượng cao, nên TS phải cẩn thận”.
Video đang HOT
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cũng lưu ý hiện nay TS chỉ được phép xét theo ngành, không được phép xét theo chuyên ngành. Nhưng các trường công bố điểm theo chuyên ngành, nhóm ngành. Nếu một trường cùng một mã ngành nhưng công bố nhiều chuyên ngành thì phải căn cứ vào đó để nộp hồ sơ, không lỡ đi nguyện vọng. Cũng đừng vội xét tuyển ngay mà nên suy nghĩ cẩn trọng. TS cần theo dõi thông tin trên các báo hằng ngày để có điều chỉnh chính xác vì đã điều chỉnh thì không có cơ hội điều chỉnh nữa.
Điểm chuẩn sẽ cao hay thấp ?
Ở Trường ĐH Mở TP.HCM, chỉ tiêu các ngành ngôn ngữ năm nay đều tăng. Điểm chuẩn các ngành này năm ngoái tương đối cao, năm nay sẽ giảm nhiều vì phổ điểm thấp hơn trong khi chỉ tiêu tăng lên. Năm nay điểm khối C cũng không cao nhưng theo đề án tuyển sinh của trường thì điểm khối C cao hơn các khối khác 1,5 điểm. Khối ngành kinh tế năm ngoái điểm chuẩn 20 – 23,5, năm nay giảm 1 – 3 điểm hoặc có thể hơn, tùy theo ngành.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết dự kiến điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin và ô tô phải từ 16 – 17 trở lên. Ngôn ngữ Anh năm ngoái điểm chuẩn 20, năm nay có thể giảm 2 – 3 điểm. Các ngành kỹ thuật xét tuyển khối D1 năm ngoái 16 – 17 thì năm nay khoảng 15 – 16. Các ngành kinh tế và ngôn ngữ sẽ khoảng 16 – 17. Riêng ngành dược điểm sàn 18, điểm chuẩn có thể 18 – 20 điểm.
Còn thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho rằng điểm trúng tuyển ngành cơ điện tử, tự động hóa và cơ khí năm nay có thể giảm một chút. Ngành công nghệ thực phẩm điểm chuẩn dự kiến dưới 20. TS thi khối B từ 16 – 17 điểm có thể trúng tuyển vào một số ngành như công nghệ hóa, kỹ thuật môi trường… Nhóm kinh tế điểm chuẩn hằng năm 18 – 19, năm nay sẽ khoảng 17 – 18.
Theo tiến sĩ Hồ Viễn Phương, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM, điểm xét tuyển vào trường này năm nay từ 15 – 17, TS có điểm cao hơn mức này từ 1 – 1,5 điểm có cơ hội trúng tuyển vào trường.
Ở Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, điểm chuẩn có thể bằng điểm sàn hoặc nhỉnh hơn một chút. Các nhóm ngành như thú y, công nghệ kỹ thuật điểm sàn là 19 điểm. Nhóm ngành khó tuyển như công nghệ chế biến lâm sản, quản lý tài nguyên rừng, lâm học, bản đồ học từ 16 điểm.
Năm 2017, một số ngành của Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM điểm chuẩn trên sàn từ 0,5 – 1 nhưng có những ngành mức điểm chuẩn khá cao. Ngành khai thác vận tải, chuyên ngành logistic và vận tải đa phương tiện, cơ khí tự động, công nghệ thông tin… mức điểm sẽ không thấp.
Ở Trường ĐH Duy Tân, những ngành thuộc lĩnh vực xã hội nhân văn, ngôn ngữ, môi trường, điểm xét tuyển và điểm chuẩn các năm gần như giống nhau. Khối ngành du lịch và công nghệ thông tin có thể điểm sàn thấp hơn điểm trúng tuyển vì TS đăng ký tương đối nhiều.
Tại Trường ĐH Lạc Hồng, nhóm ngành có số lượng TS đăng ký đông là Đông phương học tuy lấy điểm sàn 14 điểm nhưng có thể điểm chuẩn tăng lên chút đỉnh. Ngành dược cũng có nhiều TS đăng ký; điểm xét tuyển 16 nhưng điểm chuẩn có thể cao hơn chút. Ngành cơ khí ô tô điểm sàn 15; các ngành cơ khí, tự động hóa, công nghệ thông tin có mức sàn 14 điểm. Theo dự đoán, điểm chuẩn khả năng sát với điểm sàn.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành mức điểm chuẩn dự kiến cao hơn điểm sàn 0,5 – 1 điểm.
Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn các khối ngành liên quan đến quản trị kinh doanh lấy điểm sàn từ 14 điểm. Dự đoán điểm chuẩn cao hơn điểm sàn từ 0,5 – 1 điểm.
Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn: tổng điểm 3 môn 10 điểm.
Theo thanhnien.vn
Đại học Luật TP HCM công bố kết quả sơ tuyển
Trường đã sơ tuyển được hơn 4.400 thí sinh và các em sẽ tham gia làm bài kiểm tra năng lực vào sáng 19/7.
Tối 15/7, Đại học Luật TP HCM công bố kết quả xét tuyển sơ bộ theo đề án tuyển sinh riêng, với 4.419 thí sinh vượt qua giai đoạn sơ tuyển.
Giai đoạn 1, trường căn cứ vào điểm thi THPT quốc gia năm 2018 của thí sinh (chiếm tỷ trọng 60% điểm trúng tuyển) và điểm học bạ trong 3 năm học THPT (chiếm tỷ trọng 10% điểm trúng tuyển).
Điểm xét tuyển (đã bao gồm điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng) của các tổ hợp là khác nhau đối với từng ngành mà thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Số điểm tối thiểu phải đạt được như sau:
Sau khi tính điểm theo công thức 10% điểm học bạ cộng 60% điểm thi THPT quốc gia thì điểm tối thiểu thí sinh cần đạt để vượt qua giai đoạn 1 là:
Chỉ những thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển mới được trường thông báo tham gia làm bài kiểm tra năng lực ở bước 2 (chiếm 30% còn lại) vào sáng 19/7.
Nội dung bài kiểm tra gồm 4 nhóm kiến thức: kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, kiến thức xã hội tổng hợp, kiến thức về pháp luật và tư duy logic, khả năng lập luận. Bài thi gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm, làm trong 75 phút.
Năm nay, Đại học Luật TP HCM có 1.900 chỉ tiêu (tăng 300 so với năm ngoái) với các ngành Luật, Quản trị - Luật, Luật Thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh - chuyên ngành Anh văn pháp lý.
Điểm chuẩn Đại học Luật TP HCM năm 2017.
Điểm chuẩn năm 2017 của trường cao nhất ở ngành Luật Thương mại quốc tế với 24,7; thấp nhất là Quản trị kinh doanh với 20 điểm ở tất cả tổ hợp.
Mạnh Tùng
Theo vnexpress.net
Biết điểm thi rồi thì làm gì? Nếu muốn đỗ đại học, thí sinh cần lưu ý 8 điều sau! Khi biết được điểm thi THPT quốc gia, các thí sinh cần phải theo dõi và cân nhắc xem có nên thay đổi nguyện vọng xét tuyển hay không? Cần lưu ý những gì nếu muốn thay đổi nguyện vọng xét tuyển? Sau khi điểm thi THPT quốc gia 2018 được công bố, nhiều thí sinh và phụ huynh khá lo lắng vì...