Cô hiệu trưởng và sáng kiến giáo viên giúp học trò nghèo
Với sáng kiến “Mỗi thầy cô giáo giúp đỡ 1 học sinh nghèo” của cô Minh Huyền, tình trạng HS bỏ học đã giảm hắn. Cũng nhờ vậy, phong trào thi đua học tốt, dạy tốt được khơi dậy, góp phần xây dựng thành công trường chuẩn quốc gia ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An).
Sinh ra ở miền núi cao Quỳ Châu (Nghệ An), từ nhỏ Nguyễn Thị Minh Huyền đã nuôi ước mơ trở thành cô giáo, đưa con chữ đến với trẻ em ở những bản làng heo hút của vùng cao này. Năm 1989, tốt nghiệp Trường Trung cấp sư phạm Miền núi Nghệ An, cô Huyền được phân công về công tác tại Trường Tiểu học Châu Bình 1 ở xã Châu Bình, một trong những xã nghèo và khó khăn nhất của huyện Quỳ Châu. Với những đóng góp nổi trội của mình, sau 2 năm công tác, cô Minh Huyền được đề bạt làm phó hiệu trưởng nhà trường.
Nhận thấy tố chất gây dựng phong trào nơi cô giáo trẻ này, năm 2003, Phòng GD-ĐT Quỳ Châu đã bổ nhiệm cô giữ chức vụ hiệu trưởng Trường Tiểu học Châu Bình 4 – ngôi trường vùng sâu, vùng xa thuộc hiện khó khăn nhất của huyện. Đứng trước nhiều thử thách, không ít người lo lắng bởi người giáo viên (GV) trẻ, sức vóc nhỏ nhắn ấy bám trụ thế nào giữa bộn bề khó khăn. Đáp lại tình cảm của mọi người, cô chỉ cười: “Càng khó khăn, càng có cơ hội để rèn luyện ý chí, bản lĩnh và tâm huyết của GV vùng cao”.
Cô Nguyễn Thị Minh Huyền (bên trái) trao đổi với đồng nghiệp.
Về trường mới, điều đầu tiên vị hiệu trưởng này xác định phải làm ngay là khơi dậy niềm đam mê, tâm huyết với nghề của đội ngũ GV. Cô cùng tập thể lãnh đạo nhà trường phối hợp với tổ chức công đoàn phát động các phong trào thi đua; xây dựng các cơ chế kích cầu trong hoạt động giáo dục. Một trong những khó khăn lớn nhất, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động dạy và học ở đây là tình trạng học sinh (HS) bỏ học. Một phần vì đường xá xa xôi, đi lại khó khăn, phần vì hoàn cảnh gia đình các em đều nghèo, và quan trọng hơn là nhận thức chưa đúng của các bậc phụ huynh đối với việc học tập của con em mình.
Bởi vậy, với cương vị hiệu trưởng nhà trường, bên cạnh thay đổi cơ chế, phương pháp giáo dục để kéo các em tới lớp, cô Huyền đến từng bản, vào từng nhà vận động HS quay trở lại lớp học. Với việc xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa nhà trường và các tổ chức chính trị, xã hội địa phương, sự nghiệp giáo dục tại xã khó khăn này nhận được nhiều hơn sự quan tâm cả về vật chất và tinh thần của các cấp chính quyền và Hội cha mẹ HS… Nhờ vậy, chất lượng giáo dục của trường đã có những chuyển biến vượt bậc, tình trạng HS bỏ học giảm dần qua từng năm.
Video đang HOT
Với phong trào “Mỗi thầy cô giáo giúp đỡ 1 học sinh nghèo”, tình trạng học sinh bỏ học đã giảm đáng kể, góp phần đưa Trường Tiểu học Châu Hội 1 vươn lên đạt chuẩn quốc gia.
Công tác dạy và học ở Trường Tiểu học Châu Bình 4 dần đi vào quỹ đạo thì cô Nguyễn Thị Minh Huyền nhận được quyết định điều chuyển tới Trưởng Tiểu học Châu Hội 1. Đây là ngôi trường có cơ sở vật chất thiếu thốn vào bậc nhất huyện. Trường có nhiều điểm lẻ nằm rải rác, có khi cách xa cả buổi đường rừng. Tỷ lệ HS bỏ học luôn ở mức cao và chất lượng giáo dục luôn ở tốp “đội sổ”.
Lần này, đọc được nỗi lo lắng hiện trên khuôn mặt người thân và những đồng nghiệp, cô lại tự động viên mình: “Cấp trên có tin tưởng mới giao cho mình”. Cô Minh Huyền tâm sự: “90% HS của trường thuộc diện hộ nghèo. 4 năm trước, năm nào cũng có HS bỏ học vì nghèo đói. Nhìn các em đi học trong đói rách và thiếu thốn đủ bề, thương lắm”.
Tình yêu nghề và tình cảm của một người mẹ đã thôi thúc cô phải làm gì đó để giúp các em, để con đường đến với con chữ của học trò nghèo nơi đây bởi gian nan, gập ghềnh hơn. Được sự nhất trí cao từ tập thể, giáo viên nhà trường, một cuộc vận động lớn đã diễn ra ngay tại ngôi trường khó khăn, thiếu thốn nhất nhì huyện này.
Cứ vào đầu năm học, mỗi cán bộ, GV trong trường lại đăng ký giúp đỡ một vài em HS có hoàn cảnh khó khăn nhất. Sự giúp đỡ của các thầy cô giáo có thể tùy theo khả năng, có thể là phụ đạo cho các em ngoài giờ lên lớp, mua sách vở, quần áo khi năm học mới bắt đầu, đưa đón học sinh tới trường hay nấu cơm trưa cho các em…
“Dù cuộc sống của GV vùng cao chưa hết khó khăn, nhưng bằng cái tâm với nghề, cái tâm của một người mẹ, người cha, các thầy cô giáo nơi đây đang làm đủ mọi cách để kéo các em tới lớp. Sau 4 năm thực hiện, có thể nói là cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo giúp đỡ một em học sinh nghèo” của trường đã có những thành công lớn. Tình trạng HS bỏ học giảm hẳn, năm 2010, Trường Tiểu học Châu Hội 1 được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Đó là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực không mệt mỏi của tập thể cán bộ, GV của trường”, cô Huyền tâm sự.
Không những có nhiều sáng kiến trong việc xây dựng phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, kinh nghiệm giải quyết tình trạng HS bỏ học, hiệu trưởng Nguyễn Thị Minh Huyền còn có 2 sáng kiến về “Nâng cao chất lượng đội ngũ trong xây dựng trường chuẩn quốc gia” và “Huy động xã hội hóa giáo dục ở địa phương vùng khó” được các cơ quan quản lý giáo dục xếp hạng. Những sáng kiến, kinh nghiệm này đã được phổ biến rộng rãi tại các trường khó khăn trên địa bàn toàn huyện.
Hoàng Lam
Theo dân trí
Đà Nẵng sẽ có Trường Đại học Kỹ thuật Y dược
Ngày 29-9, Đoàn công tác liên bộ có buổi làm việc với Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế II (CĐKTYTII) về việc thẩm định đề án phát triển Trường CĐKTYTII thành Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng (ĐHKTYDĐN).
Đây là niềm vui không chỉ đối với thầy và trò Trường CĐKTYTII mà còn là tín hiệu tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Y, góp phần vào việc phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội TP Đà Nẵng và khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Vì sao cần phải có Trường ĐHKTYDĐN?
Báo cáo với đoàn công tác liên bộ, ông Nguyễn Khắc Minh, hiệu trưởng Trường CĐKTYTII viện dẫn, quan điểm của Đảng về chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020 có nhấn mạnh việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao, tăng cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và một số chuyên khoa (cận lâm sàng, y tế dự phòng, nhi, truyền thông và tư vấn sức khỏe...). Thực tiễn hệ thống các trường đại học đào tạo y dược và kỹ thuật y tế cả nước nói chung và đặc biệt là khu vực miền Trung - Tây Nguyên còn mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là ngành kỹ thuật y và dược đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân.
Xuất phát từ quy hoạch và phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng năm giai đoạn 2006-2020 của Chính phủ, của Bộ GD-ĐT và ngành Y tế, xác định Đà Nẵng là thành phố loại I trực thuộc T.Ư, trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa lớn, việc thành lập ĐHKTYDĐN sẽ tạo nguồn nhân lực, góp phần tích cực vào việc phát triển chung của thành phố và khu vực.
Mô hình Dự án cơ sở II Trường ĐHKTYDĐN trên địa bàn Q. Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)
Từ nhu cầu thực tiễn đặt ra, việc thành lập Trường ĐHKTYDĐN trực thuộc Bộ y tế là một yêu cầu cấp thiết và phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống. Khi hình thành và phát triển, ĐHKTYDĐN sẽ đào tạo cán bộ y tế chuyên ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật Y học và Dược ở các bậc học trung cấp, cao đẳng và đại học phát triển quy mô và nâng cao chất lượng để phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Ngoài ra, trường còn nghiên cứu khoa học y học, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo, xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, xây dựng cơ cấu tổ chức đáp ứng quy mô và nhu cầu đào tạo.
Chuẩn bị những gì cho lộ trình lên đại học ?
Theo chân Đoàn công tác liên bộ kiểm tra thực tế cơ sở vật chất, chúng tôi nhận thấy, Trường CĐKTYTII có sự đầu tư, chuẩn bị nghiêm túc cho đề án phát triển lên đại học. Ông Trần Văn Hưng, Phó hiệu trưởng nhà trường giới thiệu rất kỹ các chuyên khoa đào tạo và trang thiết bị hiện có. Theo đó, Trường hiện đang đào tạo 5 khoa (điều dưỡng, kỹ thuật y học, y học, dược và các bộ môn trực thuộc) với 181 CBCNV. Ngoài giáo viên của trường, trong quá trình đào tạo, trường còn mời 27 thính giảng viên (3 giáo sư, 9 phó giáo sư và 15 tiến sĩ) đến từ Bệnh viện T.Ư Huế, ĐH Y dược Huế, Bệnh viện C và Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng thính giảng.Theo Ban giám hiệu (BGH) Trường CĐKTYTII, cách đây 3 năm, được sự thống nhất về chủ trương của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, Trường CĐKTYTII đã có sự chuẩn bị tích cực cho việc nâng cấp lên bậc đại học. Ngày 30-10-2009, Bộ y tế ban hành Quyết định số 4156/QĐ-BYT về việc phê duyệt dự án "Cải tạo, mở rộng trường CĐKTYTII" có tổng diện tích 1.528m2, tại số 99-Hùng Vương (TP Đà Nẵng) với tổng mức đầu tư hơn 85 tỷ đồng, trong đó có 3 hạng mục quan trọng là: Xây mới Trung tâm Chẩn đoán Y khoa 6 tầng và Trung tâm Bảo trì và Kiểm định trang thiết bị y tế 5 tầng. Cải tạo, nâng cấp hệ thống kỹ thuật hạ tầng: sân vườn, đường nội bộ, cấp thoát nước ngoài nhà. Tiếp đến, ngày 18-11-2011, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4354/QĐ-BYT về việc phê duyệt dự án "Xây mới Cơ sở 2 Trường CĐKTYTII" tại địa bàn Q. Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) với tổng mức đầu tư hơn 172 tỷ đồng, huy động từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác của chủ đầu tư. Theo đó, ngày 13-6-2012, UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định số 4656/QĐ-UBND về việc thu hồi đất có diện tích 100.710m2 tại P. Hòa Quý và P. Hòa Hải (Q. Ngũ Hành Sơn) giao cho Trường CĐKTYTII quản lý, đầu tư xây dựng Trường ĐHKTYDĐN.
Hiện nhà trường đã đầu tư nhiều trang thiết bị giảng dạy hiện đại như: Hệ thống máy khuyết đại chuỗi gen định lượng (hơn 1,3 tỷ đồng), hệ thống máy CT 02 lát Siemmens (hơn 4,6 tỷ đồng), máy siêu âm màu 4 chiều (hơn 1 tỷ đồng)... Theo lộ trình đề án phát triển ĐHKTYDĐN, từ năm 2012 đến năm 2017, kiện toàn bộ máy quản lý, nâng tổng số cán bộ, giảng viên cơ hữu lên 350 người, chiêu sinh mỗi năm 4.500 sinh viên, nâng cấp cơ sở I và II đáp ứng công tác giảng dạy và nguyên cứu. Từ 2018 - 2021, tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý, hoàn thiện các khoa phòng chuyên môn, nâng tổng số giảng viên lên 450 người, chiêu sinh mỗi năm 4.500 sinh viên, đào tạo nâng cao trình độ mỗi năm 4 đến 5 tiến sĩ.
Theo VNE
Vị giáo sư Pháp "200% Việt Nam" Từ ngày 23/8 đến 9/9/2012, trong chuyến đi xuyên Việt kéo dài hơn nửa tháng, GS Odon Vallet và ông bà Trần Thanh Vân đã trao từng suất học bổng đến tận tay các bạn trẻ tại TPHCM, Đà Lạt, Đà Nẵng, Huế, Đồng Hới, Vinh, Hà Nội... Một chuyến đi nhiều ngày như thế thật chẳng dễ dàng gì ngay cả đối...